meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Trong Tây Du Ký, Tây Thiên rốt cục nằm ở đâu và xa như thế nào?

Thứ hai, 31/10/2022-15:10
Tây Du Ký của đạo diễn Dương Khiết là hành trình đi Tây Trúc thỉnh kinh của cả 4 thầy trò Đường Tăng. Chính vì thế, không ít người thắc mắc rằng, Tây Thiên rốt cục nằm ở đâu và xa như thế nào?

Tây Thiên rốt cục ở đâu?

Được biết, có một thị trấn nhỏ tên là Taxila nằm cách thủ đô Islamabad của đất nước Pakistan khoảng chừng hơn 30km về phía Bắc. Đây được biết đến là vùng đất với nhiều di tích quan trọng của Phật giáo với hơn 3.000 năm tuổi. 

Đáng chú ý, dưới triều đại Maurya, Taxila phát triển khá chậm chạp, mãi đến thời Đại đế Ashoka mới đạt được đến đỉnh cao. Vào khoảng năm thứ 2 Trước công nguyên, Phật giáo cũng đã chính thức được thừa nhận là quốc giáo của Ấn Độ cổ. Trong hơn 1.000 năm sau đó, Phật giáo tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đồng thời chiếm ưu thế tại khu vực này. Và cũng trong suốt những năm tháng này, Taxila, Swat cùng với Charsadda (Pushkalavati cũ) đã trở thành 3 trung tâm quan trọng về thương mại, văn hóa và học thuật.


Có một thị trấn nhỏ tên là Taxila nằm cách thủ đô Islamabad của đất nước Pakistan khoảng chừng hơn 30km về phía Bắc được biết đến là vùng đất với nhiều di tích quan trọng của Phật giáo với hơn 3.000 năm tuổi
Có một thị trấn nhỏ tên là Taxila nằm cách thủ đô Islamabad của đất nước Pakistan khoảng chừng hơn 30km về phía Bắc được biết đến là vùng đất với nhiều di tích quan trọng của Phật giáo với hơn 3.000 năm tuổi

Đến năm 1918 tại khu vực Taxila, Chính phủ Pakistan đã cho xây dựng Viện bảo tàng Taxila với mục đích lưu giữ và trưng bày những di vật khảo cổ về một thời vàng son của Phật giáo cũng như nền nghệ thuật điêu khắc Gandhara nổi tiếng trên thế giới. Đến năm 1980, Taxila đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Theo thời gian, địa điểm này càng được mọi người chú ý và trở nên nổi tiếng. Đặc biệt, sau khi có sự xuất hiện của vị cao tăng Trung Quốc có tên gọi là Đường Huyền Trang, Taxila lại có thêm nhiều người biết đến hơn. Được biết, vào mùa xuân năm 647, vị cao tăng Đường Huyền Trang sống tại triều đại nhà Đường đã đi đến vùng đất - chính là Pakistan ngày nay để lấy kinh. Chính vì thế, điểm cuối cùng trong cuộc hành trình của 4 thầy trò Đường Tăng chính là Tây Thiên. Và địa điểm Tây Thiên được miêu tả ở trong tác phẩm Tây Du Ký nổi tiếng chính là đất nước Pakistan ngày nay.

Trong lịch sử, Đường Huyền Trang là một nhân vật hoàn toàn có thật. Ông đã dành ra hẳn 14 năm để du hành nghìn dặm, lặn lội và sưu tập kinh thư Phật giáo ở Ấn Độ với mong nguyện có thể mang được một bộ kinh thư hoàn hảo hơn về Trung Quốc. Sau khi đến được Tây Thiên, Đường Tăng cũng bắt đầu tìm thầy để học đạo, đồng thời hướng đến việc nghiên cứu Phật học tại đại học Na Lan Đà, được biết đến là trung tâm tu học Phật giáo thời bấy giờ.

Trong khoảng thời gian 14 năm lưu lạc tại Ấn Độ, Đường Huyền Trang đã thu thập được tổng cộng hơn 600 bộ kinh sách; sau đó quyết định trở về quê hương, sau đó ông tiếp tục bỏ ra thêm gần 20 năm nữa để có thể phiên dịch được 74 bộ kinh sách từ tiếng Phạn sang tiếng Hán.

Đáng chú ý, trong tác phẩm Tây Du Ký kinh điển cũng miêu tả về việc hoàng đế Đường Thái Tông đã kết nghĩa huynh đệ với Đường Tăng, ban áo cà sa quý cùng với bát vàng xin ăn cùng với người ngựa theo hộ tống ông sang đất Phật để có thể tỉnh được chân kinh. Trên đường đi, Đường Tăng đã phải kinh qua tổng cộng 81 khổ nạn, trên đường đi cũng gặp đủ các loại quỷ quái và yêu ma, danh lợi và cả tình lôi kéo. Theo như Tây Du Ký, quãng đường này dài đến 10 vạn 8 nghìn dặm; và nếu đổi ra con số đo lường như hiện tại, 1 dặm sẽ bằng 0,5km, tức là đoạn đường này kéo dài đến 54.000 km. Như vậy, bước chân của Đường Tăng đã đặt lên nhiều vùng đất, từ Tân Cương, Afghanistan, Pakistan cho đến Nepal, Ấn Độ…


Trên đường đi, Đường Tăng đã phải kinh qua tổng cộng 81 khổ nạn, trên đường đi cũng gặp đủ các loại quỷ quái và yêu ma, danh lợi và cả tình lôi kéo
Trên đường đi, Đường Tăng đã phải kinh qua tổng cộng 81 khổ nạn, trên đường đi cũng gặp đủ các loại quỷ quái và yêu ma, danh lợi và cả tình lôi kéo

Một quãng đường dài đằng đẵng như thế, phải là người có ý chí sắt đá và kiên cường như thế nào mới có thể vượt qua được? Chính vì thế, sau này người ta đã lấy hình ảnh về “đường đi Tây Thiên thỉnh kinh” để nói về sự gian khó cùng với thời gian dài lâu và khổ nhọc.  

Con đường tơ lụa huyền thoại nối văn hóa Đông - Tây

Còn có một sự trùng hợp đó là, con đường thiên lý sang Tây Thiên thỉnh kinh của Đường Tăng chính là cùng một tuyến đối với con đường tơ lụa huyền thoại kết nối văn hóa Đông Tây. 

Vào khoảng hơn 1.400 năm trước đây, từ kinh đô Trường An của Trung Quốc dù là đi về hướng Bắc hoặc là đi về hướng Nam của con đường tơ lụa, cuối cùng đều sẽ tụ họp ở Pakistan. Được biết, đây là trạm dừng chân vô cùng quan trọng của những nhà buôn trên con đường tơ lụa. Tính từ nơi này sang phía Tây đồng nghĩa với việc đã chính thức đi vào khu vực Trung Á và châu Âu. 

Nếu như muốn tiến về phía Đông, các đội buôn từ châu Âu đến Trung Á sẽ đi qua trạm dừng chân đầu tiên là Taxila trước khi tiến đến đông thổ Đại Đường. Trong tiến trình lịch sử lâu dài, thị trấn nhỏ này chính là một cánh cửa lớn đối với mọi cuộc thông thương cũng như du lịch từ Đông cho đến Tây. Bên cạnh đó, trong tiến trình lịch sử gần 3.000 năm, thị trấn Taxila chính là một dấu mốc vô cùng quan trọng và nổi tiếng trên con đường tơ lụa trên lục địa Á – Âu.


Nếu như muốn tiến về phía Đông, các đội buôn từ châu Âu đến Trung Á sẽ đi qua trạm dừng chân đầu tiên là Taxila trước khi tiến đến đông thổ Đại Đường
Nếu như muốn tiến về phía Đông, các đội buôn từ châu Âu đến Trung Á sẽ đi qua trạm dừng chân đầu tiên là Taxila trước khi tiến đến đông thổ Đại Đường

Cũng trên con đường này, mỗi năm đế quốc La Mã cổ đại đã sử dụng ¼ quốc khố của mình để có thể mua “tơ lụa Trung Quốc”, sau đó vận chuyển về nước. Thời đó, có giống ngựa Akhal-Teke thuần chủng nhất thế giới sở hữu tốc độ cực nhanh cùng với khả năng chịu đựng vô cùng dẻo dai, đã được thuần hóa cách đây khoảng 3.000 năm, sau đó được nhập về Trung Quốc thông qua con đường tơ lụa này rất nhiều lần.

Do đó, có thể khẳng định rằng, con đường tơ lụa cùng với thị trấn Taxila đã có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống bao đời nay của người dân từ Châu  u cho đến Châu Á. Cũng trên con đường tơ lụa này, các món hàng như tơ lụa, ngựa, trà, dưa hấu, lúa mì… đã không ngừng được lưu chuyển từ Đông sang Tây và ngược lại…

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

2 ngày trước