meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Trào lưu “âm thầm nghỉ việc” thu hút hàng triệu lượt xem trên TikTok

Chủ nhật, 09/10/2022-08:10
Trên ứng dụng TikTok, những từ khóa như “làm việc cầm chừng” hay “âm thầm bỏ cuộc” đã thu hút tới hơn 3,5 triệu lượt xem.

Theo VTV, “làm việc cầm chừng” là cụm từ để chỉ khi bạn không muốn làm những công việc mà trong hợp đồng không có. Một khi quyết định làm việc như vậy, có nghĩa là bạn nhận ra mình không cần phải quan tâm tới một công việc nơi mà không ai chú ý đến quyền lợi của bạn, và cũng là khi bạn không chấp nhận đảm nhiệm phần việc của 2-3 người cùng một lúc.

Mỗi người sẽ có khái niệm khác nhau liên quan đến điều này. Tuy nhiên, những từ khóa như “làm việc cầm chừng” hay “âm thầm bỏ cuộc” đang rất “hot” khi thu hút tới hàng triệu lượt xem trên nền tảng TikTok. Hiện những video chứa nội dung xoay quanh vấn đề này đang gây tranh cãi trong giới trẻ.

Liệu làn sóng làm việc theo kiểu này là biểu hiện của sự lười biếng, thái độ tiêu cực với công việc hay chỉ là sự cân bằng giữa chơi và làm?

Sự bỏ cuộc

Một người “làm việc cầm chừng” nghĩa là họ sẽ chỉ cống hiến ở mức 90% khả năng, thay vì 120%, nhưng chừng đó là đủ để hoàn thành công việc mà không cần nỗ lực quá nhiều. Theo nhiều thông tin và quan điểm, đó là một kiểu làm việc thiếu trách nhiệm, có phần lười biếng, và cách làm việc này được gán mác cho những người trẻ tuổi hay GenZ.

Thế nhưng, nhiều người cho rằng đó là sự bất công khi gán mác như vậy. Dù là gen nào đi chăng nữa cũng đề có quyền nghỉ ngơi và cân bằng cuộc sống thay vì bị giao thêm việc và quá tải. Các công ty tỏ ra lo ngại khi xu hướng này nhanh chóng lan rộng và bắt đầu ăn sâu và trở thành một cách sống. Người ta sẽ dần không có động lực làm việc và rơi vào trạng thái dễ bỏ cuộc hơn.


Trào lưu "âm thầm nghỉ việc" hay "làm việc cầm chừng" đang trở thành hiện tượng
Trào lưu "âm thầm nghỉ việc" hay "làm việc cầm chừng" đang trở thành hiện tượng

Một người dùng chia sẻ rằng: “Khi tôi nhận việc sếp giao, tôi thường xin hoãn đến hôm sau hoặc bảo lại sếp giao cho ai khác làm. Cũng có lúc tôi mặc kệ luôn”.

Khá nhiều người lao động trẻ hiện nay tại Việt Nam làm việc một cách hời hợt, không có nguồn cảm hứng và thường xuyên ở tâm thế trái ngược lại với yêu cầu của cấp trên và công việc. Và điều này cũng đang xảy ra ở nhiều quốc gia khác.
 
Giáo sư Alfred Wu tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu cho hay những người lao động này cảm thấy hết động lực để phấn đấu. Bởi vậy, họ sẽ thu hẹp hoàn toàn các hoạt động xã hội và kinh tế. Họ thậm chí còn cảm thấy muốn nói “không” với cấp trên và không muốn hợp tác.

Sự tiêu cực này không hoàn toàn đến từ chính người lao động. Theo bình luận của tờ CNA Singapore, người lao động cảm thấy mất động lực vì lương thấp cùng với chi phí sinh hoạt không ngừng tăng cao và việc tự mua nhà mua xe là điều bất khả thi trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Hơn nữa, người lao động dường như phải thay đổi hoàn toàn tư duy về việc có cần phải đến cơ quan ngồi cả ngày hay không sau 2 năm Covid 19 khiến chúng ta phải giãn cách và làm việc từ xa. Thậm chí, tỷ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia đạt tới 2 chữ số. Bởi vậy, nhiều người trẻ tỏ rõ thái độ rằng: “Vì sao phải cố gắng chứ?”

Hãng tin CNBC nói rằng hiện nay người trẻ đang đối mặt với thời đại kinh tế nhạy cảm. Giai đoạn này có thể khiến một bộ phận người lao động cảm thấy mất phương hướng và không có sức bật. Và họ đã phản ứng lại với những khó khăn này là cách "làm việc cầm chừng" hay “Quiet Quitting”.

Lý do dẫn đến xu hướng “âm thầm bỏ cuộc” ở Mỹ

Năm 2021, Mỹ ghi nhận làn sóng nghỉ việc hàng loạt. Liệu “âm thầm bỏ cuộc” có thể là một phiên bản khác của xu hướng đó hay không?

Trang CNN cho biết vào tháng 6 năm ngoái, Mỹ chứng kiến cứ 3 người lao động thì có 1 người xem xét nghỉ việc. Riêng tháng 5, đã có 3 triệu người nộp đơn xin nghỉ việc. Trong số những người được hỏi, có 60% cho biết họ không hài lòng với công việc của mình.

Kết quả là nhiều người chưa làm việc đến đâu đã có ý định nhảy việc, thậm chí còn nhảy việc thường xuyên. Thế nhưng, lúc đó, các công ty mới hoạt động trở lại hậu đại dịch và cũng có rất nhiều vị trí trống nên người lao động có thể lựa chọn thoải mái mà không sợ thu nhập bị ảnh hưởng.

