meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chứng khoán VCBS tiết lộ nhóm cổ phiếu có thể “nổi sóng” vào quý 4/2023

Thứ tư, 21/06/2023-14:06
Trong báo cáo cập nhật mới đây, VCBS tự tin ngành cá tra đang quay trở lại đợt “sóng” phục hồi từ quý 4 năm 2023.

Theo Nhịp sống thị trường, trong những tháng đầu năm 2023, sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu cá tra đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, đồng thời giảm ở nhiều thị trường, chủ yếu do những khó khăn như nhu cầu yếu, vận tải tắc nghẽn cũng như chính sách Zero Covid tại Trung Quốc vẫn chưa chấm dứt.

Trong báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán VCBS tự tin cho rằng ngành cá tra đang quay trở lại đợt “sóng” phục hồi từ quý 4 năm 2023. Theo đó, VCBS dự báo nhu cầu cá tra sẽ phục hồi ở thị trường Mỹ và Trung Quốc trong nửa cuối năm. Lạm phát tại Mỹ đang dần hạ nhiệt nhờ vậy có thể kích thích tiêu dùng tại thị trường này. Bên cạnh đó, thời điểm cuối quý 2 là kỳ tích trữ kho của các nhà bán lẻ tại Mỹ để phục vụ cho mùa cao điểm lễ hội cuối năm. Đây là những động lực để giá cá tra tăng tại khu vực Bắc Mỹ. 

Đối với thị trường Trung Quốc, bắt đầu xuất hiện hiện tượng thiếu nguồn cung cá tra giống và cá tra nguyên liệu do các doanh nghiệp bắt đầu tăng công suất. Cộng thêm việc nền kinh tế Trung Quốc đang cho thấy dấu hiệu hồi phục, nhiều khả năng thị trường cá tra sẽ được tạo động lực để tăng trưởng trở lại.


 
 

Không chỉ vậy, áp lực vận tải cũng dần hạ nhiệt khi hiện tượng tắc cảng đầu năm đã được giải tỏa dần và sắp chấm dứt. Nguồn cung tàu và container đang ở trạng thái dư cung, việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang các nước phương Tây sẽ thuận lợi hơn trong năm 2023.


 
 

Đưa ra dự phóng về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đầu ngành, VCBS cho rằng, CTCP Nam Việt (ANV) đang duy trì ổn định các đơn hàng, đảm bảo 100% công suất cho đến hết tháng 6/2023. Sau khi kết quả của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 19 được công bố, công ty sẽ lên kế hoạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ mạnh mẽ hơn và bán được sản phẩm của đạo của doanh nghiệp với giá gấp đôi so với các thị trường cũ, qua đó giúp biên lợi nhuận của công ty được cải thiện trong tương lai.

Bên cạnh đó, ANV cũng kỳ vọng giá tại thị trường Trung Quốc sẽ được cải thiện khi nguồn hàng tồn kho cạn dần cũng như tiêu dùng được cải thiện khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi trở lại. Theo VCBS, công ty đã kết nối được một tập khách hàng mới ở Trung Quốc, đồng thời lên kế hoạch tăng trưởng doanh thu 35% tại nước này.


 
 

Đối với mảng Collagen và Gelatin (C&G), sau khi hoàn thành giai đoạn 1 cho nhà máy Amicogen, Nam Việt dự định sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 và 3 nhằm nâng công suất từ 780 lên 1.200 và 2.400 tấn/năm. Do đây mới chỉ là bước đầu khai thác mảng C&G nên ANV được kỳ vọng sẽ còn có nhiều dư địa để mở rộng biên lợi nhuận cho mảng này. Chứng khoán VCBS dự phóng mảng C&G sẽ đem về doanh thu và lợi nhuận cho AVN lần lượt là 85 tỷ và 4,25 tỷ đồng trong năm 2023.

Với mảng điện, mặc dù dự án điện mặt trở bì lùi lại do vướng mắc chính sách của nhà nước, nhưng nếu được chính phủ phê duyệt vào năm 2025, dự kiến doanh thu mảng điện mặt trời sẽ đạt 628 tỷ VND (tăng 436% so với năm 2024), nhờ cải thiện được công suất lưới điện.

Đối với CTCP Vĩnh Hoàn (VHC), trước tình hình khó khăn tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ hay châu  u, Vĩnh Hoàn dự kiến sẽ dừng tăng giá bán, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh. Dù vậy, VHC vẫn kỳ vọng nhu cầu cá tra sẽ được phục hồi từ quý 4/2022 khi trữ lượng hàng tồn kho giảm dần, cũng như nhu cầu nhập khẩu cá sẽ được cải thiện khi các dịp lễ bên phương Tây đang tới gần.

VCBS dự phóng doanh thu và lợi nhuận gộp của công ty này trong năm 2023 sẽ đạt lần lượt là 11.498 và 1.255 tỷ đồng, tương ứng giảm 13% và 38% so với cùng kỳ năm trước.


 
 

Trong năm 2022 trước đó, “nữ hoàng cá tra” VHC đã hoàn thành nhà máy Surimi, chuyên sản xuất các loại thanh cua ăn liền, công suất của nhà máy là 5.000 tấn/năm. Dự kiến, dòng sản phẩm này sẽ đóng góp cho doanh thu sản phẩm GTGT của Vĩnh Hoàn đạt khoảng 95 tỷ đồng trong năm 2023.

Chưa dừng ở đó, VHC còn tích cực mở rộng thêm các phân khúc khác để bù đắp cho mảng cá tra đang bước vào chu kỳ giảm. Dự kiến, Nhà máy Nông sản thực phẩm Thành Ngọc sẽ cho ra mắt sản phẩm thương mại trong nửa cuối  năm nay với doanh thu dự kiến đạt được là 350 tỷ đồng cùng biên lợi nhuận gộp khoảng 15%. Bên cạnh đó, công ty cũng đang lên kế hoạch mở rộng dây chuyền sản xuất nhà máy C&G, qua đó dự kiến đem về doanh thu và lợi nhuận cho năm 2024 lần lượt là 835 và 342 tỷ đồng, biên lợi nhuận gấp đôi so với mảng cá tra.

Với mảng gạo, sau khi dự án xí nghiệp Sa Giang 3 được hoàn thành, Sa Giang đã tận dụng thương hiệu của mình để nâng cao sản lượng tiêu thụ ở cả thị trường xuất khẩu cũng như nội địa. Trong năm 2023, ban lãnh đạo VHC đưa ra kế hoạch với mức doanh thu tăng 2,5 lần lên 680 tỷ đồng.

Về diễn biến thị trường chứng khoán, với việc thị trường hồi phục trong bối cảnh thanh khoản thấp, Chứng khoán Yuanta cho rằng, thị trường có thể sẽ đi ngang với biên độ hẹp trong giao dịch tiếp theo. Dòng tiền có thể sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu và thanh khoản vẫn duy trì ở mức thấp trong các phiên tới nên nhà đầu tư ngắn hạn có thể chú ý vào diễn biến ở từng cổ phiếu. Đặc biệt, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao nên các nhà đầu tư chưa nên vội tăng mạnh tỷ trọng cổ phiếu trở lại. Đồng thời, chỉ báo tâm lý ngắn hạn có thể tiếp tục giảm cho thấy nhà đầu tư đang bi quan hơn với diễn biến của thị trường hiện tại.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Nghịch lý: Nhiều địa phương số người đăng ký mua NOXH ít hơn lượng căn hộ hiện có

5 giờ trước

Khó khăn trong huy động vốn khiến nguồn cung bất động sản sụt giảm

5 giờ trước

Được rao bán 1 tỷ đồng/m2, nhà ven Hồ Tây có dễ thanh khoản?

5 giờ trước

Mô hình bất động sản chia nhỏ: Chưa có hành lang pháp lý để bảo vệ nhà đầu tư

5 giờ trước

TP. HCM mở rộng cung đường “tử thần” để xóa điểm đen ùn tắc, tai nạn giao thông

5 giờ trước