meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hai địa phương “đầu tàu” kinh tế lên kế hoạch đẩy mạnh đầu tư công trong năm 2022

Thứ tư, 16/02/2022-11:02
UBND Thành phố Hà Nội dự kiến dành 51.072,9 tỷ đồng cho đầu tư công. TP Hồ Chí Minh dành 45.000 tỷ đồng cho đầu tư công. 

Kế hoạch giải ngân nguồn vốn đầu tư công 

Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước. Vì vậy, trong năm 2022, các hoạt động đầu tư công được triển khai mạnh mẽ tại Thủ đô. Trong đó, kế hoạch đầu tư công ngân cấp ngân sách Thành phố Hà Nội là hơn 34.000 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện là gần 17.000 tỷ đồng. 

Một số dự án hạ tầng giao thông sẽ được thành phố điều chỉnh chủ trương đầu tư trong năm 2022. Đó là dự án tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn – Ga Hà Nội, quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9 đường sắt đô thị tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo. Dự án đường sắt đô thị tuyến số 3 đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai cũng sẽ được thành phố triển khai phê duyệt chủ trương đầu tư. 

UBND Thành phố Hà Nội cho biết, việc giải ngân đầu tư công cần được khẩn trương triển khai quyết liệt để hoàn thành đúng tiến độ trong năm 2022. Bởi đây là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025 của Chính phủ. Đầu tư công tiếp tục là động lực cho tăng trưởng năm 2022 và giai đoạn sắp tới.

Ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết sẽ tập trung quyết liệt triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022 ngay từ những ngày đầu, tháng đầu, đặc biệt gắn với trách nhiệm người đứng đầu.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu: “Chúng ta phải vào cuộc quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công cũng như cam kết của các chủ đầu tư, các ngành, các địa bàn…”. Báo cáo của Tổng cục Thống kê, tháng 1/2022, Hà Nội là địa phương có tỷ lệ giải ngân đầu tư công cao nhất cả nước, đạt mức 3.374 tỷ đồng. 


Các dự án hạ tầng giao thông sẽ được đẩy mạnh đầu tư trong năm 2022.
Các dự án hạ tầng giao thông sẽ được đẩy mạnh đầu tư trong năm 2022.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến dành 45.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm 2022 với nguồn vốn từ Trung ương và từ địa phương. Trong đó, Hội đồng Nhân dân thống nhất dự kiến bố trí nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn mà Trung ương bố trí cho Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 là hơn 2.479 tỷ đồng. Đồng thời, nguồn vốn ngân sách nhà nước của Thành phố Hồ Chí Minh là 42.508 tỷ đồng.

Một số các dự án trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh có sử dụng ngân sách Trung ương là: Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên để kết nối tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai qua sông Sài Gòn với số vốn 1.000 tỷ đồng;  Dự án xây dựng mới Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh có số vốn đầu tư trên 283,6 tỷ đồng; Dự án xây dựng nút giao thông An Phú trị giá khoảng 365 tỷ đồng;...

Nguồn vốn ODA (vốn hợp tác phát triển chính thức, một hình thức đầu tư nước ngoài) cấp phát từ ngân sách Trung ương sẽ dành cho một số dự án sau: Dự án Cải thiện môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh, lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ, giai đoạn 2 với số vốn là 190 tỷ đồng; Dự án Hỗ trợ kỹ thuật cho dự án Phát triển giao thông xanh TP.HCM với số vốn là 50 tỷ đồng; Dự án Vệ sinh môi trường TP. Hồ Chí Minh - giai đoạn 2 với số vốn là 400 tỷ đồng. 

Giải ngân đầu tư công giúp phát triển nền kinh tế 

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Quốc hội đã thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, chủ yếu thực hiện trong 2 năm 2022 - 2023, trong đó bổ sung thêm nguồn lực cho đầu tư công. Vì vậy, áp lực giải ngân vốn đầu tư công chủ yếu trong 2 năm 2022 - 2023 rất lớn vì ngoài số vốn Quốc hội quyết định kế hoạch năm 2022 - 2023 trong kế hoạch đầu tư công trung hạn còn một lượng vốn bổ sung từ nguồn vốn thực hiện Chương trình.

Việc triển khai kế hoạch đầu tư công có hiệu quả có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng góp phần tạo năng lực sản xuất mới, thu hút đầu tư, phục hồi và phát triển kinh tế để thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội năm 2022. Bên cạnh đó, năm 2022 còn là năm đầu tiên của tiến trình phục hồi kinh tế, nên tiến trình giải ngân đầu tư công sẽ được đẩy mạnh. 

Vốn đầu tư công thuộc kế hoạch năm 2021 đã giải ngân được trên 431.188 tỷ đồng, đạt 93,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (tính đến ngày 31/1/2022). 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Theo chuyên gia, kết quả này là rất tích cực đặc biệt khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đã diễn biến rất phức tạp trong năm 2021. Nhiều địa phương, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh trở thành tâm dịch, gây thiệt hại về kinh tế - xã hội rất lớn. 

Nhận xét về tiến trình giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 sẽ tăng 20-30% so với giải ngân thực tế năm 2021 nhờ một số yếu tố. Đó là nguồn vốn bổ sung phát triển kết cấu hạ tầng từ gói kích thích kinh tế mới được thông qua; nút thắt thiếu đá xây dựng và đất đắp đã được giải quyết khi Chính phủ cấp phép khai thác cho các mỏ mới; giá vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, đá xây dựng được dự báo sẽ giảm trong năm tới; thực tế giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 ở mức thấp, chỉ đạt 84% kế hoạch cả năm; nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đã hoàn thành công tác chuẩn bị, giải phóng mặt bằng và sẽ bắt đầu thi công các hạng mục chính vào năm sau…

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cũng đã dành nguồn vốn đầu tư lớn dành cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Tạo điều kiện mở rộng và đồng bộ hạ tầng giao thông trên cả nước. Trong đó có những dự án trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam, dự án vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội.  

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước