meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn u ám bởi sức ép từ hàng loạt sóng gió

Chủ nhật, 04/09/2022-15:09
Nền kinh tế thế giới ghi nhận quý tăng trưởng âm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.

Nền kinh tế toàn cầu đối mặt với sự suy giảm về tăng trưởng xảy ra trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn như chính sách hạn chế phòng dịch Zero Covid vẫn được áp dụng nghiêm ngặt tại Trung Quốc và lạm phát leo thang tại phương Tây. Tờ báo Nikkei Asia cho biết nền kinh tế toàn cầu xuất hiện “đường đứt gãy” và lạm phát chính là nguyên nhân chính. Nếu eo biển Đài Loan hoặc những nơi khác xảy ra khủng hoảng, đường đứt gãy này cũng có nguy cơ mở rộng phạm vi.

Một bài kiểm tra đang thách thức đối với Mỹ và châu Âu rằng liệu hai nền kinh tế này có thể tiếp tục đi đầu về thị trường toàn cầu hay không. Bởi lẽ, chính bản thân họ cũng đang phải loay hoay và chật vật nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga và nguồn lao động Trung Quốc. 


Lạm phát khiến nền kinh tế toàn cầu bị "đứt gãy" tăng trưởng
Lạm phát khiến nền kinh tế toàn cầu bị "đứt gãy" tăng trưởng

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đánh giá về nền kinh tế thế giới trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu công bố hồi tháng 7. Cụ thể, kinh tế toàn cầu ghi nhận quý 2 tăng trưởng âm do sự sụt giảm ở Trung Quốc và Nga trong khi mức độ tiêu dùng tại Mỹ không được như kỳ vọng.

Báo cáo của IMF viết: “Nền kinh tế toàn cầu vốn đã bị suy yếu vì đại dịch Covid-19 nay còn phải đối mặt với một vài cú sốc nên bị ảnh hưởng nặng nề. Đó là sự suy giảm kinh tế xấu hơn dự báo tại Trung Quốc vì những đợt bùng dịch và biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, những ảnh hưởng tồi tệ tiếp tục lan rộng từ cuộc chiến tranh tại Ukraine và lạm phát cao hơn dự báo trên toàn thế giới, nhất là tại Mỹ và các nền kinh tế lớn tại khu vực châu Âu khiến điều kiện tài chính bị thắt chặt hơn”.

Theo dự báo của nhà phân tích Yoshimasa Maruyama của SMBC Nikko Securities, tổng GDP toàn cầu sẽ giảm 2,7% trong quý. 

Trong quý 2, Mỹ, Đức, Anh và Trung Quốc đều chứng kiến mức tăng trưởng âm. Về mặt lý thuyết, nếu trải qua hai quý tăng trưởng âm liên tiếp, Mỹ đã rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế. Trong khi đó, theo dự báo đầu tháng này của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), nước này được dự báo sẽ bước vào suy thoái kinh tế trong quý 4 năm nay và cả năm 2023 sẽ ghi nhận tăng trưởng âm. 

Một khảo sát của Nikei với 10 nhà kinh tế trong khu vực tư nhân cho thấy có 3 nhà kinh tế dự báo suy thoái kinh tế Mỹ sẽ xảy ra trong năm nay hoặc nửa đầu năm 2023, trong khi 6 người khác đưa ra dự báo tương tự nhưng đối với khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro (Eurozone).

Triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn u ám bởi sức ép từ hàng loạt sóng gió - ảnh 2

Tổng sản phẩm trong nước GDP tại Nhật thực tế tăng 2,2% trong quý 2 so với cùng kỳ năm ngoái. Đó là con số như mức trước đại dịch. Thế nhưng, đa phần của sự tăng trưởng này không đến từ những yếu tố trong nước và mức tăng trưởng tiềm năng vẫn thấp. Nền kinh tế nước này có nguy cơ bị chệch hướng vì nhu cầu ở nước ngoài cũng sụt giảm.

Yếu tố dẫn đầu quá trình hồi phục hậu Covid-19 của thế giới là thiết bị và dịch vụ số bắt đầu chững lại. Bởi vậy trong bối cảnh này, những dự báo trên đã được đưa ra.

Khi công bố doanh thu máy tính của công ty hồi cuối tháng 7, CEO của hãng công nghệ Intel, ông Patrick Gelsinger, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng một số khách hàng lớn nhất đang giảm mức hàng tồn kho với tốc độ chưa từng có trong 10 năm qua”. 

Intel ghi nhận quý 2 năm nay lỗ ròng đầu tiên kể từ khi trải qua quý cuối cùng của năm 2017.

Công ty International Data Corp. có trụ sở tại Mỹ cho biết doanh số điện thoại thông minh giảm 9% trong quý 2 trong khi doanh số máy tính cá nhân toàn cầu giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Gần đây, hãng nghiên cứu Gartner đã đưa ra mức dự báo tăng trưởng doanh thu bán dẫn trên toàn cầu thấp hơn so với trước đây. Cụ thể, dự báo mức tăng trưởng trong năm nay sẽ còn 7,4% thay vì 13,6% như đã nói trước đó.

Thị trường hàng hóa cũng đang đối mặt với vô vàn khó khăn. Kim loại đồng - mặt hàng có độ nhạy cảm cao với những sự thay đổi trong nền kinh tế đã giao dịch ở mức giá khoảng 8.100 USD/tấn vào ngày 15/8. Con số này giảm gần 30% so với thời điểm ngay sau khi Nga mở đầu cuộc chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và hồi cuối tháng 2. Nhôm hay niken là những loại thép công nghiệp đang giao dịch ở mức thấp hơn 10 đến 20% so với thời điểm ngay sau khi nổ ra cuộc xung đột tại Ukraine.

Các chuyên gia kinh tế nhận định triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn khá u ám. Lĩnh vực bất động sản là động lực chính cho tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc nhưng vẫn lao dốc cho dù các biện pháp phong tỏa chống dịch kéo dài nhiều tháng tại Thượng Hải đã được dỡ bỏ hồi tháng 6. Do đó, kinh tế Trung Quốc suy giảm 10% trong quý 2 so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 7, Trung Quốc ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ lên tới mức 19,9%.

Triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn u ám bởi sức ép từ hàng loạt sóng gió - ảnh 3

Còn tại khu vực châu Âu, nguồn cung năng lượng cho lục địa già đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do chiến tranh tại Ukraine. Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom bắt đầu cắt giảm hơn 80% lượng khí đốt tới Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong tháng 7. Theo chia sẻ từ hãng hóa chất BASF của Đức, công ty lo ngại rằng sẽ không thể tiếp tục đi vào hoạt động nếu tình trạng nguồn cung khí đốt không tăng lên.

Các hộ gia đình tại Đức đang phải thắt lưng buộc bụng vì chi phí cho những mặt hàng cơ bản nhất tăng cao. Trong tháng 6, doanh thu bán lẻ của Đức giảm 8,8%. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ khi chỉ số này được theo dõi vào năm 1994.

Khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro chứng kiến mức lạm phát tăng 3 tháng liên tiếp với 8,9% trong tháng 7. Ngày 27/7, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã thực hiện nâng lãi suất từ -0,5% lên 0%. Đây cũng là lần đầu tiên mà ngân hàng Trung ương Châu Âu tăng lãi suất trong 11 năm để kiểm soát sự gia tăng của giá cả. 

Cục dự trữ liên bang Mỹ cũng đã nâng lãi suất 0,75% trong tháng 6 và một lần tăng với số điểm phần trăm tương tự trong tháng 7 khiến lãi suất quỹ liên bang lên mức 2,5%. Con số này được xem là trung lập vì sẽ không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hoặc làm hạ nhiệt. Thế nhưng, tại Mỹ, mức lạm phát vẫn trên 8%. Điều này gây ra những lo ngại về việc Cục dự trữ liên bang tiếp tục tăng lãi suất lên mức trên 3%.

Theo nhận định của các nhà phân tích, chi tiêu của các hộ gia đình đang bị bóp nghẹt vì lạm phát leo thang. Tuy nhiên, việc nâng lãi suất quá nhanh có thể khiến nền kinh tế tăng trưởng mạnh của Mỹ bị tổn hại nặng nề.

Để có được sự cân bằng ít ỏi giữa việc chống suy thoái kinh tế và kìm hãm đà tăng kỷ lục của giá cả, cả Mỹ và châu Âu đều đang đứng trước những thách thức vô cùng lớn. 

Theo nhận định của một số nhà phân tích, Mỹ ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống gần mức thấp nhất 50 năm là 3,5% bởi vậy, kinh tế Mỹ dường như đang ở trạng thái khá tốt. Thế nhưng, vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro, chẳng hạn như nhiều tập đoàn công nghệ Mỹ bắt đầu cắt giảm lao động.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

21 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

21 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

21 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

21 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước