Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu một mặt hàng của Việt Nam để tiếp tục là nhà sản xuất thịt hàng đầu thế giới
BÀI LIÊN QUAN
Lượng căn nhà bị tịch thu tại Trung Quốc tăng mạnh, nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn khóTại sao quốc gia châu Á này lại hấp dẫn giới nhà giàu Trung Quốc ồ ạt đổ tiền vào đến vậy?Vượt mặt Đức, Trung Quốc là nhà xuất khẩu xe hơi lớn thứ 2 toàn cầuTheo Nhịp sống thị trường, trích dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan, Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong năm 2022 đạt 3,25 triệu tấn, có trị giá là 1,4 tỷ USD. Kết quả này đã tăng lần lượt 13,3% và 19,7% về lượng và trị giá so với năm 2021. Năm 2022, giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam ghi nhận ở mức 432,7 USD/ tấn, tăng 5,6% so với năm 2021.
Theo nhận định của Cục Xuất Nhập khẩu, sắn và sản phẩm sắn là một trong số ít mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch tăng trưởng tốt trong năm 2022 so với năm trước đó.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sụt giảm trong tháng đầu năm
Tổng cục Thống kê đã đưa ra đánh giá về tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2023. Theo đó, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu suy giảm trong bối cảnh nền kinh tế có thể đứng trước lạm phát và thực trạng suy thoái kinh tế ở phần lớn các nước trên thế giới sẽ ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam.Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2022 tăng 10%, vượt ngưỡng 730 tỷ USD
Bộ Công Thương cho biết tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến sẽ cán mốc 732 tỷ USD trong năm nay, tăng 10% so với năm ngoái.Gạo Việt Nam đón tin vui khi Philippines quyết định giữ nguyên mức thuế nhập khẩu gạo
Việc thuế nhập khẩu gạo tại Philippines duy trì ở mức 35% được kỳ vọng sẽ có lợi cho các doanh nghiệp gạo Việt Nam. Mức thuế nhập khẩu gạo của Philippines trước đây là 40% và 50% tương ứng với gạo nhập khẩu theo hạn ngạch và gạo nhập khẩu ngoài hạn ngạch.Đặc biệt, thị trường Trung Quốc tiếp tục giữ vai trò quan trọng đối với ngành sắn của Việt Nam trong năm 2022. Cụ thể, quốc gia này vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của nước ta khi chiếm lần lượt về lượng và kim ngạch là 91,67% và 91,47% trong tổng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của cả nước với 2,98 triệu tấn, trị giá 1,28 tỷ USD, đã tăng 11% và 17,2% tương ứng với lượng và trị giá so với năm 2021.
Trong năm 2022, giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam tới Trung Quốc ghi nhận ở mức 356,8 USD/ tấn, đã tăng 6,6% so với năm trước đó.
Trung Quốc nhập khẩu lượng lớn sắn Việt Nam không chỉ dùng chi các món ăn cho người như bánh và mì mà còn dùng trong chăn nuôi heo. Năm ngoái, quốc gia tỷ dân sản xuất được 55,41 triệu tấn thịt heo, tiếp tục duy trì ngôi vị nhà sản xuất thịt lớn lớn nhất toàn cầu.
Sắn là mặt hàng thay thế hữu ích dành cho các mặt hàng thức ăn chăn nuôi đang ghi nhận tăng trưởng mạnh như hiện tại. Đậu tương và ngô là những mặt hàng quan trọng trong chăn nuôi rất đáng chú ý. Hai mặt hàng này đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong năm vừa qua vì những biến động về nguồn cung và tác động từ mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết dự kiến sản lượng ngô thế giới niên vụ 2022/2023 đạt 1155,9 triệu tấn, giảm 4,9% so với niên vụ 2021/22 (đạt 1214,9 triệu tấn) vì các vụ mùa tại Brazil, Mỹ và Argentina vẫn sụt giảm. Dự kiến sản lượng đậu tương tại Argentina sẽ giảm 4 triệu tấn vì hạn hán tác động tới năng suất gieo trồng. Do đó, 2 mặt này được cho là tiếp tục biến động về nguồn cung và giá. USDA cho biết dự kiến Trung Quốc sẽ nhập khẩu 18 triệu tấn ngô, giảm 17,7% so với niên vụ trước, bởi vậy Trung Quốc càng đẩy mạnh nhập khẩu sắn từ Việt Nam từ cuối năm 2022 nhằm đảm bảo không bị thiếu hụt trong chăn nuôi.