meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tiền điện tử là gì? Phương thức hoạt động của tiền điện tử

Thứ năm, 12/05/2022-10:05
Tiền điện tử vốn đã xuất hiện từ lâu nhưng đến thế kỷ 21 thì nó mới thực sự bùng nổ. Tiền điện tử ngày càng trở nên phổ biến, được định giá cao, đem đến nhiều lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư và đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn.

Tiền điện tử là gì?


Tiền điện tử là gì?
Tiền điện tử là gì?

Tiền điện tử hay “cryptos” hay còn được gọi là tiền đã được số hóa hay tiền kỹ thuật số, được tạo thành từ những bit số. Là một đơn vị tiền tệ hoạt động dựa trên các thuật toán điện tử và được lưu giữ trên Internet, hệ thống máy tính, smartphone và các thẻ thanh toán điện tử. 

Tiền điện tử chỉ hoạt động trong môi trường điện tử được dùng để thanh toán chi phí. Để thực hiện được các giao dịch, người dùng cần phải dựa trên 3 yếu tố: Internet, mạng máy tính và các phương tiện điện tử của tổ chức phát hành (bên thứ 3).

Tiền điện tử không hiện hữu giống như một vật chất mà tồn tại vô hình thông qua môi trường điện tử. Chúng được lưu trữ trên: Internet, điện thoại smartphone, thông tin và các thẻ thanh toán điện tử khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người dùng không thể cầm nắm số tiền của mình được.

Bên cạnh đó, tiền điện tử còn có thể hiểu là phương thức thanh toán thông qua chữ ký bảo mật (bút tệ). Cũng như tiền giấy, tiền điện tử là công cụ dùng để giao dịch và tích lũy giá trị. Tiền điện tử có thể được chuyển đổi thành tiền giấy theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Phương thức hoạt động

Đa số các đồng tiền điện tử đều hoạt động dựa trên công nghệ blockchain. Cách thức hoạt động này sẽ đem lại những cuộc giao dịch an toàn và tiện lợi. Mỗi đồng tiền được hiểu như là một tệp được lưu trữ trong “chiếc ví” kỹ thuật số. Người dùng có thể truy cập vào “ví” của mình bằng smartphone hoặc các thiết bị hỗ trợ Internet. Các tệp lưu trữ được vận hành từ người này sang người khác nhờ blockchain.

Blockchain là gì?

Blockchain (tạm dịch là chuỗi khối) là công nghệ mã hóa phổ biến giúp người dùng hoàn tất giao dịch trong an toàn. Khi người dùng chuyển tiền thì đều được hệ thống này ghi vào sổ công khai ảo. Điều này giống với việc thêm các khối nhỏ vào một chuỗi. Trong đó, mỗi khối được xem như bản ghi của một cuộc giao dịch. Các khối khi được thêm vào chuỗi sẽ khiến cho việc làm giả tiền điện tử trở nên khó khăn hơn.

Tiền điện tử không được chính phủ hay tổ chức tài chính tạo ra như đồng đô la hay sẵn có như vàng. Chúng được phát triển dựa trên nền tảng của toán học. Tiền điện tử áp dụng mạng lưới phân phối cho phép hệ thống giao dịch theo phương thức p2p (nghĩa là peer-to-peer). Tức việc giao dịch này được thực thi ngang hàng mà không cần có bảo hộ bởi bên thứ 3. Những phương trình toán học được dùng để liên kết tài khoản với số tiền thực mà chủ sở hữu chi tiêu.

Khi tham gia giao dịch tiền điện tử bạn chỉ cần phải đăng nhập email và một nặc danh. Sàn giao dịch điện tử sẽ không yêu cầu bạn cung cấp tên thật hay đăng ký tại một ngân hàng nào. Bạn có thể tạo ra các đơn vị tiền điện tử bằng nhiệm vụ “đào coin” (săn tiền điện tử bằng thiết bị máy vi tính).

Sự khác nhau giữa tiền pháp định và tiền điện tử


Sự khác nhau giữa tiền pháp định và tiền điện tử
Sự khác nhau giữa tiền pháp định và tiền điện tử

Chúng ta sẽ cùng xem xét và đánh giá dựa vào những đặc điểm dưới đây để thấy sự khác nhau giữa tiền pháp định và tiền điện tử:

Tính pháp lý

Tiền pháp định là loại tiền do chính phủ phát hành cho nên mang tính hợp hiến, các giao dịch ở trong nước đều sử dụng tiền pháp định để thực hiện việc thanh toán. Chính phủ sẽ kiểm soát về nguồn cung tiền ra thị trường và có những chính sách kiểm soát tiền tệ để có thể giữ chúng không bị mất giá. 

Còn tiền điện tử là hình thức tài sản kỹ thuật số dùng để trao đổi và chính phủ không có quyền kiểm soát nó cũng như ảnh hưởng đến giá trị của nó. Chính vì không kiểm soát nên hiện tại ở nhiều nước đã cấm việc giao dịch mua bán tiền kỹ thuật số ở đất nước của họ. Riêng ở Việt Nam thì tiền điện tử không được thừa nhận trong việc thanh toán và giao dịch. 

Tính hữu hình

Tiền pháp định thường tồn tại dưới dạng tiền giấy hoặc tiền xu nên bạn có thể sở hữu hay cầm nắm nó trên tay, hoàn toàn hữu hình. 

Tiền điện tử thì bạn chỉ sở hữu giá trị của nó nhưng lại không thể cầm nắm và sờ vào, bạn có thể giao dịch dựa theo giá trị được định đoạt bởi thị trường. 

