Thông tin chi tiết về quỹ quản lý tài sản BlackRock
BÀI LIÊN QUAN
Alpha moon Capital quỹ đầu tư tập trung về công nghệ cao Những thông tin về quỹ đầu tư Do VenturesBlackRock là gì?
BlackRock là quỹ quản lý tài sản toàn cầu đặt trụ sở chính tại New York, Mỹ. Quỹ này chuyên quản lý những rủi ro và tài sản định chế của các doanh nghiệp. Năm 2019, BlackRock vươn lên trở thành nhà quản lý tài sản lớn nhất trên thế giới khi trong tài sản quản lý đạt gần 6,8 tỷ USD. Chính sự mạnh mẽ và sức ảnh hưởng của BlackRock trong suốt quá trình hình thành và phát triển đã khiến nhiều người liên tưởng đến một ngân hàng ngầm (shadow bank) trong thế giới tài chính khắc nghiệt.
CEO của BlackRock là ai? là Chủ tịch và Giám đốc Điều hành của BlackRock. Ông được sinh ra và lớn lên tại
Larry Fink sinh ra và lớn lên tại Van Nuys, California, khi lớn lên ông theo học và tốt nghiệp Đại học California tại Los Angeles. Sau đó, ông tiếp tục theo học ngành tài chính bất động sản tại Trường Kinh doanh của UCLA. Năm 1976, khi vừa mới bước sang tuổi 23, Larry Fink đã bắt đầu sự nghiệp của mình ở phố Wall. Ban đầu, ông trở thành một nhân viên của bộ phận giao dịch trái phiếu tại Ngân hàng First Boston, tại đây tên tuổi của ông vụt sáng như một ngôi sao khi kiếm thêm được 1 tỷ USD cho ngân sách của quỹ chỉ trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, vào năm 1986 ông đã để mất 100 triệu USD của công ty khi quyết định sai lầm trong việc đầu tư. Đây là bước ngoặt khiến ông rời khỏi First Boston để tìm ra con đường riêng cho mình. Năm 1988, ông cùng với những cộng sự đã thành lập công ty quản lý BlackStone Financial Management trực thuộc tập đoàn BlackStone Group. Sau thời gian phát triển, đến năm 1993, công ty của Fink đã quản lý khối tài sản với giá trị lên đến hơn 20 tỷ USD. Chỉ một năm sau, Fink tách BlackStone Financial Management ra khỏi BlackStone để chuyển nó thành một công ty quản lý độc lậo với tên gọi BlackRock. Chỉ trong một thời gian ngắn, đến năm 1999, quỹ này đã quản lý khối tài sản với giá trị lên tới 165 tỷ USD.
Dựa vào số vốn và giá trị quản lý lớn mà BlackRock thực hiện các thương vụ mua bán, sáp nhập một cách nhanh chóng để trở thành nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới. Trong đó, phải kể đến hai thương vụ lớn của công ty là mua lại công ty State Street và Merrill Lynch Investment Managers, hay mua lại Barclays Global Investors.
Thành công đến từ hệ thống máy tính Aladdin
Sự thành công lớn nhất của BlackRock đến từ hệ thống máy tính Aladdin giá trị hàng tỷ USD. Đây là hệ thống cực kì hùng hậu với 5000 máy tính làm việc 24/24 hỗ trợ công ty theo dõi và quản lý hàng triệu giao dịch mỗi ngày cũng như phân tích, kiểm soát từng sản phẩm đầu tư của khách hàng đang diễn biến ra sao. Chính vì thế, BlackRock đã trở thành một đối tác tin cậy với hàng loạt công ty lớn chuyên về tài sản, tài chính và đầu tư. Những mô hình phân tích của BlackRock còn có tính ứng dụng cực cao khi được hàng chục nghìn người sử dụng đề đầu tư.
Nhìn bề ngoài thì mô hình quản lý rủi ro của BlackRock phức tạp, nhiều công đoạn nhưng thực tế lại rất hiệu quả và có tính ứng dụng cao. Vì cho dù Aladdin chỉ cung cấp cho khách hàng những sự tư vấn để xem nên đầu tư vào đâu thì nó vẫn có sức ảnh hưởng mạnh với những phân tích rõ ràng để đánh giá xem thị trường có những tiềm năng và rủi ro gì. Tuy nhiên đây cũng chính là rủi ro của BlackRock khi số lượng người sử dụng nhiều thì cơ hội thành công sẽ bị giảm đi so với khi có ít người tham gia.
Cách BlackRock thống trị thế giới
Năm 2018, một trật tự phân hạng (pecking order) mới đã trỗi dậy ở phố Wall, khi các ngân hàng lớn vẫn giữ nguyên lợi nhuận, thu nhập hàng quý cực kì cao khi các chính sách giảm thuế của chính phủ được áp dụng. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính trong thời kì đó đã khiến cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư tìm kiếm một phương án mới an toàn hơn, lúc này các công ty quản lý tài sản đã dần có chỗ đứng trên thị trường. Thậm chí những người có dòng tiền nhàn rỗi tại Mỹ đã bắt đầu đầu tư vào các quỹ thụ động để bảo toàn tài sản của họ một cách an toàn nhất.
Nhận thấy xu hướng của thị trường đang dần thay đổi BlackRock đã mua lại bộ sưu tập quỹ chỉ số iShares của Barclays với giá 13.5 tỷ USD để tăng cường sức mạnh cho cả hệ thống của họ. Cộng với hệ thống quản lý rủi ro Aladdin thì sức mạnh của BlackRock ngày càng tăng mạnh mẽ không có đối thủ. Nhờ vậy, BlackRock đã trở thành một công cụ quản lý cho các nhà đầu tư, đối tác chính phủ…
CEO của BlackRock là Larry Fink đã có kế hoạch về việc xây dựng một chính quyền ngầm bằng việc tuyển các cựu thành viên của Nhà nước nắm giữ những vị trí cốt lõi với tính toán trở thành Bộ trưởng bộ ngân khố trong chính quyền của Hillary Clinton trong trường hợp phe của bà Clinton chiến thắng cuộc bầu cử. Thời điểm đó, Fink cũng gia nhập một tổ chức khu vực chuyên tư vấn cho Tổng thống Donald Trump.
Mối quan hệ chặt chẽ của BlackRock với các nhà lãnh đạo của những đảng cầm quyền lớn tại Hoa Kỳ đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty của ông trong quá trình hoạt động, bổ nhiệm và phát triển để trở thành một tổ chức tài chính quan trọng của Chính phủ. Nhờ vậy, hàng nghìn tỷ đô la thoát khỏi tác động của đạo luật Dodd-Frank được đưa ra bởi hệ thống tài chính từ thời ông Obama nắm giữ. Có thể thấy, BlackRock không chỉ đơn giản hoạt động kinh doanh mà còn tham gia vào lĩnh vực chính trị để dọn đường cho tổ chức.
Các mối quan hệ của BlackRock không chỉ gói gọn trong chính quyền Hoa Kỳ mà còn mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Ví dụ tại Canada, BlackRock đã trở thành công ty tư vấn cho sự phát triển của dự án Ngân Hàng Hạ Tầng Canada, đồng thời, còn tiến cử những giám đốc ngân hàng đầy năng lực cho ngân hàng này. Lợi nhuận mà BlackRock nhận được chính là việc có thể tham gia vào những dự án mà họ xây dựng.
Không chỉ dừng lại ở thị trường Mỹ hay Canada, BlackRock còn có mối quan hệ cực tốt với Chính quyền Enrique Pena Nieto tại Mexico. Nhờ vào mối quan hệ này mà BlackRock đã có thể thâm nhập vào quốc gia này để mua cổ phần của nhiều doanh nghiệp thu phí cầu đường, bệnh viện, nhà máy cung cấp gas, khai thác dầu và nhà máy nhiệt điện than.
BlackRock không chọn hình thức mua cổ phiếu hoặc trái phiếu vì những khoản đầu tư thay thế dưới dạng dự án hạ tầng thường có lợi nhuận cao hơn. Đồng thời, việc quản lý này cũng giúp giảm chi phí rất nhiều so với các khoản đầu tư cho ra thu nhập cố định. BlackRock tập trung vào các quỹ hưu trí lớn với mục đích thu được nguồn lợi hợp pháp lớn phục vụ cho sự phát triển và mở rộng của họ.
BlackRock chủ trương chọn những đối tác là các chính phủ nhiệt tình nhằm giúp họ thành công trong việc phát triển hạ tầng. Trong thời kì Pena Nieto đảm nhận chức vụ tại Mexico, các chính sách ông đưa ra đều hướng đến việc ủng hộ việc sử dụng vốn tư nhân cho phát triển hạ tầng, bao gồm 590 tỷ $ trong hợp tác công tư (PPP). BlackRock ngay lập tức đã nhảy vào cuộc cổ suý cho ý kiến này của ông và giải thích Mexico sẽ là một câu chuyện tăng trưởng thần kỳ.
Năm 2013, Larry Fink tiếp tục tung hứng đất nước Mexico khi cho rằng nếu không biết phải làm gì thì ông sẽ tới Mexico để tìm kiếm cơ hội việc làm. Chính vì sự ủng hộ này mà cơ hội hoạt động của BlackRock tại Mexico là rất lớn. Hãng đã tạo ra công ty PEMEX hoạt động tại quốc gia này với nhiều đầu tư tranh cãi từ chính phủ Mexico. Chỉ trong vòng 7 tháng, BlackRock đã đầu tư 1 tỷ đô la cho các dự án năng lượng của PEMEX. Tháng 6/2015 để mở rộng phạm vi hoạt động của công ty thì hãng đã mua lại công ty đầu tư tư nhân I Cuadrada với giá 71 triệu đô la. Chỉ sau đó 1 tháng, Sierra Oil & Gas là một thành viên của I Cuadrada ngay lập tức thắng trong dự án đấu thầu của PEMEX.
Một thỏa thuận khác nữa giữa BlackRock và tổng thống Mexico Pena Nieto cũng khiến nhiều người phải hoài nghi bao gồm việc “đổi vận” của nhà thầu xây dựng Grupo Tradeco, trước đó nhà máy này bị cáo buộc với hàng loạt tội danh như lãng phí, mua lại hợp đồng xây dựng trạm thu phí đường bộ, và quốc hữu hóa 91 acres để giải quyết tranh chấp pháp lý cho dự án đường bộ. Tổng thống đã kịp tăng khoản chi phí xây dựng cho nhà tù lên đến 18% ngay trước khi BlackRock nhảy vào để mua lại dự án. Rõ ràng, nhữg thương vụ làm ăn này của BlackRock đã nhận được nhiều lợi nhuận bất chính vì có quan hệ với các quan chức và những người có ảnh hưởng tại Mexico.
Thậm chí, bộ máy đứng đầu của quỹ BlackRock cũng toàn nhữg cái tên nổi bật như con trai của Carlos Slim là người giàu nhất Mexico. Giám đốc Portfolio của BlackRock tại các thị trường mới nổi là Gerardo Rodriguez Regordosa ông chính là cựu Thứ trưởng Bộ Tài Chính Mexico. CEO của BlackRock tại Mexico là Isaac Volin cũng từng giữ chức vụ là luật sư của ngân hàng quốc gia và Tổng Giám đốc của một chi nhánh của Pemex. Còn tổng thống của Mexico cũng đã có những buổi gặp mặt Larry Fink trước kỳ bầu cử cũng như sau khi đắc cử vị trí tổng thống Mexico.
Quỹ quản lý tài sản BlackRock là minh chứng rõ ràng nhất cho sự thành công vượt trội với những phương pháp và cách thức đầy tính toán. Không thể phủ nhận khả năng lãnh đạo của người đứng đầu nhưng cũng không thể phủ nhận những gì mà BlackRock làm không hoàn toàn là đúng. Song, những thành tựu mà quỹ đạt được vẫn khiến những người khác phải kính nể và yên tâm để gửi gắm tài sản cho họ.