meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội: Tránh việc “nằm im trên giấy”

Thứ sáu, 10/03/2023-23:03
Tính đến thời điểm hiện tại, các dự án nhà ở xã hội hầu hết chỉ dựa vào các doanh nghiệp tư nhân. Các con số thống kê khiêm tốn cũng phần nào cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều không quá mặn mà với loại hình này. 

Các doanh nghiệp không mấy mặn mà với nhà ở xã hội

Theo VOV, mới đây Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về thị trường bất động sản. Trong đó, Bộ này đã đề nghị ban hành Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy, trên địa bàn thành phố trong cả năm 2022 chỉ có 1 trên tổng số 10 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành cũng như đưa vào sử dụng. Trong đó, quy mô của dự án duy nhất hoàn thiện là 260 căn nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Thủ Đức. Tại TP.HCM, nguồn cung của phân khúc nhà ở xã hội ngày càng eo hẹp và rơi vào bế tắc. Nguyên nhân bởi, không có dự án mới nào được cấp phép. 


Thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy, trên địa bàn thành phố trong cả năm 2022 chỉ có 1 trên tổng số 10 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành cũng như đưa vào sử dụng. Ảnh minh họa
Thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy, trên địa bàn thành phố trong cả năm 2022 chỉ có 1 trên tổng số 10 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành cũng như đưa vào sử dụng. Ảnh minh họa

Chia sẻ về các chính sách chung của TP.HCM, ông Mai Thanh Tùng - Phó phòng Phát triển nhà, Sở Xây dựng thành phố cho biết: Trong thời gian tới, UBND thành phố sẽ có văn bản kiến nghị lên Quốc hội điều chỉnh Nghị quyết 54/2017 đối với một số chính sách đặc thù phát triển thành phố, trong đó có kiến nghị về những cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhà ở xã hội. 

Cụ thể, ông Mai Thanh Tùng nêu ý kiến: “Kiến nghị Quốc hội cho phép TP.HCM được chấp thuận chủ trương đầu tư và có thể thực hiện các bước song song với nhau. Đồng thời, kiến nghị Quốc hội cho phép UBND thành phố được chủ động trong việc quyết định việc thực hiện nghĩa vụ 20% quỹ đất, có thể thực hiện bằng tiền hoặc là đổi vị trí đất khác”.

Tính đến thời điểm hiện tại, các dự án nhà ở xã hội hầu hết chỉ dựa vào các doanh nghiệp tư nhân. Các con số thống kê khiêm tốn cũng phần nào cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều không quá mặn mà với loại hình này. 

Tại khu vực TP.HCM, tập đoàn Hoàng Quân là đơn vị sở hữu nhiều dự án nhà ở xã hội rải khắp thành phố, đã có đến 4.000 căn hoàn thành. Theo ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Quân, khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp này gặp phải khi làm nhà ở xã hội chính là vấn đề về quỹ đất, đặc biệt là các quỹ đất công ở TP.HCM đã không còn nhiều.

Chính vì thế, chủ tịch Hoàng Quân đề nghị cơ chế, chính sách về lĩnh vực nhà ở xã hội sớm được tháo gỡ cũng như ban hành, sau đó đưa vào thực tiễn. Đối với các doanh nghiệp, ông Tuấn cũng đề nghị nên hạn chế các thiếu sót. Cụ thể, ông khẳng định: “Với các doanh nghiệp cần phải có nguồn vốn và có cơ chế thì sẽ làm tốt. Đồng thời, nên rút kinh nghiệm bởi trước kia chúng ta quản lý vẫn còn việc này, việc kia thiếu sót, giờ cần tập trung quản lý lại. Bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự mình quản lý sao cho tốt”.


