meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Từ bỏ việc làm ổn định ở Hà Nội, cô gái lặn lội vào Sài Gòn làm môi giới BĐS và gặt hái được thành công: Cứ đi là sẽ có đường

Thứ bảy, 16/04/2022-09:04
Nữ môi giới này cho biết: "Giờ môi giới bất động sản với tôi không chỉ là nghề mà còn là nghiệp, mỗi giao dịch là một câu chuyện, vui có buồn có nhưng vui nhất vẫn là sau mỗi giao dịch khách hàng trở thành bạn và tôi cũng luôn tâm niệm khi trao giá trị thì sẽ nhận về niềm tin".

Dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn, cứ đi sẽ có đường

Theo Trí thức trẻ, đây là câu chuyện của chị Kiều Yến Thư sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Bố của chị Thư là kỹ sư đường sắt còn mẹ là giáo viên, chị theo học chuyên ngành kế toán rồi đi làm nhưng cơ duyên đến với nghề môi giới bất động sản cũng thật bất ngờ. Chị Kiều Yến Thư cho biết: "Bữa đó, một người anh ở Hiệp hội môi giới bất động sản Việt Nam định hướng cho tôi, nếu như em có ý định vào Sài Gòn thì hay chuyển sang làm môi giới nhà đất. Sau khi nghe anh nói tôi đã rất hoang mang vì bản thân chưa làm sale bao giờ chứ nói gì đến sale bán nhà đất là tài sản có giá trị rất lớn". Được biết, vào những năm 2007, ngoài Bắc không có khái niệm gì về nghề môi giới, mọi người hoàn toàn xa lạ với công việc đó nên chị Thư không thể xin được lời khuyên của ai. Lúc đó chị nghĩ bản thân không biết nên ở Hà Nội làm kế toán hay vào làm Sài Gòn làm môi giới nhà đất. Giữa lúc chị đang băn khoăn thì bố đã nói rằng "Cứ đi sẽ có đường". 


Chị Kiều Yến Thư cho biết "Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân là đã thành công rồi"
Chị Kiều Yến Thư cho biết "Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân là đã thành công rồi"

Vào tháng 10/2007, chị Thư đã quyết định nghỉ việc kế toán - công việc có thu nhập ổn định để vào Sài Gòn và bắt đầu công việc tại một công ty bất động sản. Thị trường thời điểm đó rất sôi động, đồng nghiệp của chị Thư bán hàng rất tốt và có nhiều phiên giao dịch nên chị đã xin giám đốc cho làm kiêm nhiệm, tức là vừa làm văn phòng vừa tập bán hàng, học sản phẩm và đi dự án. Chị Thư nhớ lại: "Tôi nhớ mãi lần chốt giao dịch đầu tiên vào ngày 25/12/2007, bán căn hộ tại dự án trên đường Phú Thuận. Tôi và anh khách hàng đã làm việc xong hết với nhau qua điện thoại và anh hẹn tới Công ty tôi đặt cọc. Anh nói tôi chỉ đường cho anh mà lúc đó tôi mới chân ướt, chân ráo vào Sài Gòn, đường sá không biết thì làm sao mà chỉ". 

Lúc đó chị Thư cũng đánh liều nói thật với khách hàng là bản thân mình mới vào Sài Gòn nên khách thông cảm không thể chỉ đường được. Cuối cùng thì vị khách hàng đó cũng tới văn phòng, giao dịch đầu tiên của anh kết thúc nhanh gọn, bên mua và bên bán cũng vô cùng vui vẻ. Cũng chính giao dịch đầu tiên này đã dạy cho chị một bài học đó chính là luôn nói thật dù đó là điều mà mình chưa biết. Cũng nhờ đó mà giao dịch đầu tay của chị kết thúc nhẹ nhàng và có thể gọi đó là cái kết có hậu cho những người mới, chị lâng lâng cảm xúc và nghĩ rằng chốt sale thật dễ dàng, nghề môi giới rất dễ và kiếm tiền quá dễ. Tuy nhiên, bài học đắt giá mà chị nhận được đã giúp bản thân nhận ra nghề này thật khó ăn. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Cú ngã đầu tiên và rút ra bài học "kiên trì rồi sẽ thành công"

Theo lời chị Thư, vào buổi trưa ngày 6/2012, chị khách hàng đã điện thoại đồng ý mua căn hộ Riverside Residence với giá là 5.750.000.000 đồng. Chị Thư tâm sự: "Chị đó nói tôi soạn hợp đồng và hẹn chủ nhà cho chị đặt cọc vào lúc 5h chiều. Chị dặn đi dặn lại em nhớ soạn hợp đồng cẩn thận vì chị mua nhà này để ở, không muốn có bất kỳ trục trặc gì, 3h chị sẽ đi rút tiền rồi đưa tới công ty em. Tắt điện thoại, tâm trạng của tôi lúc đó rất vui sướng".

Cũng theo lời môi giới này thì từ năm 2008 - 2013, thị trường bất động sản đi xuống, dân sale chỉ sống được nhờ có khách thuê nhà. Và có được giao dịch mua bán nhà đất thì quả thực là sự xa xỉ và vô cùng khó khăn, toàn thị trường lúc đó là nhà nhà, người người đều sợ hãi và thờ ơ với bất động sản. Chủ nhà lúc đó cũng muốn bán nhà cho nhanh để trả lãi ngân hàng còn người mua thì không dám vì cứ mua là lỗ còn lãi suất ngân hàng thì tăng phi mã đến chóng mặt. Đến lúc tối muộn, vào lúc 7h30 chị khách tới đặt cọc, chị Thư thở phào nhẹ nhõm sau hàng loạt cuộc gọi nhỡ tưởng bị bỏ vom cù kèo. 

Tuy nhiên sau khi khách đặt cọc xong thì chị Thư không hiểu sao bản thân lại cảm thấy bất an. Chị Thư nhớ lại: "Đúng 3 ngày sau thì chị khách điện thoại nói không mua căn hộ đó nữa, người mua nhà của chị không mua nhà chị nên chị không có tiền đi công chứng. Lúc đó tôi buột miệng nói luôn theo hợp đồng thì chị mất cọc, mất 50 triệu chị ạ, chị còn khoản tiền nào khác có thể xoay sở được không để em thuyết phục chủ nhà theo phương thức thanh toán của chị,...". 


Muốn thành công thì phải biết kiên trì
Muốn thành công thì phải biết kiên trì

Nhưng chị khách đó nói vẫn không mua nữa và đòi lại số tiền đã đặt cọc, chị đó nói rằng chị đã trả lại tiền đặt cọc cho người mua nhà của chị thì người bán nhà cho chị cũng phải trả lại tiền cọc. Và bằng giọng nói gay gắt thì chị ấy bảo tôi phải có trách nhiệm lấy lại số tiền cọc bởi vì chị Thư đã môi giới căn nhà đó. Lúc đó thì chị Thư đã nhẹ nhàng nói lại với khách hàng rằng "Chị ơi, theo hợp đồng đã ký thì chị sẽ bị mất toàn bộ số tiền đã đặt cọc". Chị Thư nói thêm: "Thế là chị đó mắng tôi xối xả rồi dọa nạt bắt tôi phải lấy lại tiền cọc. Tôi rất giận vì chị thật vô lý nhưng vẫn kìm lại nói, em sẽ cố gắng xin lại tiền cọc giúp chị nhưng em không hứa chắc chắn có lấy lại được không nhé".

Và sau nhiều ngày thuyết phục, năn nỉ và ra sức tìm kiếm khách hàng thì cuối cùng chị Thư cũng bán được căn hộ đó cho người mới và xin lại toàn bộ số tiền đặt cọc cho chị khách kia. Cũng từ đó chị đã trở thành khách hàng thân thiết của chị Thư, khi cần tư vấn pháp lý và cần thông tin thị trường, cần mua - bán - cho thuê thì chị đều gọi tôi. Đối với chị Thư thì đã rút cho bản thân một bài học mới đó chính là kiên trì, kiên trì và kiên trì cho đến khi thành công. Đến hiện tại chị Thư đã có 15 năm theo nghề môi giới bất động sản. Đối với chị, môi giới bất động sản không chỉ là nghề mà còn là nghiệp, mỗi giao dịch là một câu chuyện, vui có buồn có nhưng điều vui nhất vẫn là sau mỗi giao dịch, khách hàng đã trở thành bạn. 

Theo: Trí thức trẻ
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết luận 70% môi giới trên toàn quốc quay trở lại thị trường dễ gây hiểu lầm

TS. Nguyễn Văn Đính: "Môi giới không đủ khả năng tài chính để tích trữ bất động sản và chờ giá tăng"

Thuộc nhóm thu nhập cao nhất Việt Nam, nghề môi giới động sản có thực sự màu hồng?

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

11 giờ trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

2 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

3 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

3 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

3 ngày trước