Tìm hiểu về ngành học Big Data và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai
BÀI LIÊN QUAN
Xu hướng của Big Data hiện nay và những loại dữ liệu phổ biếnTìm hiểu về Viện nghiên cứu Big Data của VingroupTìm hiểu về các tài liệu học Big data và lộ trình học cơ bản1. Ngành Big Data là gì?
Big Data (hay là Dữ liệu lớn) là các tập dữ liệu có khối lượng rất lớn và phức tạp. Do vậy các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý cũng như xử lý dữ liệu trong một khoảng thời gian hợp lý.
Big data thường đặc trưng với 3V đó là:
– Volume: Khối lượng dữ liệu
– Variety: Dữ liệu đa dạng
– Velocity: Vận tốc mà dữ liệu cần được xử lý, phân tích
2. Ứng dụng của Ngành Big Data
Một số ứng dụng của Big Data trong đời sống đó là:
Nhìn vào sự tăng trưởng của những trang thương mại điện tự như Shoppe, Tiki… Big Data đã tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp bằng cách thu thập dữ liệu, đánh giá hành vi khách hàng và đề xuất những sản phẩm tương tự.
Trong ngành Digital Marketing, Big Data giúp việc phân tích thị trường, đối thủ, xác định người dùng trên những phương tiện truyền thông. Bên cạnh đó, còn giúp cho doanh nghiệp thống kê được hiệu suất, sự tương tác hay những gì có thể làm để cho ra kết quả tốt hơn.
3. Tại sao nên theo học ngành Big Data?
Big Data có thể sử dụng cho nhiều công việc bao gồm như: Kiểm tra và quản lý tất cả dữ liệu khách hàng để nâng cao trải nghiệm của họ và từ đó đưa ra phương hướng giữ khách hàng cho mình.
Phân tích các hoạt động của doanh nghiệp, công ty giúp cho việc cải thiện hiệu suất làm việc và vận hành có tổ chức hơn, hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó còn giúp tối ưu hóa giá cả, tăng doanh thu, giảm thiểu rủi. Có thể khẳng định công nghệ Big Data chính là chìa khóa thành công dành cho các doanh nghiệp lớn trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
4. Các công việc trong ngành Big Data
Các công việc trong ngành Big Data bao gồm:
Data Scientist
Theo Payscale, có rất nhiều cơ hội dành cho Data Scientist tài năng có khả năng khai thác và phân tích dữ liệu ở trong các tập đoàn lớn. Kết hợp với những công ty/tổ chức CNTT đa chức năng, họ biên dịch và tạo ra những mô hình thống kê khác nhau, từ đó đề xuất phương hướng phát triển cũng như kế hoạch hành động phù hợp.
Yêu cầu chuyên môn đó là: Data Scientist cần phải có kiến thức chuyên môn về các kỹ thuật khai thác dữ liệu bào gồm phân cụm, phân tích hồi quy, cây quyết định. Vị trí này thường sẽ đòi hỏi một số bằng cấp như thạc sĩ hay tiến sĩ về khoa học dữ liệu, thêm vào đó kinh nghiệm làm việc ở lĩnh vực có liên quan cũng rất quan trọng.
Data Engineer
Data Engineer, như PayScale chỉ ra, sử dụng những thế mạnh khoa học và kỹ thuật máy tính để tổng hợp, phân tích, thao tác các tập dữ liệu lớn. Các tác vụ phổ biến gồm có tạo và dịch thuật toán máy tính thành mã nguyên mẫu, phát triển những quy trình kỹ thuật nhằm để cải thiện khả năng truy cập dữ liệu và thiết kế báo cáo, bảng điều khiển và công cụ cho người dùng cuối.
Yêu cầu chuyên môn: Nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên cho vị trí Data Engineer cần phải hoàn thành bậc đại học về khoa học máy tính hoặc lĩnh vực khác có liên quan. Họ cũng ưu tiên các ứng viên có từ 03 đến 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Ứng viên cũng phải thành thạo một số kỹ năng gồm kiến thức hệ thống Linux, thiết kế cơ sở dữ liệu SQL và ngôn ngữ mã hóa như là Java, Python, Kafka, Hive hoặc là Storm. Kỹ năng mềm bao gồm các khả năng giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói cũng như khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm.
Data Engineer cần phải thành thạo kiến thức hệ thống Linux, thiết kế cơ sở dữ liệu SQL và ngôn ngữ mã hóa.
Data Analyst
Data Analyst thu thập thông tin về những chủ đề khác nhau bằng cách thiết kế và thực hiện các khảo sát quy mô lớn. Công việc của họ đó là kêu gọi những người tham gia khảo sát, biên soạn và lý giải dữ liệu đã gửi, và chuyển tiếp các phát hiện thành các biểu đồ và báo cáo truyền thống cũng như là các định dạng kỹ thuật số.
Yêu cầu chuyên môn: Data Analyst đòi hỏi ứng viên cần phải có kiến thức về các chương trình máy tính bao gồm: Microsoft Excel, Microsoft Access, SharePoint và SQL databases. Data Analyst cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết trình tốt với khả năng dịch thông tin cho những bên liên quan.
Security Engineer
Security Engineer đóng vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch và giảm thiểu rủi ro trong ngành công nghệ thông tin. Họ làm điều này bằng cách thiết lập tường lửa máy tính, phát hiện và xử lý những truy cập bất thường, xác định chính xác các vấn đề về bảo mật hệ thống. Họ cũng tạo và thực hiện những kế hoạch kiểm tra phần mềm, phần cứng mới hoặc như được cập nhật và thiết lập các giao thức phòng thủ nhiều lớp cho các mạng lưới máy tính.
Yêu cầu chuyên môn: Bằng cử nhân về kỹ thuật, khoa học máy tính hay lĩnh vực có liên quan được yêu cầu cho vị trí này. Cùng với đó, ứng viên cần nhiều năm kinh nghiệm làm việc liên quan và lý tưởng nhất là khi ứng viên đó sở hữu các chứng chỉ chuyên ngành. Bên cạnh kiến thức về ngôn ngữ máy tính và hệ điều hành, Security Engineer cũng cần phải có khả năng giải quyết vấn đề, tư duy toán học và khả năng làm việc độc lập.
Database Manager
Database Manager thường sẽ được đào tạo chuyên môn, có kỹ năng cao trong quản lý dự án và đa nhiệm, có khả năng thực hiện chẩn đoán, sửa chữa những cơ sở dữ liệu tinh vi. Họ xem xét những yêu cầu về dữ liệu, đánh giá các nguồn dữ liệu để cải thiện nguồn cấp, giúp việc thiết kế và cài đặt phần cứng lưu trữ.
Yêu cầu chuyên môn: Database Manager thường được yêu cầu có bằng cử nhân về công nghệ thông tin và ưu tiên các ứng viên trên 05 năm ở vị trí lãnh đạo cơ sở dữ liệu, có kỹ năng cao trong quản lý dự án. Các ứng cử viên cho vị trí Database Manager cũng nên thành thạo những phần mềm cơ sở dữ liệu khác nhau như là MySQL và Oracle.
Data Architect
Data Architect sử dụng kiến thức về ngôn ngữ máy tính để tổ chức, duy trì dữ liệu trong cơ sở dữ liệu và kho lưu trữ của công ty, phát triển chiến lược kiến trúc dữ liệu trong từng lĩnh vực theo mô hình dữ liệu của doanh nghiệp.
Yêu cầu chuyên môn: Những kỹ năng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm cho vị trí Data Architect bao gồm trình độ kỹ thuật (đặc biệt đó là các ngôn ngữ lập trình như SQL và XML), sự nhạy bén trong phân tích, trực quan sáng tạo, có kỹ năng giải quyết vấn đề và khả định hướng tốt. Hầu hết các Data Architect đều sở hữu ít nhất 01 bằng cử nhân trong các lĩnh vực có liên quan đến ngành khoa học máy tính.
5. Cơ hội nghề nghiệp với Big Data
Đây là ngành học không còn mới đối với thị trường việc làm tại Việt Nam và đang được quan tâm rất nhiều trong thế giới số hiện nay. Bởi vì vậy nên mức thu nhập của ngành này khá ổn. Công việc cũng đem lại cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động của các doanh nghiệp. Bạn sẽ không cần phải cạnh tranh quá nhiều, ngay cả khi bạn không xuất thân từ ngành này.
Ngành Big Data sinh ra dành cho những người thích thử thách bản thân, mong muốn tìm ra nhiều điều mới hơn mỗi ngày. Các xu hướng thay đổi liên tục của thế giới công nghệ sẽ luôn giúp bạn có động lực để khám phá một cái gì đó mới, để tìm hiểu thêm và thực hiện tốt nhất các công việc của bản thân.
Nhiều nhân viên Big Data rất tự tin vào kỹ năng của mình, từ đó, họ đã yêu công việc hơn. Họ biết rõ những điều mình làm sẽ mang đến lợi ích cho các ngành như bán lẻ, nông nghiệp hay bảo vệ môi trường bằng Big Data.
Với ngành Big Data, cơ hội nghề nghiệp được mở rộng cho tất cả mọi người.
Lời kết
Với nhu cầu nhân sự ngày càng tăng cao, ngày càng nhiều bạn trẻ định hướng và theo đuổi công việc ngành Big Data. Khi xác định được vị trí yêu thích sẽ, bạn biết được các kỹ năng cần thiết và xây dựng cho bản thân một lộ trình học tập phù hợp.