Tín hiệu hồi phục khả quan của thị trường bất động sản bán lẻ
BÀI LIÊN QUAN
VARS: Thị trường bất động sản dễ “đột quỵ” khi liên tục có diễn biến bất thườngBất động sản Nam Định: Giá đất nền lên tới 40 triệu đồng/m2, chung cư đạt 16 triệu đồng/m2 Thị trường bất động sản Trung Quốc “hạ cánh mềm” có thể chỉ là mong muốn chủ quanTheo VnEconomy, nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ tăng so với năm 2021 với tỉ lệ hấp thu siêu thị lớn và mặt bằng kinh doanh vượt 90%. Đáng chú ý, quý 4/2022 ghi nhận sự phát triển mạnh của thị trường bán lẻ với nhiều nhà bán lẻ nước ngoài mở rộng thị trường và tăng quy mô cửa hàng tại Việt Nam. Ví dụ như Uniqlo đã khai trương 4 cửa hàng mới tại TP HCM và Hà Nội.
Ngoài ra, giá thuê mặt bằng các trung tâm thương mại bên ngoài trung tâm Hà Nội ghi nhận mức 30 USD/ m2/ tháng, còn ở trung tâm là hơn 100 USD/m2/ tháng. Trong các ngõ, giá mặt bằng bán lẻ tăng mạnh. Giá thuê mặt bằng trung tâm thương mại ngoài trung tâm TP HCM đạt hơn 40 USD/ m2/ tháng, giá thuê tại vùng trung tâm 130 USD/ m2/ tháng. Giá thuê dự kiến sẽ tăng liên tục giữa bối cảnh diện tích mặt bằng hạn chế ở các trung tâm thương mại chất lượng.
Cơ hội cho nhà đất tư sở hữu bất động sản giá rẻ trước thềm Tết âm lịch?
Nhìn chung, thị trường bất động sản ở thời điểm tháng cuối cùng của năm âm lịch vẫn chưa có những chuyển biến mới tích cực khi vẫn chứng kiến thanh khoản ở mức thấp. Thị trường địa ốc vẫn đang cho thấy bức tranh ảm đạm, thế nhưng xét theo góc độ đầu tư thì thị trường được đánh giá là cơ hội để những người có sẵn tiền mặt có thể sở hữu bất động sản giá rẻ trước thềm Tết Nguyên đán.Môi giới bất động sản trong xu hướng sáng tạo nội dung số
Sau một năm ghi nhận lượng giao dịch bất động sản (BĐS) không mấy khả quan, thị trường nhà đất bước vào chu kỳ mới năm 2023 với nhiều kỳ vọng. Đây là cơ hội bứt sóng với nhiều môi giới, đặc biệt là đặt trong xu hướng sáng tạo nội dung marketing BĐS nền tảng số ngày càng sôi động, tăng khả năng tiếp cận khách hàng.Môi giới bất động sản xoay sở đủ nghề để trang trải khi Tết sắp về
Thị trường bất động sản ảm đạm không có giao dịch, lại cộng thêm áp lực khi Tết đến xuân về khiến cho nhiều môi giới phải xoay sở đủ nghề để kiếm tiền trang trải, hi vọng một cái Tết ấm no và trọn vẹn.Công ty Colliers đã giải thích về sự chuyển biến này xuất phát từ việc hoạt động du lịch sôi nổi trở lại. Đây là lý do tác động tới hoạt động bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam.
Số liệu gần nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy khách quốc tế đến nước ta trong cả năm 2022 đạt 3.661,2 nghìn người, gấp 23,3 lần so với năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 theo đó ước đạt 5.679,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với năm 2021.
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ trong nước và quốc tế liên tục tìm kiếm các mặt bằng phù hợp tại Hà Nội và TP HCM nhằm mở rộng các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, địa bàn truyền thống phát triển mạnh về bán lẻ và dịch vụ ở các thị trường lân cận như Cần Thơ, Hải Phòng… cũng thu hút sự chú ý từ các doanh nghiệp.
Dẫu vậy, theo nhiều chuyên gia, tiềm năng không có nghĩa là thành công cho tất cả. Các nhà bán lẻ muốn gia nhập cuộc chơi hay lớn mạnh trên thị trường Việt không đơn giản. Họ cần phải liên tục học hỏi, cho dù mỗi phép thử có thể phải trả giá đắt.
Theo nhận định của các chuyên gia về doanh nghiệp nội địa và nước ngoài đang áp dụng các chiến lược khác nhau để tăng trưởng, thị trường bán lẻ Việt Nam có sự biến động và cạnh tranh cao. Điều đó cho thấy các thương hiệu thường xuyên so kè nhau về giá, cách tiếp thị và bán hàng để thu hút khách hàng mới, cũng như giữ chân khách hàng hiện hữu.
Thị trường cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ ngắn hạn như nhu cầu tiêu dùng thay đổi, chi phí tăng, đến dài hạn như khẩu vị mua sắm, độ phủ uy tín của nhà bán lẻ…
Bên cạnh đó, áp lực đổi mới càng cao khi việc mở rộng bị hạn chế vì giá đất, giá thuê và quỹ đất ngày càng khan hiếm, đặc biệt là ở Hà Nội và TP HCM. Bởi vậy, việc phát triển những mô hình bán lẻ quy mô khác nhau tại những thành phố này không đơn giản.
Những thách thức vô hình chung giúp Việt Nam góp mặt trong danh sách những thị trường bán lẻ năng động nhất châu Á khi nhìn lại chiến lược mở rộng vào năm ngoái.
Franchise (mô hình nhượng quyền) được xem là giải pháp ưu việt mà các thương hiệu cửa hàng tiện lợi thực hiện để nhân rộng số lượng. Chiến lược này có lợi thế là chi phí đầu tư vừa sức và tính linh hoạt cao.
Hơn nữa tối ưu hệ sinh thái bán lẻ sẵn có và đa dạng hóa danh mục sản phẩm cũng là cách mà doanh nghiệp hợp tác với nhau để gia tăng độ phủ thương hiệu.
Ngoài sự sôi động của khối nội, các ông lớn quốc tế cũng tham vọng không kém, dù dưới vai trò là bên bán bên mua hay khách thuê - chủ đất, tuy nhiên việc tìm được đối tác có thế mạnh phù hợp đang là một chiến lược lâu dài và mở rộng khôn ngoan.