meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quan điểm của các quốc gia về sử dụng tiền điện tử hợp pháp

Thứ năm, 12/05/2022-10:05
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã kéo theo sự bùng nổ của các loại tiền điện tử, tiền ảo... trong khi đó, cơ quan quản lý của hầu hết các nước đều đang khá lúng túng và khó khăn trong việc xây dựng khung khổ pháp lý cũng như cách thức quản lý hệ thống tài chính tiền tệ.

Các loại tiền tệ trong thời đại công nghệ số


Tiền điện tử hợp pháp tại một số quốc gia
Tiền điện tử hợp pháp tại một số quốc gia

Hiện nay, trên thế giới xuất hiện một số thuật ngữ mới có liên quan đến tiền như là: tiền điện tử, tiền ảo, tiền kỹ thuật số hay tiền di động. Điều đáng nói là hiện nay vẫn có những tranh luận, thậm chí có sự nhầm lẫn khái niệm liên quan đến tiền điện tử, tiền ảo và tiền điện tử kỹ thuật số...

Tiền điện tử

Ngân hàng Trung ương châu  u (ECB) mô tả như sau: tiền điện tử là giá trị tiền tệ được lưu trữ trên một thiết bị điện tử và được sử dụng phổ biến để thực hiện giao dịch thanh toán cho những tổ chức khác không phải là tổ chức phát hành.

Trong khi đó thì Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) định nghĩa, tiền điện tử là giá trị được lưu trữ hoặc sản phẩm trả trước, trong đó thông tin về khoản tiền hoặc giá trị khả dụng của khách hàng được lưu trữ trên một thiết bị điện tử thuộc sở hữu của khách hàng.

Tiền ảo

ECB định nghĩa tiền ảo như sau: “Đồng tiền ảo là một loại tiền kỹ thuật số không chịu sự quản lý, và được phát hành bởi những người phát triển phần mềm đồng thời là người kiểm soát hệ thống; được sử dụng và chấp nhận thanh toán giữa các thành viên tại một cộng đồng ảo nhất định”. 

Tiền điện tử kỹ thuật số 

Tiền điện tử kỹ thuật số hay tiền mã hóa được tạo ra bởi các thuật toán mã hóa phức tạp, và được giao dịch, trao đổi hoàn toàn trên môi trường Internet, hiện nay chưa chịu sự quản lý của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào (trừ khi nó được Ngân hàng Trung ương trực tiếp phát hành). Thí dụ điển hình của tiền kỹ thuật số đó là Bitcoin, Ethereum... Một loại tiền khác cũng thường bị hiểu nhầm là tiền di động (mobile money).

Theo định nghĩa của Hiệp hội Thông tin di động toàn cầu (GSMA), thì Mobile money có thể được hiểu ngắn gọn là tiếp cận dịch vụ tài chính thông qua điện thoại di động. Theo đó, với bản chất là tiền pháp định, tiền di động có thể được hiểu là một dạng thức tiền điện tử do tổ chức (thường là nhà mạng) cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phát hành và định danh khách hàng thông qua cơ sở dữ liệu của thuê bao di động. Dạng thức này chính là ví điện tử trên thuê bao di động và không cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Quan điểm các tổ chức quốc tế lớn về sử dụng tiền điện tử

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lo ngại rằng tiền điện tử KTS như Bitcoin có thể gây ra rất nhiều rủi ro. Hội đồng ổn định tài chính quốc tế (FSB) cho rằng, các đồng tiền điện tử KTS hiện tại vẫn chưa thể thay thế cho tiền tệ truyền thống, do việc sử dụng còn hạn chế đối với kinh tế và với các giao dịch tài chính.

Tuy nhiên, nếu loại tiền này được sử dụng rộng rãi ở trong các giao dịch hoặc được liên kết chặt chẽ hơn với hệ thống tài chính, thì các nhà quản lý cần phải tính tới việc phối hợp quốc tế trong quản lý đối với loại tiền tệ này.

Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) cho rằng, các loại tiền điện tử và công nghệ Blockchain cơ bản đều pha trộn giữa các cơ hội và rủi ro. Để giảm thiểu các rủi ro của tiền điện tử, các quốc gia cần phải tăng cường phối hợp nhằm giảm thiểu các rủi ro và gian lận qua không gian mạng.

Quan điểm của các quốc gia về sử dụng tiền điện tử

Quan điểm quản lý và sử dụng Bitcoin như phương tiện thanh toán của các quốc gia trên thế giới có thể chia thành các nhóm sau:

  • Nhóm nước dung hòa: Đây là nhóm chiếm số lượng đông nhất, và cũng là nhóm có những quốc gia đi đầu về công nghệ thông tin trên thế giới. Nhìn chung, phản ứng của nhóm này đó là không cổ vũ giao dịch tiền điện tử KTS và cũng không cấm đoán tiêu cực mà chỉ đưa ra các chính sách để truy thu thuế và những biện pháp nhằm giám sát, giảm thiểu khả năng buôn lậu hay rửa tiền thông qua tiền KTS. Tiêu biểu như: Nhật Bản, Australia, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Phillipinnes, Newzealand,v.v…
  • Nhóm nước từ chối tiền điện tử KTS: Tại những quốc gia thuộc nhóm này, dù không cấm hay là coi hành vi giao dịch tiền điện tử KTS là bất hợp pháp, nhưng các chính phủ có quan điểm thiếu thiện cảm đối với loại tiền này. Theo đó, các chính sách đã được đưa ra trên cơ sở giảm thiểu hoạt động giao dịch tiền điện tử KTS. Tiêu biểu như: Nga, Trung Quốc, Ấn độ, Brazil và các nước thuộc khu vực Nam Á, khu vực Trung Đông.
  • Nhóm nước cấm triệt để: Hiện nay, có 6 quốc gia ở trong danh sách cấm triệt để việc sử dụng tiền điện tử KTS bao gồm: Iceland, Bolivia, Ecuador, Bangladesh, Kyrgyzstan và Việt Nam. Điểm chung của những quốc gia này là tiền điện tử KTS không được coi là một loại tiền tệ và lý do cấm hầu hết đều nhằm bảo hộ đồng tiền của quốc gia. Tuy nhiên, mức độ cấm tại các quốc gia cũng không giống nhau. Chẳng hạn, Iceland cấm mua tiền điện tử KTS nhưng lại không cấm đào tiền. Ở Việt Nam, tiền điện tử KTS không được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp và việc phát hành, cung ứng cũng như sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt hành chính từ 150 - 200 triệu đồng, hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 206 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Các quốc gia chuẩn bị ra mắt tiền điện tử hợp pháp


Các quốc gia chuẩn bị ra mắt tiền điện tử hợp pháp
Các quốc gia chuẩn bị ra mắt tiền điện tử hợp pháp

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang phát triển để thúc đẩy việc áp dụng tiền điện tử.  Sau đây là các quốc gia sẽ ra mắt tiền điện tử hợp pháp trong năm 2022:

1. Jamaica

Ngày 3/1/2022, Ngân hàng Jamaica đã thông báo rằng ngân hàng này đã hoàn thành thử nghiệm thành công đồng tiền kỹ thuật số của mình. Dự án thử nghiệm kéo dài 8 tháng, bắt đầu vào tháng 5 và đã kết thúc vào ngày 31/12/2021. Quốc gia này hiện đang chuẩn bị triển khai CBDC vào quý đầu tiên trong năm 2022.

2. Trung Quốc

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đang bận rộn chuẩn bị cho đồng tiền kỹ thuật số e-CNY của họ. PBOC thông báo về dự án này vào tháng 09/2021 với dự kiến phát hành đồng tiền điện tử này vào tháng 02/2022. Đồng CNY điện tử đã được thử nghiệm tại 05 thành phố, bao gồm cả Thượng Hải và đã thực hiện các giao dịch với trị giá 9,7 tỷ USD. Đồng e-CNY được thiết kế để sử dụng cho việc mua sắm trực tuyến cũng như ngoại tuyến, cũng như để thanh toán hóa đơn tiền điện và tiền vé đi lại, theo PBOC.

3. Kazakhstan

Theo Coin Rivet, Kazakhstan thân thiện với đồng bitcoin đã tạo ra một mẫu thử nghiệm nền tảng đồng Tenge kỹ thuật số và có thể ra mắt CBDC của họ vào cuối năm 2022 vì việc thử nghiệm hiện vẫn chưa được bắt đầu.

4. Nga

Nga đã sẵn sàng để triển khai thử nghiệm đồng Ruble kỹ thuật số vào đầu năm 2022, các phương tiện truyền thông dẫn lời của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina đưa tin. Tháng 12/2021, bà Elvira Nabiullina đã cho biết, chương trình thử nghiệm sẽ cho biết liệu đồng Ruble kỹ thuật số dựa trên blockchain sẽ được đưa ra hay là bị loại bỏ, vì có những lo ngại rằng tin tặc có thể truy cập vào hệ thống tiền kỹ thuật số này của họ.

5. Brazil

Ngân hàng Trung ương Brazil (BCB) cũng đã sẵn sàng để kiểm tra đồng Real kỹ thuật số của quốc gia này trong năm 2022. Tuy nhiên, cho đến nay, BCB đang có kế hoạch để tung ra loại tiền tệ này để sử dụng công khai không sớm hơn năm 2024.

Các nhà phân tích cho rằng, quốc gia thân thiện với tiền điện tử là một lợi thế đối với cơ hội ra mắt CBDC thành công. Số liệu của BCB cho thấy, người dân Brazil đã mua 4,27 tỷ USD tiền điện tử trong năm 2021. Ngoài ra các quốc gia như El Salvador, Cuba, Đức, Panama, Ukraine cũng đã thông qua các luật khác nhau để hợp pháp hóa các giao dịch Bitcoin và tiền điện tử.

Lời kết

Hy vọng trong tương lai tiền điện tử sẽ được các nước trên thế giới công nhận và hợp pháp hóa để các giao dịch có thể diễn ra tiện lợi hơn trong thời đại công nghệ số.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Meey Group xác lập Kỷ lục Doanh nghiệp sở hữu Bộ giải pháp Công nghệ BĐS nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong giao dịch bất động sản ngày càng phổ biến

AI phần lớn đã đánh bại các CEO con người trong một thí nghiệm nhưng lại bị sa thải nhanh hơn

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

22 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

22 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

22 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

22 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước