meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

TS. Nguyễn Minh Phong: Cần công khai, minh bạch, tránh lợi ích nhóm khi triển khai gói 120 nghìn tỷ

Thứ ba, 14/03/2023-08:03
Theo TS. Nguyễn Minh Phong, cần có những quy định, điều khoản rất cụ thể về đối tượng vay, mức vay, mục tiêu vay, quy trình vay, thẩm định, trách nhiệm của các cơ quan chức năng, thời gian triển khai… Việc cụ thể hóa như vậy mới có thể tạo được thuận lợi cho việc tiếp cận vốn.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Tại nghị quyết này, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 04 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất trong thời gian ưu đãi thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) trên thị trường và các ngân hàng thương mại ngoài nhà nước có đủ điều kiện với các gói tín dụng cụ thể trong từng thời kỳ; phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí được thụ hưởng Chương trình.

Vậy làm sao để gói tín dụng này phát huy tối đa tác dụng, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong về vấn đề này.

- 10 năm trước, để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và từng bước xử lý nợ xấu, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về giải pháp tháo gỡ khó khăn. Trong đó, giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, dành 30 ngàn tỷ đồng hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, cho doanh nghiệp chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội và người dân có nhu cầu mua nhà và đã có hiệu ứng tốt. Vậy với gói 120 ngàn tỷ sắp triển khai ông đánh giá sẽ có tác động như thế nào, thưa ông?

Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.


Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong
Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong

Đáng chú ý, Chính phủ sẽ khẩn trương hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030" để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc cụ thể trong phát triển nhà ở xã hội, tăng nguồn cung phù hợp với nhu cầu, khả năng của người có thu nhập thấp có nhu cầu cao về nhà ở có thể tiếp cận. Cùng với đó, xác định việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp là một hạng mục đầu tư trong nguồn vốn trung - dài hạn của các địa phương.

Đặc biệt, để hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội, đề xuất triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 12% nhu cầu vốn để thúc đẩy thực hiện mục tiêu hoàn thành ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2030) để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) trên thị trường trong từng thời kỳ và các ngân hàng thương mại ngoài nhà nước có đủ điều kiện với từng gói tín dụng cụ thể.

Ngoài ra, Nghị quyết cũng đã đưa ra các giải pháp để phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới. Cụ thể, trong lúc chờ Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), Chính phủ sẽ xây dựng và trình Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc cụ thể nhằm tạo động lực phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới. Trong đó đặc biệt quan tâm đến những nội dung vướng mắc lớn trong thời gian qua, như: Về giao đất để đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội; Về quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội; Về lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; Về quyền lợi và ưu đãi chủ đầu tư; Về xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội; Về đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội...


Loại hình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vẫn rất được quan tâm.
Loại hình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vẫn rất được quan tâm.

Có thể nói thị trường bất động sản của chúng ta đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, loại hình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vẫn rất được quan tâm. Bên cạnh đó, gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng là một gói tín dụng tốt, kế tục kinh nghiệm từ các gói tín dụng 30 nghìn tỷ ban hành trước đây đã có hiệu ứng tốt đồng thời phù hợp với tình hình hiện nay.

Chúng tôi hy vọng rằng gói tín dụng này sẽ tạo ra được một động lực bổ sung cho thị trường nói chung và cho phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở công nhân nói riêng. Đặc biệt tạo sự bình ổn cung và cầu cho thị trường đồng thời góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

- Gói 120 nghìn tỷ có mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng từ 1.5-2%. Theo ông mức này đã đủ hấp dẫn hay chưa?

Trong bối cảnh lãi suất cho vay tại các ngân hàng đang ở mức cao thì việc áp dụng lãi suất giảm so với lãi suất cho vay bình quân khoảng từ 1,5 – 2% khá phù hợp với tình hình hiện nay.


Với mức giảm 1,5 đến 2 % chưa phải là đủ nhưng so với mức lãi suất hiện hành thì việc giảm lãi suất là điều rất tốt.
Với mức giảm 1,5 đến 2 % chưa phải là đủ nhưng so với mức lãi suất hiện hành thì việc giảm lãi suất là điều rất tốt.

Hiện nay, mức lãi suất đang giữ ở mức 10-14% thì việc giảm bớt lãi suất sẽ giúp khả năng tiếp cận vốn người vay sẽ cao hơn và do đó thúc đẩy triển khai nhanh của gói hỗ trợ này. Với mức giảm 1,5 đến 2 % chưa phải là đủ nhưng so với mức lãi suất hiện hành thì việc giảm lãi suất là điều rất tốt. Hy vọng trong thời gian tới, Ngân hàng nhà nước cùng các ngân hàng có thể xem xét gia tăng chiết khấu này để người vay giảm chi phí tài chính và dễ tiếp cận vốn hơn.

- Theo đánh giá của phía ngân hàng, việc giải ngân vốn vay, nhất là đối với cho vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân còn hạn chế. Chúng ta cần làm gì để khắc phục trong gói hỗ trợ lần này, thưa ông?

Trước hết, chúng tôi cho rằng cần có những quy định, điều khoản rất cụ thể về đối tượng vay, mức vay, mục tiêu vay, quy trình vay, thẩm định, trách nhiệm của các cơ quan chức năng, thời gian triển khai… Việc cụ thể hóa như vậy mới có thể tạo được thuận lợi cho việc tiếp cận vốn.

Thứ hai, cần cập nhật thông tin công khai minh bạch sẽ giúp người mua có thể tiếp cận thông tin và tham gia một cách tốt nhất.

Thứ ba là tăng cường thanh tra, kiểm tra để tiếp cận ý kiến và xử lý các sai phạm có thể có. Từ đó thúc đẩy và điều chỉnh, tránh những sai lệch hoặc lợi dụng.

Cuối cùng, việc chuẩn bị kịch bản để tránh trường hợp các ngân hàng thiếu vốn hoặc phải điều chuyển vốn. Để gói tín dụng này được tiếp cận tốt nhất chúng ta cần hoàn thiện hơn.


Cần cập nhật thông tin công khai minh bạch sẽ giúp người mua có thể tiếp cận thông tin và tham gia một cách tốt nhất.
Cần cập nhật thông tin công khai minh bạch sẽ giúp người mua có thể tiếp cận thông tin và tham gia một cách tốt nhất.

- Nhiều ý kiến cho rằng, quỹ đất sạch để phát triển nhà giá rẻ lại rất hạn chế. Theo ông Nhà nước chính sách để phát triển phân khúc nhà ở này?

Việc quy hoạch và phát triển nhà ở xã hội đang có một hướng mới đó là thay vì xen kẽ giữa các khu nhà ở cao cấp thương mại thì chúng ta có những khu nhà ở xã hội riêng. Như vậy nó sẽ tạo được những khối ở riêng tư cho người có thu nhập thấp.

Cơ quan chức năng nên có sự xem xét để hình thành những khu đất có quy mô phù hợp vừa về kinh tế vừa về nhu cầu.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần công khai thông tin, quy hoạch đó và tổ chức đấu thầu cũng như lựa chọn các nhà thầu chính xác. Tránh trường hợp lợi ích nhóm hoặc trường hợp sai phạm trong quá trình đấu thầu.

- Xin cảm ơn ông!

Khánh Hà (thực hiện)
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng coi chừng vướng vòng lao lý

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

Dùng nhiều tài khoản ngân hàng nhằm “né thuế”, người bán hàng online đối mặt với phạt nặng

Hà Nội: Người dân đối mặt với vòng xoáy giá nhà cho thuê tăng mạnh

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

9 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

9 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

9 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

9 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước