Thị trường nhà đất cuối năm 2022: Nhiều chủ đầu tư đưa ra “giá hời” nhằm thúc đẩy nhu cầu
Doanh nghiệp BĐS loay hoay trong cơn “khát vốn”
Sau hơn 2 năm điêu đứng vì đại dịch, thị trường nhà đất cũng ghi nhận những động thái phục hồi. Nhưng song hành với đó, những rào cản pháp lý trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, nguồn tín dụng bị siết chặt, lãi suất tăng và hàng loạt sai phạm trong huy động vốn của các doanh nghiệp… đã đưa BĐS vào một giai đoạn khủng hoảng trầm trọng.
Thời điểm cuối năm thường được xem là giai đoạn tăng nóng của các giao dịch mua bán địa ốc, vậy nhưng trước những khó khăn về lạm phát, thiếu vốn đầu tư và sự trượt giá của các loại vật liệu xây dựng đã khiến cho thị trường BĐS quý cuối năm 2022 chưa thể đạt được kỳ vọng.
Giờ đây, sau sự vào cuộc tích cực của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương cùng những nỗ lực từ doanh nghiệp đã giúp cho thị trường phần nào duy trì ổn định, không rơi vào trạng thái “đóng băng” mà chỉ suy giảm ở một số phân khúc.
Từ phía doanh nghiệp, nhiều động thái nhằm “tự cứu” thị trường đã được một số tập đoàn, doanh nghiệp BĐS đưa vào ứng dụng như: thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, dừng lại hoặc trì hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; tạm dừng triển khai các dự án mới; hạn chế hoặc dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO,...
Kiến nghị duy trì chính sách ưu đãi cho vay mua nhà ở xã hội
Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có đơn gửi đến Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị xem xét chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì chính sách ưu đãi cho những đối tượng vay vốn để mua, thuê nhà ở xã hội.Nhà đầu tư "mất ăn mất ngủ" vì ôm nhiều đất, mong thị trường BĐS cuối năm khởi sắc để thoát hàng
Hiện nay, các nhà đầu tư đang ôm nhiều đất có xu hướng chờ đợi thị trường bất động sản cuối năm khởi sắc để ra hàng. Tuy nhiên, chuyên gia dự báo tình hình hoàn toàn trái ngược.Thị trường BĐS cuối năm: Một vài gam màu sáng, nhưng khó sôi động trở lại
Dự báo về thị trường quý 4/2022, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản cho biết cuối năm nay, thị trường chưa thể sôi động trở lại.Thị trường BĐS cuối năm: Ngập ngừng chờ tín hiệu, nhà đầu tư có nên tiếp tục rót tiền?
Thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm được đánh giá sẽ trong trạng thái ngập ngừng chờ đợi. Do đó, theo chuyên gia, thay vì mục tiêu lợi nhuận cần chú ý đến khả năng bán được sản phẩm trước.Theo nhận định từ HoREA, một số tập đoàn, doanh nghiệp BĐS đã phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động, nhiều tập đoàn “cắt” đến 50% nhân lực. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề an sinh xã hội, việc giảm lương cũng khiến cuộc sống người lao động bị đảo lộn.
Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp BĐS do “tắc” nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trái phiếu, “tắc” cả nguồn vốn huy động từ khách hàng, trở nên “đói vốn” nên phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao, đầy rủi ro. Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp chấp nhận bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm BĐS, nhà ở với chiết khấu sâu (thậm chí đến 40% giá hợp đồng) tạo cơ hội cho khách hàng mua với giá rẻ.
Dưới góc nhìn của chuyên gia về lĩnh vực này, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, thời điểm này các chủ đầu tư đang tung dự án mới sẽ không đặt giá quá cao gây khó khăn cho việc bán hàng.
“Nguồn vốn đầu tư của thị trường bị siết chặt, doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư nên nguồn cung mới giảm sút; đồng thời lãi suất tăng khiến nhà đầu tư do dự, doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc bán hàng. Nhiều chủ đầu tư đã và đang phải thực hiện các chính sách bán hàng linh hoạt, như: Chiết khấu, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết vay, mua lại...”
Tiếp cận vốn là thách thức chính mà thị trường BĐS phải đối mặt hiện nay vì hầu hết các nhà đầu tư đều gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng. Do đó, các chủ đầu tư phải xoay sở và tìm cách huy động tiền trực tiếp từ khách hàng. “Tăng ưu đãi ngang với chi phí vay ngân hàng để giảm giá nhà cho khách hàng là một trong những giải pháp mà doanh nghiệp đưa ra để giải cứu thị trường”, ông Định nói.
Chính sách ưu đãi thu hút nhà đầu tư BĐS
Trước những động thái mới của thị trường, nhiều chủ đầu tư Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn, ưu đãi “giá hời” nhằm thu hút các nhà đầu tư bằng nguồn tài chính dự phòng của mình.
Điển hình trong số đó là dự án Hanoi Melody Residences Linh Đàm (Hà Nội), khách hàng khi thanh toán vượt tiến độ 95% giá trị căn hộ sẽ nhận được mức chiết khấu tổng lên tới 35% tại dự án.
Chủ đầu tư dự án nhà phố Bcons Plaza tại Dĩ An (Bình Dương) cũng đã cam kết mua lại đất nền của khách hàng với mức lợi nhuận 40% sau 3 năm kể từ khi ký hợp đồng, tương ứng với mức lợi nhuận 13,3%/năm. Đây được giới đầu tư đánh giá là một trong những cam kết lợi nhuận cao tốt nhất trên thị trường.
Còn với dự án Aqua City, chủ đầu tư cũng đưa ra những chính sách ưu đãi thu hút khách hàng như tặng gói nội thất 1,5 tỷ đồng, cam kết cho thuê lại hàng với lợi nhuận 18% trong ba năm đầu sau khi nhận nhà, hoặc cam kết mua lại 6–10% hàng năm. Ngoài ra, có chiết khấu lên đến 20% khi thanh toán nhanh.
Dự đoán về thị trường BĐS Việt Nam vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023, nhiều nhà đầu tư cho rằng, chính sách ưu đãi hấp dẫn và chia sẻ lợi nhuận sẽ ngày càng phổ biến.
Theo các chuyên gia, một số kênh đầu tư, bao gồm cổ phiếu và tiền điện tử, đang giảm giá, điều này đang tác động đến tâm lý nhà đầu tư. Trong khi đó, BĐS vẫn là kênh đầu tư lâu dài và bền vững đối với người Việt Nam.
Ngoài ra, các chương trình ưu đãi hấp dẫn sẽ kéo dài có thời hạn do các chủ đầu tư cần thúc đẩy nhu cầu và tăng thanh khoản. Do đó, đây được coi là thời điểm vàng cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, đầu tư dài hạn có thể tận dụng cơ hội và sinh lời từ các ưu đãi.
Ông Nguyễn Thanh, 50 tuổi, một nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết, ông đã đi kiểm tra sản phẩm shophouse để đầu tư sinh lời, tích lũy tài sản trong bối cảnh các chủ đầu tư BĐS đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn.
"Với 20 năm kinh nghiệm, tôi thường đầu tư vào các hạng mục BĐS khi thị trường chậm. Sau vài năm khi thị trường phục hồi và tăng trưởng, tôi sẽ có lãi", ông Thanh nói.
Theo ông Lưu Văn Thắng, 45 tuổi, một nhà đầu tư có nhiều năm kinh nghiệm, tiền mặt là vua để các nhà đầu tư mua BĐS và tích lũy tài sản.
"Mục đích chính của khuyến khích là đảm bảo dòng tiền; một khi nó ổn định, giá sẽ tăng nhanh. Tôi coi đây là cơ hội cho các nhà đầu tư có tài chính vững vàng."
Liệu đây có phải giải pháp khả quan?
Câu hỏi đặt ra: Với chính sách chiết khấu sâu, ưu đãi hấp dẫn liệu đây có phải giải pháp hữu hiệu hay ngược lại tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho người tiêu dùng BĐS?
Thời gian qua, đứng trước thực tế hoạt động kinh doanh BĐS trở nên trầm lắng khi vừa thiếu cả nguồn cung, lẫn nguồn cầu, việc nhiều doanh nghiệp đưa ra các ưu đãi được giới chuyên gia nhận định là hợp lý bởi điều đó thể hiện nhận thức về tình hình kinh doanh khi họ đang cần vốn.
Bên cạnh những doanh nghiệp, chủ đầu tư uy tín, mở ra ưu đãi như một hình thức điều chỉnh giá sản phẩm để phù hợp với khả năng chi trả của người dân, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp của Học viện Tài chính cũng nhận định “Tuy nhiên, khách hàng nên cẩn trọng trước các thông tin ưu đãi, bởi có thể doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn, quảng cáo sản phẩm cùng chính sách hấp dẫn song lại gặp hạn chế trong việc thực thi”.
Ở diễn biến khác, việc bán dự án với “giá hời” có thể tạo lợi thế cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, trong đó có thể kể đến là các nhà đầu tư nước ngoài nhân cơ hội này được tham gia rộng rãi vào thị trường BĐS Việt. Điều này phần nào có thể làm mất đi lợi thế của doanh nghiệp nội địa đang thống lĩnh thị trường hiện nay.
Khuyến cáo từ chuyên gia, trước khi lựa chọn BĐS, nhà đầu tư có kinh nghiệm cần có sự phân tích, đánh giá một cách khách quan, đừng vội vì chính sách ưu đãi hấp dẫn mà quên đi sàng lọc kỹ các thông tin về dự án. Đặc biệt, nên ưu tiên nguồn sản phẩm BĐS đã hình thành và được quy hoạch tốt tại vị trí có cơ sở hạ tầng tốt.