meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Danh sách 10 tỷ phú tiền điện tử giàu nhất thế giới

Thứ năm, 12/05/2022-10:05
Vào năm 2021, tỷ phú tiền điện tử tăng 58,3% được thúc đẩy bởi các đổi mới Web3 và sự phát triển theo cấp số nhân của các mã thông báo không thể thay thế (NFT) và việc đạt được mức giá cao nhất mọi thời đại của nhiều loại tiền điện tử khác nhau như Bitcoin và Ethereum.

Những vị trí cao nhất trong danh sách tỷ phú trong lĩnh vực blockchain và tiền mã hóa của Forbes đều thuộc về những nhà sáng lập sàn giao dịch. Theo Forbes, trong năm 2021, lĩnh vực blockchain biến động mạnh với sự xuất hiện của xu hướng NFT, Web3 và sự tăng trưởng của Dogecoin... Nền kinh tế tiền điện tử hiện có giá trị 2 nghìn tỷ USD, đã giúp tạo ra 19 tỷ phú, nhiều hơn 7 người so với năm trước đó.

Changpeng Zhao (65 tỷ USD)


Tỷ phú Changpeng Zhao
Tỷ phú Changpeng Zhao

Zhao, 44 tuổi, là người Canada, có biệt danh CZ. Ông là nhà sáng lập và là Giám đốc điều hành Binance. Đây là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, chiếm 2/3 tổng khối lượng giao dịch tiền số trên các sàn tập trung vào năm 2021.

Changpeng Zhao được cho là sở hữu ít nhất 70% cổ phần của Binance, có giá trị khoảng 65 tỷ USD. Con số này tăng mạnh so với mức 1,9 tỷ USD năm 2020. Ngoài ra, vị tỷ phú này còn nắm giữ một số tiền mã hóa như Bitcoin, BNB. Với giá trị tài sản của mình, CZ được xếp hạng 19 trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới hiện tại.

Sam Bankman-Fried (24 tỷ USD)


Tỷ phú tiền điện tử Sam Bankman-Fried
Tỷ phú tiền điện tử Sam Bankman-Fried

Bankman-Fried, 30 tuổi là người Mỹ, là nhà sáng lập sàn giao dịch FTX. Sau khi gọi vốn thành công 400 triệu USD năm ngoái, sàn đang được định giá là 32 tỷ USD. Bankman-Fried hiện sở hữu một nửa FTX, đồng thời nắm giữ số token FTT của sàn này với giá trị ước tính khoảng 7 tỷ USD. Ông từng tuyên bố sẽ cho đi toàn bộ số tài sản của mình.

Năm ngoái, ông đã chuyển hoạt động của mình từ Hong Kong sang Bahamas, nơi được đánh giá có chính sách thông thoáng với tiền điện tử hơn. Ông là tỷ phú giàu nhất thế giới ở tuổi 30. Không chỉ vậy, vị CEO của FTX còn đứng ở vị trí 32 trong danh sách 400 người giàu nhất thế giới của Forbes (Forbes 400). 

Brian Armstrong (6,6 tỷ USD)


Brian Armstrong
Brian Armstrong

Armstrong, 39 tuổi người Mỹ, nhà sáng lập Coinbase và có công lớn trong việc đưa sàn giao dịch này trở thành công ty niêm yết, được định giá 100 tỷ USD, vào tháng 04/2021. Hiện nay giá trị vốn hóa của công ty đã giảm một nửa. Tuy nhiên, với số cổ phần là 19%, Armstrong vẫn trở thành người giàu thứ ba trong lĩnh vực tiền điện tử, với khối tài sản khoảng 6,6 tỷ USD.

Ngoài các hoạt động của công ty, Armstrong cũng đã gây chú ý với một số hành động như yêu cầu nhân viên hạn chế thảo luận chính trị ở nơi làm việc, chi 133 triệu USD mua biệt thự. Cuối tháng 3, ông từng lên tiếng chống lại luật giám sát tiền điện tử ở châu  u.

Gary Wang (5,6 tỷ USD)

Gary Wang, quốc tịch Mỹ, là đồng sáng lập và là Giám đốc công nghệ của sàn FTX. Ông sở hữu 16% cổ phần trong hoạt động kinh doanh toàn cầu của sàn, đồng thời nắm giữ một lượng token FTT trị giá khoảng 600 triệu USD.

Trước khi khởi nghiệp trong lĩnh vực tiền điện tử, Wang đã học về khoa học máy tính tại MIT, sau đó trở thành kỹ sư phần mềm tại Google và làm việc tại mảng đặt vé máy bay Google Flight.

Chris Larsen (4,3 tỷ USD)

Chris Larsen, 61 tuổi, là người đồng sáng lập và là Chủ tịch điều hành của Ripple, công ty blockchain tạo ra token XRP - tiền điện tử có giá trị vốn hóa lớn thứ 08 trên thế giới hiện nay.

Từ 12/2020 đến nay, Larsen và Ripple phải đối mặt với vụ kiện của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ, với cáo buộc công ty này đã huy động vốn qua hình thức ICO (Initial Coin Offering) bất hợp pháp. Kết quả vụ kiện nói trên được đánh giá có thể trở thành bước ngoặt cho việc phát hành token trong tương lai. Đến nay, Larsen vẫn phủ nhận cáo buộc nhắm vào công ty, tuy nhiên giá trị của XRP cũng đã giảm mạnh kể từ đó. Ông tham gia vào một số chiến dịch để kêu gọi cộng đồng Bitcoin giảm lượng khí thải carbon cho tài sản kỹ thuật số.

Cameron và Tyler Winklevoss (4 tỷ USD)


Anh em sinh đôi Cameron và Tyler Winklevoss
Anh em sinh đôi Cameron và Tyler Winklevoss

Anh em sinh đôi nhà Winklevoss, sinh năm 1981, nổi tiếng trong vụ kiện CEO Mark Zuckerberg của Meta. Bộ đôi này cho rằng Zuckerberg đã ăn cắp ý tưởng của họ để tạo nên Facebook. Sau khi nhận được khoản bồi thường 65 triệu USD, họ đã đầu tư toàn bộ vào tiền số.

Cả hai bắt đầu mua Bitcoin từ 2012, sau đó mở rộng ra nhiều loại tiền số và tài sản số khác. Họ cũng đã tạo ra sàn giao dịch Gemini và nền tảng đấu giá Nifty Gateway. Sau cơn sốt NFT vào năm ngoái, giá trị tài sản của mỗi người hiện đạt ở mức 4 tỷ USD.

Song Chi-hyung (3,7 tỷ USD)

Song Chi-hyung là người Hàn Quốc duy nhất có mặt ở top 10 tỷ phú tiền mã hóa của Forbes. Ông sáng lập sàn giao dịch Upbit và đã thành công khi thị trường tiền mã hóa bùng nổ tại Hàn Quốc. Thị trường này hiện đang được cho là có giá trị khoảng 46 tỷ USD.

Dunamu, công ty đứng sau Upbit, được định giá 17 tỷ USD vào 11/2021. Nhiều tên tuổi lớn như Hybe, Qualcomm cũng có cổ phần trong công ty này. Theo ước tính, Chi-hyung đang giữ 1/4 cổ phần tại Dunamu.

Barry Silbert (3,2 tỷ USD)


Barry Silbert
Barry Silbert

Silbert là nhà sáng lập quỹ đầu tư Digital Currency Group (DCC). Quỹ này kiểm soát nhiều tên tuổi lớn thuộc lĩnh vực tiền điện tử như Grayscale - công ty quản lý khoảng 28 tỷ USD tài sản số, CoinDesk là công ty truyền thông tiền điện tử hàng đầu thế giới. Ngoài ra, thông qua các công ty con, DCC còn được cho là tham gia đầu tư vào khoảng 200 công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực tiền số.

Trước khi tham gia vào thị trường này, Silbert là chủ ngân hàng, ông sở hữu sàn giao dịch chứng khoán Second Market, trước khi nó được bán cho Nasdaq vào năm 2015.

Jed McCaleb (2,5 tỷ USD)

Cái tên cuối cùng xuất hiện trong top tỷ phú tiền điện tử ngày hôm nay là Jed McCaleb – nhà đồng sáng lập của công ty Ripple. Tuy nhiên, nhà tỷ phú này đã rời khỏi dự án vào 2013. Số tài sản hiện nay của Jed McCaleb vào khoảng 2,5 tỷ USD, phần lớn là từ việc bán cổ phần Ripple và đồng XRP.

Hiện nay, vị tỷ phú này đang tham gia sáng lập dự án tiền điện tử Stellar – đồng tiền được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Ngoài 10 tỷ phú này. trong danh sách 19 tỷ phú tiền điện tử còn xuất hiện những người mới bao gồm: Nikil Viswanathan và Joseph Lau, là những người đồng sáng lập của công ty cơ sở hạ tầng Web3 Alchemy, với giá trị ròng 2,4 tỷ USD mỗi người.

Và những người khác đó là Devin Finzer và Alex Atallah, những người đồng sáng lập ra thị trường NFT hàng đầu OpenSea, với giá trị ròng 2,2 tỷ USD mỗi người. Michael Saylor của MicroStrategy và nhà đầu tư mạo hiểm ông Tim Draper. MicroStrategy là một công ty trí tuệ kinh doanh hàng đầu, đã và đang dẫn đầu cuộc đua đầu tư vào tổ chức tiền điện tử.

Với sự phát triển nhanh chóng của các đồng tiền số hóa, nền kinh tế tiền điện tử đã và đang tạo ra nhiều tỷ phú mỗi năm. Tổng giá trị của nền kinh tế tiền điện tử đang vào khoảng 2 nghìn tỷ USD và đã tạo ra 19 tỷ phú tiền điện tử. Đây được đánh giá là thị trường có rất nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai.

Lời kết

Trong xu thế bùng nổ của thị trường tiền điện tử và blockchain trong năm qua đã giúp nhiều người giàu lên một cách nhanh chóng và thị trường tiền này sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Meey Group xác lập Kỷ lục Doanh nghiệp sở hữu Bộ giải pháp Công nghệ BĐS nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong giao dịch bất động sản ngày càng phổ biến

AI phần lớn đã đánh bại các CEO con người trong một thí nghiệm nhưng lại bị sa thải nhanh hơn

Tấn công mạng ngày càng phức tạp: Ra mắt chương trình đào tạo chuyên gia bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nhu cầu về AI và các ngành công nghệ khác đã thúc đẩy sức mạnh tính toán của Trung Quốc tăng liên tục

YouTube Shorts vừa được tích hợp mô hình AI mới, giúp việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước