Trở thành F0, nhiều sinh viên bị kỳ thị, thậm chí đuổi khỏi phòng trọ
BÀI LIÊN QUAN
Nhiều người chủ quan sau khi khỏi Covid-19 rồi bất ngờ bị tái nhiễm: Chuyên gia nói gì?Hậu đại dịch Covid-19, nhu cầu căn hộ dịch vụ diện tích nhỏ, có thương hiệu tăng mạnh Bất chấp "bóng ma" Covid, nhiều "ông lớn" ngành BĐS vẫn đặt mục tiêu đầy tham vọng trong năm 2022Sinh viên F0 bị đuổi khỏi phòng trọ
T.H - một sinh viên năm 3 của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cố ở lại đất Thủ đô để làm thêm. Tuy nhiên, H. không ngờ bản thân sẽ phải trải qua quãng thời gian khó khăn, buồn tủi đến thế khi không có gia đình bên cạnh.
Ngày 18/2, H. cảm thấy bản thân có một số triệu chứng bất thường. Khi đi làm về, nữ sinh viên đã tự test nhanh và cho kết quả dương tính. Trở thành F0 quá bất ngờ nhưng H. vẫn thực hiện đúng quy tắc phòng chống dịch. H. dùng riêng nhà vệ sinh, nhờ bạn mua giúp đồ ăn và những vật dụng cần thiết.
Tuy nhiên, chỉ sau đó một ngày anh chị gần phòng biết chuyện, báo chủ nhà trọ đề nghị không cho H. ở lại. Chủ nhà trọ cũng gọi điện thoại, yêu cầu bố mẹ nữ sinh viên đón H. về quê vì sợ ở lại sẽ lây lan cho mọi người trong xóm.
Nhà của H. ở Hà Tây, trong gia đình có một em trai 10 tuổi chưa tiêm vaccine. Vì lo cho gia đình, H. gọi điện trấn án bố mẹ rằng sẽ tự đi xe máy về bệnh viện huyện, xin xét nghiệm và cách ly. Nữ sinh viên sốt, khó thở thời điểm về quê nhưng hàng xóm và chủ trọ không hề thông cảm hay hỗ trợ.
Đồng cảm với H., T.L. - một sinh viên khác tại Hà Nội cũng chia sẻ về khoảng thời gian bạn cùng phòng trở thành F0, bị chủ trọ không cho vào nhà. Cụ thể, trước Tết năm nay, bạn của L. có kết quả dương tính, báo với chủ trọ. Sau khi xét nghiệm ở trạm y tế và trở về phòng, bạn của L. bị chủ trọ chặn ở cổng, không cho vào nhà vì sợ lây nhiễm dịch bệnh.
Khi bạn của L. xin phép vào lấy đồ dùng cá nhân, chủ trọ cũng không đồng ý, L. phải nấu cơm mang ra cổng cho bạn ăn. Mãi 23h đêm, bạn của L. gọi điện cho y tế địa phương thì chủ nhà trọ mới cho vào phòng.
Khu cách ly F0 trong trường đại học
Có nhiều sinh viên bày tỏ khó khăn khi trở thành F0 đã được các trường đại học hỗ trợ. Cụ thể, đoàn trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội phát đi thông báo đến các đoàn viên, sinh viên không may bị mắc Covid-19, mỗi sinh viên F0 sẽ được nhà trường hỗ trợ một triệu đồng. Đoàn viên, sinh viên nên khai báo tạm trú để được hỗ trợ tại nơi ở và liên hệ bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Chia sẻ với Zing, PGS.TS Trần Thị Vân Hoa - Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân, cho biết những sinh viên F0 nếu có nhu cầu sẽ được sắp xếp cách ly tại khu ký túc xá của trường.
Tại ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), những sinh viên là F0 có sức khỏe kém hoặc có triệu chứng nặng sẽ được trường hỗ trợ trực tiếp cho từng trường hợp về việc bảo lưu môn học, hoặc tạo điều kiện học lại khi sức khỏe ổn định.
Ngày 23/2, tại phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội, ông Nguyễn Thanh Sơn, Bí thư Đảng ủy khối các trường cao đẳng, đại học Hà Nội, cho biết, Đảng ủy khối đã họp với bí thư, hiệu trưởng các trường, yêu cầu không cấm sinh viên quay lại trường nhưng cần tránh tình trạng ồ ạt; ưu tiên sinh viên năm đầu và năm cuối tới trường.
Ngoài ra, các trường cũng phải đưa F0 là sinh viên của trường mình về chăm sóc nếu chủ nhà trọ không tiếp nhận và không được bỏ sót bất cứ trường hợp nào. Mặt khác, chính quyền địa phương nên thường xuyên tuyên truyền để chủ nhà trọ không quá lo sợ, cũng không chủ quan, lơ là, không kỳ thị F0.