Tìm hiểu chi tiết về sơn chống thấm 1 thành phần
BÀI LIÊN QUAN
Tìm hiểu sơn chống thấm gốc xi măng trong xây dựng.Top các loại sơn chống thấm không pha xi măng hiệu quảTop 10+ loại sơn chống thấm tốt nhất hiện nay được ưa chuộngĐịnh nghĩa của sơn chống thấm 1 thành phần
Có thể nói, sơn chống thấm chính là “lớp áo ngoài” của một công trình, giúp ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu của thời tiết đến công trình như mưa gió, góp phần quyết định chất lượng của cả công trình.
Sơn chống thấm 1 thành phần đang là 1 trong số các sản phẩm sơn chống thấm được ưa chuộng nhất hiện nay. Loại sơn này được cấu tạo từ một thành phần chính duy nhất, kết hợp cùng một số chất phụ gia thông thường và nước.
Tùy thuộc vào tính chất của các loại sơn khác nhau mà thành phần chính của sơn chống thấm sẽ được xác định theo gốc chống thấm như: Sơn chống thấm một thành phần gốc xi măng, gốc bitum hay gốc PU – Polyurethane,….
Phân loại sơn chống thấm một thành phần
Như đã giới thiệu ở phía trên, sơn chống thấm được phân loại dựa trên gốc chống thấm sẽ gồm có các loại sơn phổ biến như:
Sơn chống thấm 1 thành phần gốc xi măng
Sơn chống thấm 1 thành phần gốc xi măng là hỗn hợp chứa thành phần gốc là xi măng được pha sẵn dưới dạng dung dịch. Khi sử dụng, bạn chỉ cần mở nắp ra và dùng ngay mà không cần phải pha thêm bất kỳ thành phần nào khác.
Loại sơn này thường được sử dụng để xử lý một số sự cố thấm dột do hỏng kết cấu công trình như: nứt chân tường, cổ ống,…
Các ưu điểm của sơn chống thấm 1 thành phần gốc xi măng là:
-
Lớp màng của sơn khi quét có thể nối được độ rộng của vết nứt lên tới 2mm
-
Loại sơn này có khả năng chống thấm hiệu quả và chịu được trọng lực cao
-
Khả năng thấm hơi nước của sơn gốc xi măng cũng rất tốt.
Sơn chống thấm 1 thành phần PU
Sơn chống thấm 1 thành phần PU còn được gọi là sơn chống thấm 1 thành phần gốc Polyurethane chính là hợp chất chống thấm được tổng hợp sẵn trong một đơn vị thành phẩm.
ương tự như sơn gốc xi măng, khách hàng có thể sử dụng ngay mà không phải pha thêm hợp chất nào khác. Khi gặp không khí bên ngoài, hợp chất này sẽ tạo ra phản ứng và lưu hóa.
Các ưu điểm vượt trội của dòng sơn chống thấm 1 thành phần PU là:
-
Khả năng bám dính của dòng sơn này rất tốt khi sơn trên sàn bê tông
-
Nhờ khả năng bám dính tốt trên loại sàn bê tông nên tính năng chống thấm của sơn vô cùng hiệu quả. Sản phẩm này có thể thi công trực tiếp trên tường bê tông hay chống thấm lộ thiên mà không cần phải ốp gạch hay cán vữa.
-
Có khả năng kháng tia UV và chống ăn mòn hiệu quả.
-
Lớp sơn chống thấm 1 thành phần gốc PU có khả năng chống chịu được mọi thời tiết, giúp bề mặt sàn tránh được tình trạng bị rạn nứt, bong tróc.
-
Độ bền công trình khi sử dụng dòng sơn chống thấm này sẽ từ 5-10 năm và giá thành thấp.
-
Quy trình thi công dễ dàng và nhanh chóng với các dụng cụ đơn giản như cọ, chổi quét hoặc máy phun sơn.
Các đặc tính nổi bật của sơn chống thấm một thành phần
Khả năng chống thấm nước hiệu quả, chống ăn mòn và loại bỏ nấm mốc, rong rêu
Loại sơn này không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, cho dù là ở nhiệt độ cao hay nhiệt độ thấp. Có khả năng ngăn nước bên ngoài bề mặt thẩm thấu qua bức tường và từ đó loại bỏ hiện tượng nấm mốc, rong rêu. Nhờ vậy, bức tường trở nên vững chắc hơn, không bị lão hóa hay xuống cấp.
Khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt và màng sơn co giãn tốt
Do chỉ có duy nhất một thành phần chính trong công thức nên sơn chống thấm dạng này có khả năng kết dính và bám dính rất tốt. Chúng có thể bám dính trên nhiều bề mặt khác nhau như bê tông, gạch, xi măng, gỗ, kim loại,… mang đến một cấu trúc hoàn hảo, giúp bảo vệ khu vực tường được sơn của công trình.
Dễ dàng thi công vì không cần trộn xi măng
Khi sử dụng sơn chống thấm một thành phần, bạn sẽ không cần phải pha trộn phức tạp hay quá nhiều yêu cầu về kỹ thuật hay dụng cụ khi thi công. Chỉ với cọ, chổi quét hoặc máy phun sơn,… và chú ý làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bạn đã có thể tự sơn một cách dễ dàng.
Chi phí thấp và tuổi thọ cao
Sơn chống thấm một thành phần sẽ có giá thành rẻ hơn so với loại có 2 thành phần rất nhiều. Chính vì vậy, loại sơn này sẽ phù hợp với khả năng kinh tế của nhiều đối tượng khách hàng. Mặc dù giá thành rẻ nhưng chất lượng của sơn rất tốt, sử dụng bền lâu trong thời gian dài.
Sơn chống thấm một thành phần có màu sơn đẹp
Vấn đề thẩm mỹ luôn được quan tâm khi sử dụng sơn cho tường của một công trình. Với sơn chống thấm, thông thường các hãng sơn sẽ đưa ra 2 màu chính gồm ghi sáng và ghi tối. Cả 2 màu này khi sơn lên tường đều không quá mỏng, tạo được cảm giác cứng cáp cho người nhìn và đặc biệt là không bắt sáng.
Ứng dụng của sơn chống thấm một thành phần
Sơn chống thấm một thành phần có rất nhiều ưu điểm nổi bật nên được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều hạng mục như:
-
Thi công chống thấm trên bề mặt sàn mái bê tông như: sân thượng, sê nô, tầng mái,...
-
Thi công chống thấm tường ban công hoặc tường ngoài của ngôi nhà.
-
Chống thấm ở các khu vực hồ nước, bể bơi, bể nước cứu hỏa;
-
Ứng dụng chống thấm bên trong nhà vệ sinh, bể chứa hóa chất, nước thải.
-
Khắc phục và sửa chữa các sự cố rò rỉ đơn giản như chống thấm chân tường, đường ống nước hay chân bồn cầu,…
Các bước thi công sơn chống thấm 1 thành phần
Nhờ cấu tạo đơn giản chỉ gồm 1 thành phần chính nên loại sơn này có quy trình thi công tương đối đơn giản và không yêu cầu nhiều kỹ thuật.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần chống thấm
Tùy từng chất liệu bề mặt khác nhau mà tiến hành xử lý bề mặt sao cho phù hợp. Chẳng hạn:
-
Đối với bề mặt bê tông, bạn cần phải loại bỏ các lớp bụi bẩn, rêu mốc…Hoặc các vết vữa, xi măng còn sót lại. Bạn thực hiện việc làm sạch bề mặt bằng giấy nhám, đục nhọn hoặc các đồ dùng chuyên dụng.
-
Còn đối với bề mặt kim loại, bạn cần dùng bàn chải thép hoặc phun cát để làm sạch các vết rỉ sét.
Nếu bề mặt không sạch, khi tiến hành sơn chống thấm, mặt tường sẽ bị nổi cục, loang lôt và kém chất lượng,...
Bước 2: Thi công chống thấm
Trước khi thi công sơn chống thấm, bạn nên khuấy đều sơn trong khoảng 2-3 phút bằng máy khuấy. Làm như vậy sẽ đảm bảo hỗn hợp sơn được đồng nhất, đặc biệt là ở nơi dưới đáy và góc thùng sơn, hạn chế được tình trạng sơn bị đọng xuống dưới đáy thùng.
Bạn không nên dùng tay để khuấy vì nếu trộn không đều sẽ khiến lớp sơn bị vón cục.
Xác định các vị trí cần chống thấm và tiến hành thi công. Bạn có thể chống thấm trên một vài vết nứt nẻ, khe hở,… hoặc cũng có thể chống thấm trên toàn bộ bề mặt tường. Bạn dùng chổi, cọ, con lăn hoặc bàn gạt để tiến hành thi công quét sơn chống thấm 1 thành phần vào các vị trí cần chống thấm.
Nên thi công tối thiểu từ 2 đến 3 lớp sơn, mỗi lớp cách nhau khoảng 12 giờ tùy vào nhiệt độ môi trường thi công để đảm bảo được hiệu quả chống thấm tốt nhất.
Ở lớp sơn đầu tiên, bạn chỉ nên thi công mỏng với định mức khuyến nghị là 0.50 kg/m2. Với lớp sơn tiếp theo, bạn có thể tăng lên định mức khoảng 0.75 kg/m2. Sau đó, bạn để lớp sơn cuối cùng khô hoàn toàn trong khoảng 72 giờ thì tiến hành nghiệm thu.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về sơn chống thấm 1 thành phần mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể lựa chọn được chất liệu chống thấm phù hợp để bảo vệ cho ngôi nhà của bạn.