Thị trường chứng khoán đang “ấm” dần nhưng huy động vốn qua chứng khoán vẫn ở mức thấp
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 12/6: Cổ phiếu “đổi màu” cuối phiên, VN-Index đảo chiều tăng hơn 8 điểmChuyên gia chứng khoán: Nhà đầu tư nên cảnh giác với giai đoạn tâm lý hưng phấn đi kèm thanh khoản quá cao so với mức trung bìnhNhững cách để nhận diện vùng đỉnh trong đầu tư chứng khoánChứng khoán hần hồi phục nhưng chưa đủ mạnh để hỗ trợ các đợt phát hành
heo Zingnews, thống kê đến cuối quý 1/2023 cho thấy, nhu cầu huy động vốn qua thị trường chứng khoán từ các kế hoạch phát hành của doanh nghiệp (ngoại từ Novaland và VPBank) chỉ đạt 61.000 tỷ đồng, giảm khoảng 40% so với con số thực hiện năm 2022.
Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) cho biết, huy động vốn của doanh nghiệp phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là môi trường vĩ mô và nhu cầu tự thân của doanh nghiệp có khả năng hấp thụ vốn hay không?
Giai đoạn từ năm 2022 đến nay đã chứng kiến nhiều thách thức như lãi suất cao dù đã có xu hướng giảm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp gặp khó khăn, tâm lý của nhà đầu tư còn dè dặt thể hiện qua thanh khoản sụt giảm. Bà Bình cho rằng, thị trường bắt đầu khởi sắc trong một tháng gần đây nhưng trung bình vẫn chỉ khoảng 12.000 - 13.000 tỷ đồng/phiên, cho thấy môi trường vĩ mô chưa hỗ trợ cho các đợt phát hành.
Bên cạnh đó, bà Bình còn đánh giá áp lực từ các chính sách tài chính và nền kinh tế khó khăn khiến sức khỏe của doanh nghiệp cũng đi xuống, cho thấy nhu cầu vốn trong ngắn hạn cũng như khả năng hấp thụ vốn không có nhiều.
Trên thực tế, số lượng đăng ký phát hành trên kênh chứng khoán từ đầu năm đến nay đều suy giảm. Tính đến nay, SSC mới tiếp nhận và đang xử lý 5 hồ sơ IPO và đang xem xét các hồ sơ chào bán cũng như huy động vốn khác.
Bà Bình nhấn mạnh, các con số hồ sơ này so về số lượng và giá trị thì giảm 45% so với cùng kỳ, riêng phát hành cổ phiếu ra công chúng chỉ bằng 40%.
Có thể chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song nhu cầu huy động vốn sẽ quay trở lại. Do đó, để chuẩn bị cho giai đoạn hồi phục, lãnh đạo SSC đề nghị các doanh nghiệp cần lưu ý nhiều đến vấn đề khơi thông những ách tắc và không bỏ lỡ các cơ hội.
Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán có nhiều quy định pháp lý mới về chào bán và quản trị công ty. Tuy nhiên, nhiều hồ sơ lại chưa nắm hết các quy định nên còn những điểm sai sót, dẫn đến thời gian xử lý bị kéo dài.
Thứ hai, một số doanh nghiệp hiện chưa đưa ra phương án dài hạn về kinh doanh cũng như sử dụng vốn, mà chỉ đăng ký chào bán để tận dụng sức nóng của thị trường ở từng thời điểm. Đồng thời, phương án sử dụng vốn chưa chi tiết, chưa minh bạch, đâu đó vẫn còn tiềm ẩn rủi ro cho chính cổ đông.
Lãnh đạo SSC cho biết, nhiều đợt chào bán lớn lại sử dụng vốn để mua lại cổ phiếu hoặc góp vốn vào các tổ chức khác, thậm chí doanh nghiệp chưa đại chúng nên cần kiểm định thêm về tính minh bạch.
Thứ ba, doanh nghiệp chưa đại chúng thực hiện IPO có nhiều vấn đề chưa được làm rõ như quản trị công ty, quá trình tăng vốn, góp vốn bằng tài sản khác,... tất cả đều cần được xác minh làm rõ và sẽ mất thời gian.
Cuối cùng, bà Bình khẳng định đang tích cực sửa đổi Nghị định 155, bao gồm việc quy định rõ các điều kiện, hồ sơ, thủ tục. Cơ quan này sẽ chỉnh sửa và bổ sung các vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động chào bán theo hướng giảm thủ tục hành chính, đồng thời làm rõ các nội dung trong hồ sơ để quy trình được thuận lợi nhất.
Cần có thêm giải pháp để thu hút vốn
Dưới góc nhìn của đơn vị tư vấn, Tổng giám đốc Chứng khoán SHS Vũ Đức Tiến nhấn mạnh, những quy định mới nhằm hướng đến một thị trường vốn minh bạch, hiệu quả và để giữ chân nhà đầu tư.
Vị lãnh đạo SHS cho biết, luôn ý thức trao đổi và bám sát ngay từ đầu với các đối tác về việc huy động vốn. Công ty chủ trương tìm kiếm các doanh nghiệp làm ăn tốt, kinh doanh thực sự, bản chất là kinh doanh đem lại hiệu quả cho các cổ đông của mình.
Khuyến nghị cho các đợt IPO, ông Tiến cho rằng, để huy động vốn cần phải chuẩn hóa theo đúng mô hình công ty đại chúng hoàn chỉnh, có sự giám sát của các cơ quan quản lý để giúp doanh nghiệp hoạt động minh bạch, niêm yết dễ dàng hơn.
Còn với việc huy động qua kênh trái phiếu, doanh nghiệp cần phải cân đối nguồn vốn, hệ số nợ, xác định phương án sử dụng vốn cũng như phải có đơn vị trung gian. Bên cạnh đó, vấn đề cam kết với nhà đầu tư thì “chữ tín” là điều rất quan trọng.
Còn theo ông Nguyễn Vũ Long, Chủ tịch VNDirect nhận thấy, những nút thắt trên thị trường dần được tháo gỡ nhờ những hành động quyết liệt về mặt chính sách, hạ lãi suất điều hành để kích thích dòng vốn trở lại, đẩy mạnh việc tháo gỡ các pháp lý,...
Những chính sách trong thời gian gần đây đã giúp nhà đầu tư lấy lại niềm tin trong ngắn hạn. Do đó, lãnh đạo Chứng khoán VNDirect đánh giá đây chỉ là những tín hiệu hồi phục bước đầu và thị trường cần có thêm những biện pháp khác để thu hút các nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài về mặt dài hạn.
Bà Bình cho biết thêm, đang xây dựng chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030, mục tiêu là quản lý thị trường sao cho có thể chống chọi với sức ép từ yếu tố khách quan mà vẫn có thể phát triển bền vững.
Một trong những ý tưởng của việc phát triển bền vững là không quá chú trọng đi vào tăng trưởng về số lượng lẫn quy mô, mà đi sâu vào các giải pháp hỗ trợ thị trường tăng khả năng chống chịu trước các biến động. Tiếp đến là cố gắng tạo ra các sản phẩm tốt hơn. Chẳng hạn như với thị trường phái sinh mới chỉ có một sản phẩm dễ gây nhiễu loạn nên cơ quan quản lý đang cố gắng triển khai thêm sản phẩm VN100, tiếp đến là hợp đồng tương lai với tài sản cơ sở khác, tiến tới hợp đồng quyền chọn.