meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thực trạng và định hướng chuyển đổi số Khánh Hòa

Thứ tư, 08/06/2022-00:06
Kế hoạch chuyển đổi số Khánh Hòa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm tạo sự thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện và cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 16-NQ/TU (19/10/2021).

Thực trạng chuyển đổi số Khánh Hòa

Có thể thấy rằng, chuyển đổi số là một xu thế tất yếu, khách quan và đặc biệt  trong bối cảnh thích ứng an toàn với Covid-19 đã mở ra nhiều cơ hội. Đồng thời chúng đặt ra nhiều thách thức đối với các ngành, các cấp ở địa phương cũng như có tác động lớn tới đa số những lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội và Khánh Hoà không ngoại lệ xu thế đó. 

Việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, thời gian qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa đã dành sự quan tâm đặc biệt tới công tác này, cụ thể là ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành như: 

- Kế hoạch số 10633/KH-UBND (07/10/2020) về việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia cho tới năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

- Kế hoạch số 6502/KH-UBND (05/7/2021) về triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Ngoài ra, việc Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị chuyên đề “Chuyển đổi số trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả Covid-19”, đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong tư duy cũng như hành động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, bước đầu đạt được một vài kết quả đáng ghi nhận. 

Đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết thủ tục hành chính đã đi vào thực chất nhằm tiết kiệm chi phí cũng như là thời gian của người dân và cả doanh nghiệp.



Việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia được tỉnh Khánh Hòa dành sự quan tâm đặc biệt tới công tác này 
Việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia được tỉnh Khánh Hòa dành sự quan tâm đặc biệt tới công tác này 

Đưa nội dung chuyển đổi số Khánh Hòa vào cuộc sống

Trong nhiều năm vừa qua, việc chuyển đổi số đã được toàn bộ hệ thống chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân tỉnh Khánh Hòa áp dụng và phát huy đạt được nhiều hiệu quả đáng mong đợi. Và ngành du lịch là một trong những lĩnh vực hưởng lợi từ việc áp dụng chuyển đổi số Khánh Hòa. 

Trong năm 2021 vừa qua, Sở Du lịch đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động du lịch như đẩy mạnh truyền thông, tổ chức các hội thảo trực tuyến; kết hợp với các DN để triển khai thực hiện bản đồ số cho du lịch, quảng bá trên mạng xã hội. 

Bên cạnh đó, Sở Du lịch Khánh Hòa còn kêu gọi các doanh nghiệp để đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch; đồng thời xây dựng những sản phẩm du lịch gắn liền với công nghệ.

Trong nhiều năm trở lại đây, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã quan tâm tới việc chuyển đổi số trong quá trình điều hành và giải quyết thủ tục hành chính.  Tỉnh ủy Khánh Hòa đã đưa ra các mục tiêu cao hơn so với mức trung bình của cả nước trong chuyển đổi số quốc gia.



Chuyển đổi số Khánh Hòa đã được toàn bộ hệ thống chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân phát huy đạt được nhiều hiệu quả
Chuyển đổi số Khánh Hòa đã được toàn bộ hệ thống chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân phát huy đạt được nhiều hiệu quả

Định hướng trong chuyển đổi số Khánh Hòa

Đối với tỉnh Khánh Hoà, quá trình chuyển đổi số được xác định hướng tới lợi ích của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo của các cấp uỷ và hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp. Do đó, thời gian tới cấp uỷ, chính quyền các cấp cần phải tập trung thực hiện, xây dựng một số nhóm nhiệm vụ và giải pháp chính sau:

Đến năm 2025

Cho tới năm 2025, tỉnh Khánh Hòa nằm trong nhóm 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đứng đầu về chuyển đổi số với các nhiệm vụ sau:

- Phát triển chính quyền số: 100% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp ở nhiều phương tiện truy cập khác nhau, kể cả thiết bị di động. 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã đều thông qua xử lý trên môi trường mạng (không kể hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật của nhà nước). 50% các hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của các cơ quan quản lý.

- Phát triển kinh tế số: Kinh tế số chiếm ít nhất là 10% GRDP của tỉnh Khánh Hòa. Phấn đấu 100% các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh, trên 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn tỉnh hoàn thành chuyển dịch lên nền tảng số.

- Phát triển xã hội số: Kết cấu hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ lớn hơn 80% hộ gia đình và 100% xã, phường. Phổ cập toàn diện dịch vụ mạng di động 4G hoặc 5G và điện thoại di động thông minh. Đảm bảo rằng tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 50%. Tỷ lệ dân số sử dụng những ứng dụng hay các dịch vụ số để tương tác với chính quyền đạt trên 50%.



Tính đến năm 2025 tỉnh Khánh Hòa thuộc nhóm 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đứng đầu về chuyển đổi số
Tính đến năm 2025 tỉnh Khánh Hòa thuộc nhóm 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đứng đầu về chuyển đổi số

Đến năm 2030

Đến năm 2030, tỉnh hoàn thành cơ bản chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh. Khánh Hòa thuộc nhóm 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dẫn đầu về chuyển đổi số, đồng thời tiếp tục duy trì những mục tiêu đạt được trong giai đoạn trước cũng như đạt được một số mục tiêu sau:

- Phát triển chính quyền số: 100% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp dựa trên cơ sở khai thác kho dữ liệu trực tuyến dùng chung của tỉnh Khánh Hòa. 70% các hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

Hình thành những nền tảng dữ liệu mở nhằm phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm dựa vào dữ liệu của những cơ quan nhà nước hay hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật, đồng thời kết nối chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước.

- Phát triển kinh tế số: Kinh tế số chiếm ít nhất 30% GRDP của tỉnh Khánh Hòa, phấn đấu 80% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoàn thành chuyển dịch lên nền tảng số.

- Phát triển xã hội số: Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang, mạng 5G. Tỷ lệ dân số dùng các ứng dụng, dịch vụ số nhằm tương tác với chính quyền phải đạt tối thiểu 80%.



Đến năm 2030, tỉnh hoàn thành cơ bản chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh 
Đến năm 2030, tỉnh hoàn thành cơ bản chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh 

Các lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số Khánh Hòa

Ngay sau đây là một số lĩnh vực cần ưu tiên trong chuyển đổi số Khánh Hòa, cụ thể:

- Xây dựng đô thị thông minh: Xây dựng thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa và huyện Cam Lâm dựa trên mô hình đô thị thông minh.  

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch: tạo bước đột phá, thay đổi các phương thức quản lý và nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành.  

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế: Chuyển đổi số trong y tế nhằm triển khai nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa, kết nối mạng lưới những cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. 

- Chuyển đổi sổ trong lĩnh vực giáo dục: Triển khai nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, quản lý và chia sẻ tài nguyên học tập, giảng dạy Hay các nền tảng kết nối mạng lưới các trường từ mầm non đến THPT trên địa bàn tỉnh,...

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao dựa theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, chính xác,...

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải: Phát triển hệ thống giao thông thông minh; các nền tảng kết nối giữa các chủ hàng, các nhà giao vận và khách hàng;...

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Triển khai những hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu lớn để thực hiện quản lý hiệu quả lĩnh vực tài nguyên và môi trường cùng nhiều giải pháp thông minh khác,...



Về các lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số tỉnh Khánh Hòa, nghị quyết của tỉnh có 7 lĩnh vực
Về các lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số tỉnh Khánh Hòa, nghị quyết của tỉnh có 7 lĩnh vực

Kết luận

Có thể thấy rằng, chuyển đổi số Khánh Hòa đã được đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp rõ ràng, cụ thể. Điều đó, đồng nghĩa với việc chúng ta cần phải vượt qua nhiều khó khăn phía trước.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Meey Group xác lập Kỷ lục Doanh nghiệp sở hữu Bộ giải pháp Công nghệ BĐS nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong giao dịch bất động sản ngày càng phổ biến

AI phần lớn đã đánh bại các CEO con người trong một thí nghiệm nhưng lại bị sa thải nhanh hơn

Tấn công mạng ngày càng phức tạp: Ra mắt chương trình đào tạo chuyên gia bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nhu cầu về AI và các ngành công nghệ khác đã thúc đẩy sức mạnh tính toán của Trung Quốc tăng liên tục

YouTube Shorts vừa được tích hợp mô hình AI mới, giúp việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước