Top nền kinh tế lớn theo GDP ở Đông Nam Á năm 2021: Bất ngờ trước vị trí của Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia kinh tế, CEO bất động sản nói gì về gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng?Phát triển khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành trung tâm giao thương mang tầm quốc tế Thị trường bất động sản liệu có "nóng sốt" khi Chính Phủ kích thích kinh tế bằng gói hỗ trợ hàng chục nghìn tỷ đồng?Sáng nay ngày 21/2, Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia Thái Lan đã công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý cuối cùng và cả năm 2021. Cụ thể, nền kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng 1,8% (có hiệu chỉnh mùa vụ) trong quý 4/2021. Con số này đã vượt qua dự báo tăng 1,4% so với quý trước trong một cuộc thăm dò của Reuters.
Theo đó, GDP Thái Lan đã tăng 1,9% trong quý cuối cùng so với cùng kỳ năm trước. Dữ liệu còn cho thấy, nền kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng 1,6% trong cả năm 2021. Được biết, Thái Lan là quốc gia cuối cùng trong nhóm ASEAN-6 công bố kết quả tăng trưởng kinh tế.
Theo dữ liệu sơ bộ được công bố hôm 3/1/2022 của Singapore, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 7,2% trong năm 2021, phục hồi từ mức âm 5,4% năm 2020. Như vậy, kể từ năm 2010 - thời điểm nền kinh tế Singapore phục hồi 14,5% sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì mức tăng trưởng kinh tế Singapore trong năm 2021 là mức cao nhất.
Đối với Indonesia, theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê Indonesia, GDP trong năm 2021 tăng trưởng 3,69% so với cùng kỳ, phục hồi từ mức tăng trưởng âm 2,07% vào năm 2020 vượt qua mức dự báo tăng trưởng mức 3,7% của nước này.
Theo Cục thống kê Malaysia, GDP quốc gia này đã tăng trưởng 3,1% trong năm 2021 so với cùng kỳ. Trong khi đó, GDP Philippines tăng 5,6% trong năm 2021 so với cùng kỳ.
Còn tại Việt Nam, nền kinh tế nước ta tăng trưởng 2,58% trong năm 2021 so với năm 2020. Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, mức tăng trưởng này thấp hơn so với các dự báo của các tổ chức quốc tế. Nguyên nhân bởi, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Đặc biệt quý 3/2021, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Mặt khác, mức tăng trưởng này cũng dựa trên nền tảng năm 2020 tăng trưởng dương 2,91%.
Như vậy, trong năm 2021, Việt Nam đứng thứ 5 về GDP trong khu vực Đông Nam Á với GDP khoảng 352 tỷ USD, xếp sau Singapore với vị trí thứ 4 với 364 tỷ USD. Vị trí top 3 là Indonesia, Thái Lan và Philippines không thay đổi so với năm 2020. Malaysia cũng tiếp tục giữ vị trí thứ 6 trong nhóm các nền kinh tế lớn của khu vực.
Năm 2020 là lần đầu tiên Việt Nam vượt Singapore để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á về GDP. Ở thời điểm đó, dự báo kinh tế Việt Nam có thể bắt kịp Singapore vào năm 2029 của DBS dựa trên một số giả định. Thứ nhất, Việt Nam có thể tăng trưởng bình quân 5,5% trong những năm tới, trung bình khoảng 6-6,5% trong trung hạn khoảng 10 năm. Thứ hai, tỷ lệ tăng trưởng dân số ngắn hạn trong độ tuổi lao động của Việt Nam là 1% rồi giảm dần xuống 0,5%. Cuối cùng, các nền kinh tế khu vực cũng giữ mức tăng trưởng bình quân vốn có, với Singapore là 2,5%.
Tuy nhiên, Việt Nam đã vượt qua Singapore về mặt quy mô kinh tế chỉ sau một năm. Đáng tiếc, thứ hạng của Việt Nam đã giảm sau 1 năm nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của làn sóng Covid-19 lần thứ 4.
Năm nay, Việt Nam đang được kỳ vọng có thể lấy lại tốc độ tăng trưởng 6-7% như trước Covid-19, theo đó trở lại vị trí thứ 4 về quy mô nền kinh tế trong khu vực ASEAN.