TS Vũ Đình Ánh: Tài chính cá nhân là mảnh ghép cuối cùng của tài chính vi mô
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia nhận định: Tâm lý nghỉ Tết chi phối, thị trường gặp áp lực điều chỉnhChuyên gia dự báo lãi suất cho vay sẽ giảm trong năm 2023, thị trường địa ốc sẽ về đâu?Chuyên gia BĐS: Cuối năm 2023 có thể là "cơn ác mộng" với nhiều nhà đầu tư địa ốcTheo Zing, đây cũng chính là quan điểm nhiều chuyên gia kinh tế đưa ra trong buổi tọa đàm Hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.
Trong buổi tọa đàm, Giám đốc Khối tài chính cá nhân - Công ty CP FIDT, Thành viên Hội đồng chuyên gia - VFCA, ông Ngô Thành Huấn cho biết, đến giai đoạn năm 2030 - 2040, Việt Nam sẽ có khoảng 20 triệu người đồng loạt nghỉ hưu. Trong khi đó thì Việt Nam lại đang thuộc nhóm quốc gia sở hữu tỷ lệ chi trả lương hưu cao nhất trên thế giới với mức trả tối đa ghi nhận là 75%.
Điều này cũng sẽ khiến cho chênh lệch thu - chi quỹ hưu trí đến năm 2031 dự kiến là âm gần 36.000 tỷ đồng.
Cũng theo ông Ngô Thành Huấn, để có thể giảm bớt đi gánh nặng cho quỹ hưu trí cũng như xã hội, việc phát triển được hệ thống tài chính quy mô, tài chính cá nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì mỗi cá nhân, hộ gia đình nếu như có thể chuẩn bị an toàn tài chính cho tuổi nghỉ hưu cũng sẽ góp phần giảm bớt đi gánh nặng cho Chính phủ và cho xã hội.
Chuyên gia "mách nước" thời điểm vàng cho nhà đầu tư bất động sản
Theo các chuyên gia, sau giai đoạn ngủ đông vì đại dịch, thị trường bất động sản đã phục hồi và tháng 6/2023 là thời điểm vàng cho nhà đầu tư bất động sản.Chuyên gia nhận định: Giá vàng trong nước tăng khoảng 30 lần, còn giá bất động sản tăng gấp 4 giá vàng
Mới đây, TS Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh rằng, kể từ năm 1990 tới nay, giá bất động sản tại Việt Nam đã tăng tới 120 lần, trong khi giá vàng chỉ tăng khoảng 30 lần. Đáng chú ý, phân khúc căn hộ chung cư vẫn liên tục tăng trưởng và không có dấu hiệu hạ nhiệt bất chấp những khó khăn trên thị trường bất động sản toàn quốc.Cũng tương tự, Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ Tài chính Bất động sản Tulip (FINA) - TS Phạm Anh Khôi cũng cho biết chú trọng phát triển GDP cũng sẽ không mang nhiều ý nghĩa nếu như cá nhân, hộ gia đình trong nền kinh tế không có an toàn về tài chính. Bởi vì khi các cá nhân này đến tuổi nghỉ hưu, gánh nặng tài chính cuối cùng cũng sẽ đặt vào vai Chính phủ.
Chính vì thế mà phát triển tài chính cá nhân cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm bớt đi gánh nặng xã hội khi mà quá trình hóa dân số diễn ra. Cũng theo đó, nghề hoạch định tài chính cá nhân ở thị trường Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển lĩnh vực này.
Đưa ra ý kiến tại tọa đàm thì chuyên gia kinh tế - TS Vũ Đình Ánh cũng nhấn mạnh tài chính cá nhân chính là mảnh ghép cuối cùng của tài chính vi mô, một trong những mục tiêu phát triển chiến lược tài chính một cách toàn diện quốc gia của Chính phủ. Mặc dù vậy thì đây lại là một lĩnh vực, ngành nghề hoàn toàn mới ở thị trường Việt Nam, nó khác với các ngành nghề khác như bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán,... ở trên thị trường.
Cũng theo vị chuyên gia này, bên cạnh các tiêu chuẩn chung thì hoạch định tài chính cá nhân cũng cần bộ tiêu chuẩn cũng như chuẩn mực riêng của ngành nghề để từ đó làm thước đo cho các hoạt động trên thị trường.
Mặc dù vậy, ông Ánh cũng cho biết khó khăn của lĩnh vực tài chính cá nhân hiện nay chính là chưa có cơ quan Nhà nước nào đứng ra quản lý. Vậy nên, để có thể phát triển ngành, lĩnh vực này không phải là chuyện dễ.