Tìm Hiểu Tỷ Giá Hối Đoái Ảnh Hưởng Đến Doanh Nghiệp
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nghiệp bất động sản “bắt nhịp” chuyển đổi sốDoanh nghiệp địa ốc: Khó khăn trăm đườngDoanh nghiệp ngoại đua nhau “rót” tiền, M&A bất động sản sôi độngTìm hiểu tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái trong tiếng Anh còn được gọi là Currency Exchange Rate, là khoảng tỷ lệ giữa đồng tiền của hai quốc gia với nhau. Hiểu đơn giản hơn, đây chính là số tiền mà một cá nhân có thể dùng để mua một đơn vị ngoại tệ của một đất nước trên thế giới.
Tỷ giá hối đoái hiện nay được xem như là mối quan hệ dùng để so sánh giữa đồng tiền của hai quốc gia với nhau dựa theo một tiêu chuẩn nhất định được đặt ra. Nếu như trước đây, thì nhiều quốc gia thường sử dụng những chế độ bản vị vàng để làm quy chuẩn so sánh tỷ giá hối đoái.
Theo như những quy định tại Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam vào năm 1997 thì tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị của đồng tiền Việt Nam so với giá trị đồng tiền nước ngoài. Tỷ lệ này được hình thành dựa trên các cơ sở tỷ lệ cung cầu ngoại tệ và do ngân hàng trung ương của Việt Nam điều tiết, xác định.
Hiện nay, loại tiền giấy phổ biến nên bản vị vàng đã không còn sử dụng để so sánh tỷ giá hối đoái. Vì thế, việc so sánh sức mạnh của hai đồng tiền thường được quy chuẩn so sánh sức mua của hai loại tiền tệ.
Sự chênh lệch tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?
Theo như quy định của nhà nước, thì mức độ chênh lệch tỷ giá hối đoái là sự chênh lệch từ việc trao đổi trong thực tế, và việc quy đổi cùng một lượng tiền tệ sang đơn vị kế toán theo tỷ giá hối đoái là khác nhau. Trong đó, có các trường hợp phát sinh chênh lệch như sau:
- Sự chênh lệch tỷ giá hối đoái trong thực tế phát sinh tại các hoạt động đầu tư và xây dựng để hình thành TSCĐ.
- Sự chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ kinh doanh , kể cả các hoạt động của các doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa đầu tư trong lĩnh vực xây dựng.
- Sự chênh lệch do các đánh giá lại các khoản mục có nguồn gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng cân đối kế toán.
Lỗ tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?
Căn cứ theo thông tư của nhà nước, lỗ tỷ giá hối đoái được hiểu là: lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do các đánh giá các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế đã bao gồm các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá các số dư cuối năm
Những loại tỷ giá hối đoái
Theo các đối tượng được xác định
- Tỷ giá ngoại hối chính thức được gọi là mức tỷ lệ do ngân hàng trung ương của quốc gia của nước đó xác định. Tỷ lệ này thường được sử dụng để làm các cơ sở để các ngân hàng thương mại xác định chính xác giá mua và bán ngoại tệ có kỳ hạn thời gian.
- Tỷ giá ngoại hối thị trường là tỷ lệ phần trăm được hình thành dựa trên các mối quan hệ cung cầu của thị trường tiền tệ.
Theo kỳ hạn thanh toán ngoại tệ
- Tỷ giá giao ngay là tỷ giá SPOT thường được các ngân hàng, các tổ chức tín dụng niêm yết tại thời điểm giao dịch ngoại tệ. Mức giá này cần phải đảm bảo không được vượt quá con số do ngân hàng trung ương nhà nước đưa ra.
- Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá giao dịch kỳ hạn Forward thường được các tổ chức tín dụng tự tính toán với nhau. Tuy nhiên, những con số này bắt buộc phải nằm trong biên độ quy định của các cơ quan chức năng.
Theo giá trị tỷ giá của ngoại tệ
- Tỷ giá danh nghĩa hay còn được hiểu là dạng tỷ lệ được biểu hiện theo mức giá hiện tại của thị trường ngoại tệ và không có tính tới các ảnh hưởng của lạm phát tiền tệ tác động đến.
- Tỷ giá hối đoái thực đây được gọi là mức tỷ lệ đã tính đến các tác động của lạm phát tiền tệ, sức mua trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ giá hối đoái thực sẽ thể hiện rõ ràng các khả năng cạnh tranh của những quốc gia trên thị trường quốc tế.
Tỷ giá hối đoái theo phương thức chuyển ngoại hối
- Tỷ giá điện hối là tỷ giá thường được niêm yết tại các ngân hàng và cũng là cơ sở để xác định các mức giá khác nhau.
- Tỷ giá thư hối là loại tỷ giá ngoại hối được chuyển bằng thư và luôn thấp hơn tỷ giá điện hối.
Tỷ giá hối đoái theo thời điểm mua và bán
- Tỷ giá mua đây là mức tiền mà các ngân hàng sẽ phải trả khi mua ngoại tệ
- Tỷ giá bán là mức tiền tệ mà tổ chức tín dụng, hay ngân hàng phải trả khi khách giao dịch ngoại hối bán tiền.
Các nhân tố ảnh hưởng
Về nhân tố thương mại
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nhất là các hoạt động xuất khẩu sản phẩm cao hơn tốc độ tăng giá thì tỷ lệ trao đổi về thương mại tăng lên. Kéo theo đó là tỷ giá hối đoái giảm.
- Cán cân thanh toán: Nếu thanh toán quốc tế quá cao, thì dẫn đến đồng ngoại tệ tăng, đồng nội tệ giảm sẽ khiến tỷ giá hối đoái tăng.
Về nhân tố lạm phát
Nếu các tiêu chí về nhân tố lạm phát của hoạt động kinh tế vĩ mô có sự thay đổi. Điều này sẽ tác động lên các hoạt động kinh doanh tại thị trường quốc tế và làm cho tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền này có sự thay đổi rõ rệt.
Về mức thu nhập
Khi mức thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia tăng cao, thì người dân trong nước cũng sẽ có các xu hướng muốn sử dụng các mặt hàng có chất lượng tốt hơn từ thị trường bên ngoài. Vì thế, các nhu cầu về ngoại tệ sẽ tăng, kéo theo hậu quả tỷ giá hối đoái cũng tăng theo.
Về mức lãi suất
Mức lãi suất tiền gửi sẽ ảnh hưởng tương đối nhiều đến các hoạt động đầu tư ở các sàn chứng khoán quốc tế. Từ đó cũng ảnh hưởng tới với tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?
- So sánh sức mua của dòng tiền hiện nay thì các công cụ chính sách tỷ giá hối đoái thường rất hữu hiệu để so về sức giá trị đồng nội tệ và ngoại tệ. Từ đó giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra được con số cụ thể về sức mua của doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động mua bán có hiệu quả cao.
- Ảnh hưởng đến các hoạt động xuất và nhập khẩu: Với các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu, nếu tỷ giá hối đoái có sự thay đổi thì sẽ giúp sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của quốc gia nâng cao trên thị trường quốc tế. Từ đó giúp cán cân thương mại của quốc gia đó được cải thiện.
Lời kết
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến doanh nghiệp rất mạnh đến mọi mặt của hoạt động kinh doanh. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết trên.