Gạo Việt Nam đón tin vui khi Philippines quyết định giữ nguyên mức thuế nhập khẩu gạo
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán Việt Nam hồi sinh sau cơn bĩ cực?Tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam phá vỡ kỷ lục năm ngoái, đạt ngưỡng 700 tỷ USDKim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt hơn 3,6 tỷ USD, đến gần hơn với mục tiêu nămTổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr đã đồng ý với khuyến nghị của Bộ Kinh tế trong việc kéo dài thời gian giảm thuế nhập khẩu gạo đến hết năm sau. Theo đó, gạo Việt Nam như đã đón tín hiệu tích cực vì vốn là loại gạo được ưa chuộng tại Philippines.
Thông báo ngày 18/12 của Văn phòng tổng thống Philippines cho thấy dự kiến mức thuế nhập khẩu gạo 35% sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay.
Thế nhưng, Tổng thống Marcos đã ra quyết định kéo dài thời gian áp dụng mức thuế này đến hết năm sau do Philippines đang đứng trước mức lạm phát cao nhất trong 14 năm qua.
Đối với các sản phẩm ngô và thịt heo, thuế nhập khẩu sẽ giữ nguyên ở mức 5 - 15% và 15 - 25% tương ứng. Than đá - nhiên liệu chính trong sản xuất điện có thuế nhập khẩu duy trì ở mức 0 sau cuối năm 2023, tuy nhiên sẽ thường xuyên được xem xét.
Kỳ lạ loại sa mạc đắt nhất Trung Quốc: Muốn đổi 1kg gạo lấy 1kg cát cũng khó
Sau khi nắm bắt được nhiều thông tin về sa mạc Giang Nam, phía Nhật Bản đã từng đề nghị Trung Quốc đổi 1kg gạo để lấy 1kg cát ở đây nhưng đã bị từ chối. Họ hiểu rằng, mỗi hạt cát ở đây đều là mồ hôi công sức của những người công nhân khai thác quặng.Cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu sắp đạt đỉnh: Nhiều nhà máy “gào khóc” vì chí phí tăng gấp 10 lần
Mới đây, Mỹ đã thông qua đạo luật giảm lạm phát, dự kiến sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhiều nhà máy sản xuất tại châu Âu. Cụ thể, đạo luật này cung cấp 369 tỷ USD chi tiêu, gồm những khoản trợ cấp để có thể hỗ trợ những công ty đầu tư vào năng lượng tái tạo. Hàng loạt các ưu đãi cộng với giá năng lượng rẻ hơn tại Mỹ đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc di cư của những nhà sản xuất từ châu Âu sang Mỹ.Xuất khẩu tăng cao kỷ lục nhưng gạo Việt Nam vẫn thiếu những thương hiệu lớn
Theo dự báo, trong ngắn hạn giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao khi những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu làm cho nhu cầu lương thực tăng cao. Chính vì thế mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần phải nắm bắt cơ hội trong việc tiếp cận cũng như mở rộng các thị trường mới.Việc thuế nhập khẩu gạo tại Philippines duy trì ở mức 35% được kỳ vọng sẽ có lợi cho các doanh nghiệp gạo Việt Nam. Mức thuế nhập khẩu gạo của Philippines trước đây là 40% và 50% tương ứng với gạo nhập khẩu theo hạn ngạch và gạo nhập khẩu ngoài hạn ngạch.
Việt Nam hiện đang là nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Philippines. Quốc gia này đã nhập khẩu 2,47 triệu tấn gạo Việt Nam với tổng giá trị là 1,14 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9/2022. Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết các doanh nghiệp nhập khẩu gạo tại Philippines vẫn quan tâm tới gạo Việt Nam mặc dù hiện Pakistan đang chào giá bán thấp hơn.
Báo Philstar của Philippines giải thích về điều này cho biết rằng nguồn cung sản lượng gạo Việt Nam ổn định với các loại gạo phù hợp thị hiếu của người dân tại Philippines, tuy nhiên vẫn duy trì được mức giá thành tương đối thấp.
Việt Nam cũng có lợi thế về khoảng cách địa lý, hỗ trợ việc giao hàng cho Philippines tốt hơn các đối thủ khác.
Giá gạo Thái Lan vẫn tiếp tục tăng mà vẫn chưa có điểm dừng, trong khi giá gạo của Việt Nam vẫn giữ ở mức khá ổn định. Giá gạo trắng 5% tấm của Thái Lan hiện đang ở mức 455 USD/tấn, đây là mức cao nhất thế giới, gạo 25% tấm tăng 5 USD/ tấn, ghi nhận ở mức 439 USD/ tấn.
Theo giải thích của Bộ trưởng Kế hoạch kinh tế Philippines Arsenio Balisacan, việc kéo dài thời gian áp dụng thuế nhập khẩu gạo thấp nhằm mục đích gia tăng nguồn cung lương thực trong nước, giúp đa dạng hóa nguồn lương thực thiết yếu, đồng thời giảm bớt sức ép của lạm phát.
Trong tháng 11/2022, lạm phát tại Philippines đạt ngưỡng 8%, vượt xa so với mức mà Ngân hàng trung ương Philippines (BSP) đưa ra là từ lên mức 4%. BSP đã có 7 lần điều chỉnh lãi suất, đồng thời cảnh báo sẽ siết chặt nhiều hơn nữa vào năm 2023 để đưa mức lạm phát về mức mong muốn.