Trong năm nay, "Quiet Quitting" hay "âm thầm bỏ cuộc" đang được xem là hiện tượng mới, có tác động hơi khác biệt.

Trào lưu “âm thầm nghỉ việc” thu hút hàng triệu lượt xem trên TikTok - ảnh 2

Phóng viên Lê Tuyển thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại Mỹ cho biết thuật ngữ "Quiet Quitting" có thể được hiểu là “làm vừa đủ”. Cách làm việc này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: người vốn có tính ì sẵn, người muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, người thấy công sức bỏ ra không được ghi nhận xứng đáng. Thế nhưng, khoảng cách giữa kém năng suất và làm vừa đủ rất nhỏ.

Nếu người lao động vẫn tuân theo đúng giờ làm và đạt kết quả tốt, đúng tiến độ, thì làm vừa đủ sẽ không vấn đề gì. Thế nhưng, đó sẽ là vấn đề lớn khi giờ giấc lệch lạc, giảm chất lượng và tồi tệ hơn là ảnh hưởng tới nhiều lao động khác làm giảm sút hiệu quả của tập thể.

Mới đây, Bộ Lao động Mỹ đã đưa ra công bố rằng nước này ghi nhận năng suất lao động đã giảm tới hơn 4% trong quý II. Mặc dù cũng có nhiều lý do khác như tư tưởng “làm vừa đủ” cũng đóng góp một phần lớn.

Lao động có tư tưởng làm vừa đủ như vậy chiếm tới hơn ½ lực lượng lao động tại Mỹ, theo khảo sát của hãng Gallup.

Thời báo New York cho biết 8/10 tập đoàn ở Mỹ đã dùng công nghệ theo dõi năng suất với khối công nhân chủ yếu làm việc theo hình thức lao động tay chân. Công nghệ này được áp dụng với từng ca và từng người. Trong khi đó, biện pháp này cũng đang dần được áp dụng với lực lượng lao động tri thức. Như vậy, nhân viên dù làm việc ở cơ quan hay ở nhà đều bị theo dõi và tích điểm. Họ sẽ bị ghi lại ngay lập tức nếu nút “yên lặng” hay “không hoạt động” hiện lên. Ngoài ra, người lao động có thể bị trừ lương hoặc nặng hơn là sa thải nếu nghỉ quá lâu trong giờ làm việc.

Trào lưu “âm thầm nghỉ việc” thu hút hàng triệu lượt xem trên TikTok - ảnh 3

Tất nhiên, biện pháp này không thể áp dụng với tất cả công việc và có thể gây sức ép quá lớn cho nhiều người lao động. Thế nhưng, theo các công ty tại Mỹ, họ đã có quyết định công bằng hơn về lương thưởng và nhân sự nhờ công nghệ đó.

Sự thay đổi

Các công ty không cho rằng làn sóng trên là một trào lưu có thể nhanh chóng tàn đi. Thay vào đó, họ nhận ra những biểu hiện tiêu cực trong môi trường công sở và có cách để mọi việc sẽ có chuyển biến tốt đẹp hơn. Bởi lẽ, những kiểu làm việc cầm chừng và thiếu sự nhiệt huyết có thể không quá tác động đến ngành này nhưng rất nguy hiểm đối với ngành khác.

Theo tạp chí Forbes, tác hại của hiện tượng người lao động cảm thấy thiếu kết nối với nơi làm việc là rất lớn đối với ngành y tế hay giáo dục. Chẳng hạn như, một bác sĩ cảm thấy mất động lực và không nhiệt huyết trong việc chữa trị cho bệnh nhân và cũng không sẵn sàng để làm việc ngoài giờ. Các nhà tuyển dụng được khuyến khích dành thời gian quan tâm tới nguyện vọng và tâm lý của người lao động thay vì thả nổi nhằm giải quyết tình trạng trên. Ngoài ra, họ cũng được khuyên nên thực hiện chính sách giờ làm việc linh hoạt hơn và nên tôn trọng ngày nghỉ của người lao động.

Trở lại với câu chuyện tại khu vực châu Á, hồi đầu năm nay, “trào lưu nằm thẳng” tại Trung Quốc đến trào lưu này đều đang chỉ ra một sự thiếu gắn kết giữa người trẻ và nơi làm việc của họ. Họ đã chịu thiệt thòi là trải qua tới  2 năm giãn cách vì dịch bệnh. Điều đó tác động rất lớn tới tinh thần của những người mới tham gia vào lực lượng lao động.

Nhiều doanh nghiệp đã kết hợp những hình thức làm việc song song một cách linh hoạt. Theo đó nhân viên có thể dành thời gian ít hơn ở nơi công sở mà vẫn làm được việc. Công ty có đưa ra cách kỷ luật với cách làm việc chây ì thì cũng có sự khuyến khích với những nhân viên có cố gắng. Không bao lâu nữa, thế hệ Millennial rồi Gen Z sẽ trở thành lực lượng lao động chính trên thị trường với một tư duy làm việc và cách cống hiến kiểu mới. Bởi vậy, các công ty cũng có một số thay đổi như nên kết hợp tinh thần tự do linh hoạt của người trẻ và khơi gợi sự cống hiến tích cực cho doanh nghiệp.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

1 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

1 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

1 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

1 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

1 ngày trước