Thương vụ mua lại Twitter có lẽ chỉ là một thú tiêu khiển xa xỉ của Elon Musk?
BÀI LIÊN QUAN
Những lý do hàng đầu khiến Elon Musk chưa thể hoàn tất việc mua lại Twitter Elon Musk sắp có dịp trả lời trực tiếp các câu hỏi của nhân viên Twitter kể từ khi đạt thỏa thuận mua lại nền tảngNguồn tiền bí ẩn của tỷ phú Elon Musk trong thương vụ với TwitterTheo Zing, hôm 9/7, Elon Musk đã thông báo hủy bỏ kế hoạch mua lại mạng xã hội Twitter. Sau khi thông tin này được công bố, nội bộ của Twitter đã rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Theo Matt Levine, đang là luật sư và cũng là biên tập viên của Bloomberg, ông bình luận, giống như những vị tỷ phú khác, Elon Musk cũng có những thú tiêu khiển đầy xa xỉ và có phàn kỳ lạ. Ông cho rằng, việc Elon Musk tuyên bố mua lại Twitter rồi hủy thương vụ có thể chỉ là một trò đùa của vị tỷ phú này.
Elon Musk thích là tâm điểm của sự chú ý
CEO của Tesla đã không ít lần thể hiện rằng ông thường giả vờ hô hào thâu tóm các công ty đại chúng rồi sau đó lại "đứt gánh giữa đường" vì nhiều lý do.
Mặt khác, Elon Musk cũng thích thú việc trở thành tâm điểm của sự chú ý sau mớ hỗn độn mà ông gây ra mỗi khi công bố mua lại bất kỳ công ty nào đó. Lúc đó, ông sẽ có quyền ra lệnh cho mọi người, quy tụ được nhiều ngân hàng, các luật sư và những quỹ tài chính khác nhau để có thể giúp đỡ cho mục đích của mình.
Mặt khác, trong khi mọi người đang mong chờ kết quả hoàn hảo của những thương vụ này thì ông sẽ phủi bỏ mọi trách nhiệm của mình và rời đi, theo nhận định của biên tâm viên của Bloomberg.
Cụ thể là trước đó vào năm 2018, Elon Musk từng tung tin mình sẽ biến Tesla thành công ty sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, kế hoạch này của ông đã sụp đổ khi cả Musk và Tesla đều thống nhất dẹp ý tưởng đó của ông sang một bên. Chuyện này đã thu hút sự chú ý của nhiều người, kể cả những người đang làm luật tại phố Wall.
Cuối cùng, tỷ phú này đã bị Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) kiện với cáo buộc rằng những thông tin trên "sai lệch và gây nhầm lẫn", sau đó Elon Musk đã phải đóng phạt 20 triệu USD đồng thời từ chức chủ tịch của Tesla.
Chính vì thế, khi CEO của Tesla hùng hồn tuyên bố sẽ mua lại Twitter hồi tháng 4 vừa qua, không ít người đã nghi vấn đây chính là một trò đùa của ông. Vốn dĩ, Musk thích đăng tải những phát ngôn gây tranh cãi của mình nên nền tảng này, do đó, việc ông lên tiếng mua lại mạng xã hội này chính là một cơ hội tốt để làm dân mạng dậy sóng.
"Tôi sẽ không cho đó là một trò đùa nếu bất kỳ một vị CEO nào đó muốn mua lại công ty khác. Nhưng nếu đó là Elon Musk thì quá nửa lý do là ông ấy muốn đùa giỡn", luật sư Matt Levine nhận định.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều người phải bất ngờ chính là sau khi chốt thỏa thuận với nền tảng Twitter, CEO Tesla lại nhanh chóng trao đổi với các ngân hàng và nhà đầu tư để tìm nguồn vay cho thương vị trí giá 44 tỷ USD này.
Không những thế, vị CEO này còn ký thỏa thuận chấm dứt hợp đồng với công ty. Cụ thể, điều khoản đó quy định khoản phí trị giá 1 tỷ USD sẽ được áp dụng cho cả Twitter và Elon Musk nếu một trong hai đơn phương hủy hợp đồng và rời khỏi vụ mua bán này.
Thế nhưng, trên thực tế việc đó đã diễn ra không thuận lợi đối với cả hai bên. Vào hôm 12/4, đúng một ngày sau khi thỏa thuận được thông qua, cổ phiếu của Twitter khi kết phiên giao dịch ở mức 44,48 USD, thấp hơn nhiều so với mức 54,20 USD/cổ phiếu mà vị tỷ phú này bỏ ra để mua lại.
Trong lúc đó, giá cổ phiếu của Tesla, chiếm phần lớn khối tài sản của Elon Musk cũng rơi tự do giảm đến 27%. Điều này đồng nghĩa, sau khi quyết định mua Twitter ông đã lỗ một khoản lớn, thậm chí còn nghèo đi.
Do đó, việc Musk bắt đầu lưỡng lự với thương vụ mua lại Twitter trong thời gian gần đây là điều dễ hiểu.
Mớ hỗn độn mà Twitter phải nhận về sau khi thương vụ bị hủy bỏ
Vậy nhưng, Matt Levine cho rằng, chúng ta không nên loại trừ khả năng kế hoạch mua lại Twitter của Musk ngay từ đầu chỉ là một trò đùa.
Biên tập viên của Bloomberg nhận định: "Vào một ngày nọ, Musk đột nhiên có hứng thú với việc sở hữu với Twitter nên đã nhanh chóng ký thỏa thuận mua lại nền tảng này mà không cân nhắc kỹ lưỡng. Bẵng đi một thời gian sau đó, rất có thể vị tỷ phú này đã cảm thấy chán với trò đùa này của mình nên đã quyết định phủi bỏ trách nhiệm".
Mặc khác, biên tập viên này cũng cho rằng, những lý do mà Musk đưa ra khi rút lui khỏi thương vụ này cũng rất mơ hồ.
Cụ thể, việc Musk đòi "hủy kèo" với Twitter vì ông cho rằng, nền tảng này đã không báo cáo được chính xác số tài khoản giả là một điều vô lý. Trước đó, Twitter cugnx từng công khai khẳng định rằng, vấn đè tài khoản giả mạo đã tồn tại trong nhiều năm. Hơn nữa, đứng trên góc độ pháp lý thì lý do này của Musk không được cho là hợp lệ để ông rời khỏi thương vụ này một cách trót lọt.
Chính vì thế, quyết định hủy thương vụ với Twitter có thể dẫn đến một cuộc chiến pháp lý kéo dài giữa ông và nền tảng này. Ông sẽ phải bồi thường 1 tỷ USD theo đúng thỏa thuận hoặc sẽ bị Twitter kiển a tòa để hoàn tất thương vụ này đến cùng.
Tuy nhiên, một khi thương vụ này đổ vỡ thì không riêng Elon Musk phải chịu thiệt. Rất có thể, Twitter sẽ rơi vào tình trạng giá cổ phiếu lao dốc không phanh, nội bộ công ty lục đục và đòi phản khác do phải chịu đựng những lời chỉ trích suốt nhiều tháng qua của Musk, Bloomberg nhận định.
Thậm chí, dù Twitter có dành dược phần thắng trên tòa và buộc Elon Musk hoàn tất thương vụ thì mạng xã hội này cũng phải chịu sự quản lý của Elon Musk, một vị lãnh đạo khó đoán và có những sở thích có phần kỳ lạ.
"Nếu Musk rời khỏi thương vụ mua bán này, Twitter sẽ quay lại với vòng lặp khó khăn trước đây. Tốc độ người dùng tăng trưởng ngày càng chậm chạp. Mạng xã hội này còn phải đối mặt với một nền kinh tế suy thoái, sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến doanh thu quảng cáo của mình", theo nhận định của Debra Aho Williamson, nhà phân thích tại Insider Intelligence.