meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những cổ phiếu đứng ngoài “cuộc vui” giai đoạn vừa qua có thể vươn lên dẫn dắt thị trường

Thứ hai, 26/06/2023-15:06
Thực tế, rất khó dự báo chính xác về xu hướng của thị trường cũng như diễn biến của các cổ phiếu trong tương lai. Nhưng không loại trừ khả năng những cổ phiếu đứng ngoài cuộc vui giai đoạn vừa qua có thể vươn lên dẫn dắt thị trường.

Theo Nhịp sống thị trường, sau 4 phiên tăng điểm liên tiếp, chỉ số VN-Index đã leo lên trên mốc 1.129 điểm, đây là mức cao nhất trong vòng 9 tháng qua. Nhìn rộng hơn, chỉ số chính đã có 4 tuần tăng điểm liên tiếp. Ngoài một số quãng nghỉ ngắn, gần như thị trường chưa trải qua một nhịp điều chỉnh thực sự rõ rệt nào kể từ khi bắt đầu đi lên vào cuối tháng 4.

Trong bối cảnh đó, hàng loạt cổ phiếu đã tranh thủ bứt phá, thậm chí vượt đỉnh lịch sử. Mức tăng từ hàng chục phần trăm đến bằng lần chỉ sau vài tháng không hiếm, đặc biệt là ở nhóm midcap và penny. Trong khi đó, không ít tên tuổi lớn vẫn “ngụp lặn” quanh vùng đáy nhiều tháng, một số khác mới bắt đầu “nóng máy”.

Trước tiên phải kể đến cổ phiếu VIC của Vingroup - cái tên từng có khoảng thời gian dài dẫn đầu toàn sàn chứng khoán về vốn hóa. Tính từ đầu năm, VIC gần như lặng sóng ngoại trừ một vài nhịp tăng ngắn ngủi. Hiện tại, cổ phiếu này vẫn đang giao dịch quanh vùng đáy 5 năm cùng với mức vốn hóa xấp xỉ 200.000 tỷ đồng, chỉ bằng chưa đến một nửa so với thời kỳ đỉnh cao.


Diễn biến cổ phiếu VIC
Diễn biến cổ phiếu VIC

Tương tự, cổ phiếu VJC của Vietjet cũng đang “ngụp lặn” quanh vùng đáy 5 năm với mức vốn hóa xấp xỉ 50.000 tỷ đồng. Con số này cũng chỉ bằng một nửa so với mức đỉnh mà hãng hàng không này từng đạt được vào hồi tháng 3/2018, tức chỉ khoảng hơn 1 năm sau khi niêm yết trên sàn chứng khoán.

Diễn biến của cổ phiếu này chịu áp lực lớn đến từ tình hình khó khăn chung của ngành hàng không trong suốt 3 năm qua. Mặc dù lượng khách du lịch nội địa đang phục hồi khả quan nhưng lượng khách quốc tế vẫn rất khiêm tốn so với thời điểm trước đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, giá nhiên liệu leo cao cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.


Diễn biến cổ phiếu VJC
Diễn biến cổ phiếu VJC

Cổ phiếu SAB của Sabeco cũng trong tình trạng không khá khẩm hơn. Cụ thể, cổ phiếu của “đại gia” ngành bia này đã mất gần 20% thị giá sau 3 tháng và rơi xuống vùng đáy 1 năm. Vốn hóa còn khoảng 100.000 tỷ đồng, tương đương một nửa so với đỉnh vào cuối tháng 11/2017 0 thời điểm Thaibev của tỷ phú Thái Lan “mạnh tay” chi 5 tỷ USD để thâu tóm.

Một số mới bắt đầu “nóng máy”?

Cổ phiếu VNM của Vinamilk sau khi trôi về vùng đáy một năm vào trung tuần tháng 6, đã có dấu hiệu “nóng máy” trở lại khi dòng tiền liên tục đẩy vào. Theo đó, cổ phiếu đầu ngành sữa tăng mạnh 3 phiên liên tiếp lên lên mức cao nhất trong vòng hơn 1 tháng. Vốn hóa tương ứng tăng 7.500 tỷ lên hơn 144.400 tỷ đồng. Dù vậy, con số này vẫn thấp hơn tới 405 so với đỉnh và 15% so với hồi đầu năm.

Mặc dù hồi phục mạnh trong thời gian gần đây nhưng con đường tìm lại thời kỳ đỉnh cao của Vinamilk dường như vẫn còn nhiều thách thức. VCBS cho rằng, năm 2023 tiếp tục là năm thách thức đối với doanh nghiệp đầu ngành sữa này khi mảng nội địa suy giảm do bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, trong khi tăng trưởng tại các thị trường xuất khẩu không đủ để bù đắp lại. Dù vậy, công ty chứng khoán này vẫn kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của VNM sẽ tích cực trong nửa cuối năm nhờ hưởng lợi từ xu hướng giá nguyên liệu đầu vào đã giảm mạnh so với năm ngoái.


Diễn biến cổ phiếu VNM
Diễn biến cổ phiếu VNM

Tương tự, mã BVH của Bảo Việt cũng có dấu hiệu muốn nhập cuộc sau thời gian dài đứng ngoài “bữa tiệc” chứng khoán. Theo đó, sau giai đoạn “chật vật” quanh vùng đáy 32 tháng, BVH gần đây đã bắt đầu hồi phục, đặc biệt là trong phiên cuối tuần trước khi bất ngờ tăng mạnh đi kèm với thanh khoản cao. Dù vậy, mức thị giá của BVH hiện tại vẫn thấp hơn so với đầu năm chưa chưa tính đến thời kỳ đỉnh cao.

Ngoài triển vọng vẫn khả quan của ngành bảo hiểm, BVH còn được hưởng lợi nhất định từ nền lãi suất ở mức cao. Được biết, danh mục đầu tư của BVH có đến 64% giá trị là tiền gửi ngân hàng nhiều kỳ hạn. Lãi suất ngân hàng ở mức tăng cao được cho sẽ là bộ đệm tốt góp phần cải thiện lợi suất đầu tư của cổ phiếu này. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng, lãi suất đang có dấu hiệu hạ nhiệt sau các động thái của Ngân hàng Nhà nước thời gian gần đây dù mức độ giảm còn khá chậm.

Sớm hơn, từ cuối tháng 5, cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động đã phát tín hiệu trở lại cuộc đua sau khi trôi về vùng đáy 30 tháng. Dù vậy, mức tăng 13% trong vòng 1 tháng có thể được coi như là mới làm nóng sau khi giảm tới hơn 50% từ đỉnh. Vốn hóa tương ứng ở mức 62.700 tỷ đồng, vẫn kém xa so với thời đỉnh cao từng lọt câu lạc bộ 100.000 tỷ.

Có thể thấy, sức mua giảm cùng với cuộc chiến giá rẻ chưa có hồi kết vẫn đang gây áp lực không nhỏ đến tình hình kinh doanh của Thế Giới Di Động. Doanh thu 5 tháng đầu năm của doanh nghiệp này đã giảm 21% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, một vài tín hiệu tích cực đã xuất hiện, có thể kể đến như việc Quốc hội đã thông qua giảm thuế 2% thuế VAT từ ngày 1/7 đến cuối năm 2023.


Diễn biến cổ phiếu MWG
Diễn biến cổ phiếu MWG

Trên thực tế, rất khó có thể dự báo chính xác về xu hướng của thị trường cũng như diễn biến của các cổ phiếu trong tương lai. Nhưng không loại trừ khả năng những cổ phiếu trên có thể vươn lên dẫn dắt thị trường hoặc trở thành trụ đỡ trong các nhịp điều chỉnh khi chỉ số VN-Index đi vào các vùng kháng cự mạnh trong thời gian tới.

Theo các chuyên gia, xu hướng của thị trường hiện tại vẫn khá tích cực. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng không nên hưng phấn “thái quá” mà cần giữ cái đầu “tỉnh táo” khi thị trường đã ghi nhận một nhịp tăng mạnh gần 100 điểm trong vòng 1 tháng vừa qua. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

TS. Nguyễn Văn Đính: Đang có hiện tượng độc quyền nguồn cung nhà ở

TP. HCM: Siêu dự án phức hợp gần tỉ USD của "ông lớn" Lotte đã có phương án kiến trúc

Quảng Nam: Khu đô thị xanh Anvie rục rịch tái khởi động sau nhiều biến cố

Tin mới cập nhật

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

17 giờ trước

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

20 giờ trước

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

1 ngày trước

Giá là tác nhân chính khiến người mua nhà phía Nam ngại “xuống tiền”

1 ngày trước

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

1 ngày trước