Chủ tịch Hoàng Quân đề nghị cơ chế, chính sách về lĩnh vực nhà ở xã hội sớm được tháo gỡ cũng như ban hành, sau đó đưa vào thực tiễn. Ảnh minh họa
Chủ tịch Hoàng Quân đề nghị cơ chế, chính sách về lĩnh vực nhà ở xã hội sớm được tháo gỡ cũng như ban hành, sau đó đưa vào thực tiễn. Ảnh minh họa

Vị trí làm nhà ở xã hội phải rõ ràng

Theo đề xuất của ông Dương Long Thành - Chủ tịch Tập đoàn Thắng lợi, với những quỹ đất mà doanh nghiệp bỏ tiền mua khi làm dự án nhà ở xã hội, Nhà nước nên tính toán vào chi phí thực tế của các doanh nghiệp, không thể áp dụng theo bảng giá của Nhà nước. Nếu giữ nguyên tỷ suất sinh lời 10%, Nhà nước cần có chính sách thưởng cho các doanh nghiệp thực hiện dự án nhà ở xã hội sau khi dự án này hoàn thành, ví dụ như có thể thêm 5% lợi nhuận. 

Đáng chú ý, ông Dương Long Thành còn đề cập thêm một khó khăn khác, đó chính là việc xác định tiêu chí người mua nhà ở xã hội. Ông Thành cho rằng, có nhiều trường hợp khi đăng ký mua thì thuộc đúng diện theo quy định, thế nhưng đến khi hoàn thành dự án và cấp sổ hồng, họ lại không còn nằm trong diện này nữa.

Do đó, Chủ tịch Tập đoàn Thắng lợi cũng đề xuất các quy định cụ thể đối với những trường hợp mua nhà ở xã hội cũng như sử dụng dữ liệu quốc gia về dân cư để tiến hành xem xét, rút ngắn thời gian xin xác nhận. Ông Thành bổ sung: “Các đối tượng thu nhập thấp cứ tra ngay ở trên thuế, trong đó dễ dàng nhất là những người không phải đóng thuế thu nhập cá nhân nhằm lọc những đối tượng đó ngay từ đầu. Ngoài ra, phải làm thế nào để cơ chế phối hợp tra cứu diễn ra nhanh nhất, giải quyết các thủ tục nhanh gọn hơn đối với người mua nhà ở xã hội”. 

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Khôi - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, vấn đề quan trọng và khởi đầu của nhà ở xã hội là các tỉnh và thành phố trong quy hoạch cũng như kế hoạch phát triển nhà ở xã hội cần định danh khu vực và vị trí cụ thể. Hiện tại, điều này mới chỉ ghi nhà ở chung chung; đồng thời đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giữa nhà ở xã hội và nhà ở thương mại. 


Các chuyên gia nhấn mạnh, để đề án nhà ở xã hội có tính khả thi, bên cạnh các ưu đãi về vốn và đất đai thì cần phải có chính sách đặc thù để loại hình này đủ sức hút các doanh nghiệp tham gia. Ảnh minh họa
Các chuyên gia nhấn mạnh, để đề án nhà ở xã hội có tính khả thi, bên cạnh các ưu đãi về vốn và đất đai thì cần phải có chính sách đặc thù để loại hình này đủ sức hút các doanh nghiệp tham gia. Ảnh minh họa

Cũng theo ông Khôi, các địa phương cũng cần phải đẩy nhanh việc hoàn thiện các hạ tầng kết nối, sau đó thúc đẩy bất động sản phát triển, bao gồm cả nhà ở xã hội. Hạ tầng kỹ thuật bên ngoài hàng rào của các dự án cần phải được đồng bộ, sau đó tạo nên nguồn kết nối với hạ tầng bên trong. Trước mắt, những vấn đề thuộc địa phương thì chính quyền địa phương nên quyết định và giải quyết sớm. 

Có thể nói, nhà ở xã hội là một phân khúc nhà ở đặc biệt và mang nhiều yếu tố nhân văn và vì cộng đồng. Các chuyên gia nhấn mạnh, để đề án nhà ở xã hội có tính khả thi, bên cạnh các ưu đãi về vốn và đất đai thì cần phải có chính sách đặc thù để loại hình này đủ sức hút các doanh nghiệp tham gia.  

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

19 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

19 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

19 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

19 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước