Tiền điện tử pháp định là gì? Ưu việt và lợi ích của tiền điện tử pháp định
BÀI LIÊN QUAN
Hợp đồng ba bên là gì? Những điều cần lưu ýĐặt cọc là gì? Soạn thảo hợp đồng đặt cọc như thế nào?Những sàn giao dịch tiền điện tử nổi tiếngTiền điện tử pháp định là gì?
Tiền điện tử pháp định là hình thức điện tử của tiền pháp định, được dùng để chỉ các loại tiền tệ được các quốc gia và tổ chức phát hành tiền thông thường phát hành nhưng chỉ tồn tại dưới hình thức điện tử hoặc kỹ thuật số (lưu trữ trong thẻ ATM, ví điện tử, tài khoản ngân hàng,v.v...) chứ nó không tồn tại dưới dạng vật lý. Thông thường, tiền điện tử pháp định sẽ có giá trị trao đổi ngang bằng 1-1 với tiền giấy pháp định thông thường.
Tiền pháp định hay tiền định danh (tiếng Anh là Fiat Money) đó là loại tiền tệ được chính phủ của một quốc gia phát hành, quy định và công nhận hợp pháp tại quốc gia đó. Giá trị của tiền pháp định được thiết lập bởi quyền lực của chính phủ, nó bắt nguồn từ mối quan hệ giữa cung - cầu và sự ổn định của chính phủ.
Tiền pháp định được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Mọi người dân có thể sử dụng tiền pháp định để mua hầu hết các loại hàng hóa hoặc dịch vụ. Tiền pháp định có thể là tiền giấy hay tiền xu...Ví dụ: Tiền pháp định của Việt Nam đó là Việt Nam đồng (VND), tiền pháp định của Mỹ là USD (đô la) hay của Anh là bảng Anh (GBP)....
Sự khác biệt của tiền điện tử pháp định so với tiền mã hóa
Như đã định nghĩa ở trên, tiền điện tử pháp định là hình thức điện tử của tiền pháp định, được dùng để chỉ các loại tiền tệ được các quốc gia và tổ chức phát hành tiền thông thường phát hành nhưng chỉ tồn tại dưới hình thức điện tử hay kỹ thuật số (được lưu trữ trong thẻ ATM, ví điện tử, tài khoản ngân hàng...) chứ nó không tồn tại dưới dạng vật lý. Thông thường, tiền điện tử pháp định sẽ có giá trị trao đổi ngang bằng 1-1 với tiền giấy pháp định thông thường.
So với các loại tiền mã hóa đang nổi lên trong thời gian gần đây như đồng Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), DigiByte (DGB),v.v..., tiền điện tử pháp định có sự tương đồng và khác biệt cụ thể như sau:
- Về tính đảm bảo: đây là đặc điểm khác biệt cơ bản giữa tiền điện tử pháp định so với tiền mã hóa. Tiền điện tử pháp định do chính phủ phát hành và đảm bảo quyền sở hữu, giá trị và sự lưu hành,v.v… bằng những chế định pháp luật cụ thể. Đây là một đặc điểm mà tiền mã hóa chưa có cho đến thời điểm này.
- Về bảo mật: tiền điện tử pháp định tương tự với tiền mã hóa, tức là sử dụng lưu trữ dữ liệu phi tập trung trên nền tảng của blockchain, mã hóa theo chuỗi và khi mã hóa có sự kế thừa. Do đó, tiến trình ghi nhận giao dịch là liên tục và không thể sửa chữa được.
- Về bảo vệ môi trường và tiêu hao năng lượng: đặc điểm này thì tiền điện tử pháp định vượt trội hoàn toàn so với tiền mã hóa. Do được chính phủ bảo trợ nên hệ thống máy tính sẽ hoạt động vừa đủ với mức công suất cần thiết. Còn đối với tiền mã hóa, cần phải trả thu nhập/trả thưởng cho các máy tính tham gia hệ thống (quá trình đào - mining) với phần thưởng cố định theo thời gian. Do đó, khi các máy tính (máy đào) tham gia vào hệ thống càng nhiều và càng tăng tốc độ xử lý thì xác suất nhận thu nhập/phần thưởng ngày càng giảm. Điều này đồng nghĩa với việc công suất của cả hệ thống ngày càng lớn, gây lãng phí năng lượng.
- Về tính ẩn danh: tiền điện tử kế thừa một phần của tiền mã hóa, đó là tính ẩn danh của hai bên khi tham gia giao dịch. Tuy nhiên, chính phủ của một quốc gia sẽ nắm quyền quản lý thông qua ngân hàng trung ương, nghĩa là chính phủ có quyền truy cập và nắm rõ thông tin chính danh của những giao dịch này và điều chỉnh những hành vi phạm pháp như mua bán hàng cấm, rửa tiền hay sử dụng tiền giả…
- Về thanh toán: tiền điện tử pháp định hay tiền mã hóa đều có thể thanh toán không bị giới hạn về thời gian và không gian, có thể thực hiện việc chuyển tiền trong và ngoài nước một cách nhanh chóng và thuận tiện với chi phí thấp... Hiện nay, việc chuyển tiền truyền thống ra nước ngoài cần phải qua nhiều thủ tục và thời gian (thường sẽ từ 1 đến 8 ngày làm việc) với phí xử lý tương đối cao. Chính phủ cũng có quy định cụ thể về hạn mức chuyển tiền ra nước ngoài đối với từng đối tượng cụ thể.
Ưu việt và lợi ích của tiền điện tử pháp định
- Tiền điện tử pháp định được thực hiện giữa các đối tượng trong hệ thống tài chính gồm: thanh toán, chuyển nhận, thu thuế sẽ được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Có thể kiểm soát dòng tiền tốt hơn, có thể thực hiện nhanh chóng tức thời và hạn chế được các giao dịch đen, rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố. Các chính sách tài chính cũng được điều chỉnh và được thực hiện trong thời gian thực.
- Tiết kiệm chi phí: Tiền điện tử pháp định sẽ giảm được chi phí in ấn, phát hành, phân phối và vận chuyển hay chi phí bảo vệ từ nơi này đến nơi khác. Tiền giấy có thể tồn tại trung bình khoảng 15 năm, với xu kim loại là 30 năm, sau khoảng thời gian này, tiền truyền thống sẽ bị hỏng cần phải huỷ bỏ và in lại. Tiền số pháp định sẽ có chi phí khác, nhưng chi phí này sẽ nhỏ hơn so với các chi phí của tiền pháp định truyền thống rất nhiều lần.
- Là công cụ hữu hiệu để có thể phát triển tài chính toàn diện (financial inclusion), cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp, thuận tiện cho mọi cá nhân và mọi tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính (kể cả đối với những người chưa tiếp cận và có tài khoản trong hệ thống ngân hàng), góp phần để tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Tài chính toàn diện được coi là trụ cột quan trọng của việc tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội.
Khó khăn và thách thức của tiền điện tử pháp định
Tiền điện tử pháp định là khái niệm mới mẻ và để triển khai được, chính phủ cần phải xây dựng hành lang pháp lý liên quan và quá trình này đòi hỏi khá nhiều thời gian. Bảo vệ khách hàng, an toàn thông tin và tạo niềm tin cho người dùng là một trong những thách thức không nhỏ. Người dùng có thể có lo ngại là chính phủ có thể xoá tài khoản hay đóng băng tiền số của họ.
Chi phí để chuyển đổi từ hệ thống tiền pháp định truyền thống sang tiền số pháp định cũng gây tốn kém và cần cân nhắc. Tính tương tác giữa hệ thống tiền điện tử pháp định và hệ thống tiền hiện hành cũng là một thách thức cần giải quyết, vì sẽ có một bước quá độ. Nếu chuyển ngay sang tiền số pháp định có thể sẽ dẫn đến sụp đổ của hệ thống ngân hàng truyền thống.
Tuy vậy, với nhiều ưu việt của đồng tiền điện tử pháp định nêu trên như giảm chi phí phát hành và vận hành, minh bạch hóa giao dịch, tăng kiểm soát chống rửa tiền hay chống tài trợ khủng bố, cũng như với khả năng áp dụng các công nghệ Fintech của tiền điện tử pháp định, trong tương lai không xa, tại các nước lớn và các nước phát triển sẽ dần dần thay thế đồng tiền pháp định bằng đồng tiền điện tử do các ngân hàng trung ương phát hành.
Lời kết
Bài viết trên vừa giới thiệu đến bạn khái niệm tiền điện tử pháp định và cách phân biệt tiền điện tử pháp định với tiền mã hóa. Hy vọng bài viết này đã mang đến những thông tin cần thiết và hữu ích với mọi người.