Phương tiện giao dịch 

Tiền pháp định tồn tại ở 2 dạng là dạng vật chất và dạng kỹ thuật số nên bạn có thể thanh toán giao bằng tiền trực tiếp hoặc là thông qua hình thức giao dịch online. 

Tiền điện tử hoàn toàn được trao đổi bằng cách thức kỹ thuật số và nó được mã hóa bằng các đoạn mã riêng. Bạn có thể chuyển tiền điện tử để thanh toán, mua bán với  người khác thông qua các công cụ như điện thoại, máy tính,v.v… 

Lượng cung tiền

Tiền pháp định có nguồn cung không giới hạn, chính phủ sẽ tùy thuộc vào từng thời điểm để quyết định có nên tăng lượng cung tiền ra thị trường hay không. Và không thể nào kiểm soát được lượng tiền pháp định đang lưu thông là bao nhiêu ở một thời điểm nhất định. 

Một đồng tiền điện tử khi đưa ra thị trường thì sẽ có một giới hạn số lượng cung. Người sáng lập nên đồng tiền ảo đó sẽ nắm rõ được hiện tại có bao nhiêu đồng tiền điện tử của họ đang được lưu hành. 

Phát triển hệ sinh thái

Giá trị của tiền pháp định phụ thuộc vào sức mạnh của chính phủ và nền kinh tế, những quốc gia có nền kinh tế mạnh như Mỹ, Anh, Nhật, Nga…thì đồng tiền của họ sẽ được định giá cao hơn. 

Còn tiền điện tử muốn tăng giá trị thì cần phải dựa vào sự phát triển hệ sinh thái của đơn vị tạo lập. Hệ sinh thái càng tốt, thu hút được càng nhiều nhà đầu tư lớn thì tiền điện tử sẽ tăng giá trị cực mạnh. Điển hình là đồng bitcoin, vào thời điểm ra mắt nó được định giá chưa tới 1 USD/BITCOIN nhưng đã có thời điểm lên tới 65000 USD/BITCOIN. 

Phương thức lưu trữ

Bạn có thể lưu trữ tiền pháp định bằng các hình thức như tiền mặt, gửi ngân hàng hoặc bằng app của các ngân hàng. Còn tiền điện tử chỉ lưu trữ ở trong các ví tiền ảo, ví này được bảo mật bằng công nghệ cao để tránh sự xâm nhập của hacker. 

Cơ hội đầu tư sinh lời

Bạn có thể đầu tư sinh lời từ tiền pháp định bằng kênh đầu tư ngoại hối, tức là dựa vào sự chênh lệch các đồng tiền để kiếm lời. Còn với tiền điện tử thì tỷ suất sinh lời sẽ cao hơn, hấp dẫn hơn rất nhiều, bạn chỉ cần giao dịch mua vào và sau đó chờ tiền lên giá để bán. Nhưng đổi lại việc đầu tư tiền điện tử cũng phát sinh rủi ro cao hơn. 

Toplist các loại tiền điện tử phổ biến

  • Bitcoin (BTC): Bitcoin là một loại tiền mã hóa được phát minh vào 2008 và bắt đầu ra mắt thị trường vào tháng 01/2009. Các sàn giao dịch Bitcoin phổ biến hiện nay đó là Binance, Huobi Global, OKEx, FTX, và CoinTiger.
  • Ethereum (ETH): Đứng sau Bitcoin, Ethereum là loại tiền điện tử lớn thứ 2 trên thế giới theo tổng vốn hóa thị trường. Ethereum được giới thiệu vào cuối 2013 bởi một người chuyên nghiên cứu về lập trình tiền ảo có tên Vitalik Buterin.
  • Binance Coin (BNB): BNB có thể sử dụng như một phương thức thanh toán, một token tiện ích để thanh toán phí trên sàn giao dịch Binance và để tham gia vào việc bán token trên Binance launchpad. BNB cũng cấp quyền cho Binance DEX (là sàn giao dịch phi tập trung).
  • RIPPLE (XRP): XRP là đồng tiền chạy trên nền tảng thanh toán kỹ thuật số có tên gọi là RippleNet, nằm trên cơ sở dữ liệu sổ cái phân tán được gọi là XRP Ledger. Nền tảng thanh toán RippleNet là hệ thống thanh toán gộp theo thời gian thực (RTGS) nhằm với mục đích cho phép các giao dịch tiền tệ tức thì trên toàn cầu. 
  • Tether (USDT): Tether (USDT) là loại tiền kỹ thuật số có giá trị nhằm phản ánh giá trị của đồng đô la Mỹ. Ra mắt vào 2014, ý tưởng đằng sau của Tether là tạo ra một loại tiền mã hóa ổn định có thể được sử dụng như đồng đô la kỹ thuật số hoặc “stablecoin”. Tether được neo giữ hoặc được “gắn chặt,“ với giá của đồng đô la Mỹ. Ngoài ra còn có các loại tiền điện tử khác như: Cardano (ADA), Polkadot (DOT), Dogecoin (DOGE), Uniswap (UNI) và Litecoin (LTC)...

Lời kết

Trên đây là một số thông tin tiền điện tử mà bạn nên biết, hy vọng những nội dung này hữu ích với bạn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Meey Group xác lập Kỷ lục Doanh nghiệp sở hữu Bộ giải pháp Công nghệ BĐS nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong giao dịch bất động sản ngày càng phổ biến

AI phần lớn đã đánh bại các CEO con người trong một thí nghiệm nhưng lại bị sa thải nhanh hơn

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

9 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

9 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

9 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

9 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước