Thị trường Fintech là gì? Cơ hội của thị trường Fintech Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
Fintech Blockchain là gì? Ứng dụng của công nghệ của BlockchainĐầu tư Fintech là gì? Có nên đầu tư vào Fintech hay không?Hệ sinh thái Fintech là gì? Thực trạng về hệ sinh thái Fintech ở Việt NamThị trường Fintech là gì?
Thuật ngữ Fintech đã trở nên quen thuộc với nhiều người nhờ vào các phương tiện truyền thông. Những không phải ai cũng biết rõ về khái niệm thị trường Fintech là gì?
Thị trường Fintech là nơi chuyển giao quyền sở hữu các sản phẩm, dịch vụ công nghệ liên quan đến tiền tệ và tài chính giữa hai bên cung cầu. Thị trường Fintech tồn tại là dựa trên mối quan hệ mật thiết của cả 3 bên cùng lúc: Công ty Fintech, định chế tài chính và khách hàng cá nhân. Tất cả những yếu tố nêu trên đều nắm giữ những vai trò vô cùng quan trọng và có sự ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.
Thực trạng của thị trường Fintech Việt Nam thời gian gần đây
Một vài năm gần đây, thị trường Fintech ở Việt Nam đã chứng kiến những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ không chỉ về mặt số lượng mà cả về sự đa dạng, phong phú trong dịch vụ, sản phẩm và khả năng thu hút vốn đầu tư.
Công nghệ tài chính Fintech đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2017, tuy nhiên phải đến năm 2020, đặc biệt là trong năm 2021, thị trường mới chứng kiến sự bứt phá phát triển cả về chất và lượng của những doanh nghiệp, công ty khởi nghiệp Fintech.
Theo báo cáo nghiên cứu mới thực hiện gần đây của Solidiance - Công ty tư vấn chiến lược hàng đầu trên thế giới, thị trường Fintech Việt Nam đạt được ở mức 4,4 tỷ USD giá trị giao dịch thực hiện vào năm 2017 và đạt giá trị là vào khoảng 7,8 tỷ USD vào thời điểm năm 2020, con số này tương đương với mức tăng trưởng 77% chỉ trong vòng 03 năm.
Số lượng của các công ty Fintech tại Việt Nam cũng tăng số lượng lên nhanh chóng. Theo báo cáo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thực hiện cũng như Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam trong năm 2021, số lượng các công ty Fintech tại Việt Nam đã tăng lên gấp 04 lần, từ số lượng chỉ có 39 công ty vào thời điểm cuối năm 2015 lên đến tổng cộng là hơn 154 công ty vào giai đoạn cuối năm 2021.
Trong số những công ty Fintech phát triển tại thị trường Việt Nam, có đến khoảng 70% là các công ty mới khởi nghiệp. Năm 2021 cũng đã chứng kiến những bước tiến có tính nhảy vọt của thị trường Fintech tại Việt Nam khi mà nền kinh tế Internet đạt được tổng giá trị lên tới 21 tỷ USD, đứng ở vị trí thứ 14/50 các quốc gia ở khu vực châu Á và đứng ở vị trí 70 ở trên bảng xếp hạng toàn cầu.
Dịch bệnh Covid-19 đã tạo nên những sự ảnh hưởng, tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực ngành nghề, khiến cho nền kinh tế trên cả nước gặp rất nhiều những thách thức, khó khăn. Tuy nhiên, riêng đối với ngành Fintech thì đây là thời điểm chứng kiến sự phát triển, bứt phá mạnh mẽ nhất.
Thị trường Fintech Việt Nam đã ghi nhận có sự tăng trưởng đáng kể nhờ vào việc áp dụng ngày càng nhiều hơn những loại hình giao dịch kỹ thuật số, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử cũng như có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ về việc tiến hành mở rộng các hình thức thực hiện giao dịch thanh toán số.
Trong số 154 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực Fintech ở Việt Nam vào thời điểm năm 2021, hiện có 37 công ty đang làm việc hoạt động ở trong mảng thanh toán, 22 công ty, doanh nghiệp đang hoạt động ở trong lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P Lending), 22 đơn vị công ty đang hoạt động trong lĩnh vực về về tiền điện tử Blockchain, Crypto…
Những công ty Fintech tại thị trường Việt Nam hiện nay đang tham gia hoạt động ở trên rất nhiều các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau thế nhưng hai lĩnh vực được quan tâm, tập trung nhất là thanh toán thông qua ví điện tử và cho vay ngang hàng P2P Lending.
Sự liên kết và bắt tay hợp tác giữa những công ty Fintech và các tổ chức tài chính, ngân hàng vẫn đang là xu hướng chính và cũng là xu hướng chủ đạo đang diễn ra trong những năm qua ở Việt Nam. Sự liên kết, hợp tác giữa công nghệ Fintech và ngân hàng chiếm đến tỷ lệ hơn 90% số lượng những công ty Fintech.
Đối với lĩnh vực giao dịch trung gian thanh toán, 100% những doanh nghiệp, công ty Fintech do NHNN chính thức cấp phép hoạt động đều có sự hợp tác với những ngân hàng uy tín.
Đối với những lĩnh vực, ngành nghề khác, sự hợp tác liên kết giữa những doanh nghiệp, công ty Fintech và các ngân hàng cũng rất gắn bó, chặt chẽ dựa vào những ưu thế, đặc điểm riêng của từng bên để từ đó có thể cung ứng ra những loại hình sản phẩm, các dịch vụ có chất lượng cao, có những lợi ích tốt hơn và đồng thời cũng tiết kiệm chi phí hơn cho các khách hàng.
Ví dụ như giai đoạn hiện tại, các khách hàng có thể được quyền sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng hơn thông qua mạng Internet và các thiết bị di động thông minh so với đến thực hiện giao dịch trực tiếp tại các ngân hàng.
Việc thu hút đầu tư trong lĩnh vực Fintech trong thời gian những năm gần đây cũng đã chứng kiến những bước tăng trưởng rất đáng tự hào. Theo nghiên cứu báo cáo của ba đơn vị tổ chức: PricewaterhouseCoopers (PwC), United Overseas Bank (UOB) và Hiệp hội Fintech Singapore vào thời điểm năm 2019, Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ hai trong khu vực Asean về việc thực hiện thu hút đầu tư ở trong lĩnh vực công nghệ tài chính Fintech.
Theo đó, việc thực hiện đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tài chính Fintech ở Việt Nam đang chiếm tỷ lệ lên đến hơn 36% tổng số nguồn vốn đầu tư tài chính vào trong lĩnh vực này so với toàn bộ khu vực Asean (chỉ đứng sau đất nước Singapore với tỷ lệ 51%), trong khi đó vào năm 2018 con số đầu tư này chỉ chiếm ở mức 0,4%.
Thị trường Fintech ở Việt Nam trong thời điểm năm 2019 đã ghi nhận xuất hiện 2 giao dịch lớn thứ ba và thứ nhất ở trong khu vực ASEAN đến từ nguồn tài trợ với số tiền trị giá là 300 triệu USD dành cho công ty VNPay và khoản tiền trị giá 500 triệu USD cho vòng gọi vốn của ứng dụng ví điện tử MoMo.
Theo báo cáo của Tạp chí Forbes, thị trường tài chính Fintech Việt Nam vào thời điểm năm 2020 cũng đã nhận được những khoản tiền đầu tư lớn có giá trị kỷ lục khi đã thu hút được số tiền tổng cộng là khoảng 7,8 tỷ USD số vốn đầu tư. Trong năm 2021, rất nhiều các doanh nghiệp, công ty cũng đã kêu gọi vốn thành công với giá trị rất lớn điển hình có thể kể đến như MoMo với khoản vốn hơn 100 triệu USD vào thời điểm tháng 3/2021, VNLife với số tiền đầu tư trị giá hơn 250 triệu USD vào thời điểm tháng 9/2021…
Những cơ hội của thị trường Fintech ở Việt Nam
Sự phát triển của thị trường Fintech ở Việt Nam có nhiều điểm thuận lợi về tiềm năng thị trường, những ưu thế lớn về mặt công nghệ trong hệ sinh thái khởi nghiệp và những quy định chính sách, sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước, Chính phủ và các ban, ngành liên quan.
Những tiềm năng lớn của thị trường Fintech Việt Nam
Việt Nam là nước có điều kiện chính trị ổn định, kinh tế vĩ mô duy trì trạng thái tốt, lạm phát luôn được nỗ lực kiểm soát, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian gần đây thuộc vào nhóm quốc gia dẫn đầu thế giới, môi trường đầu tư, kinh doanh khá thuận lợi…
Việt Nam cũng là quốc gia đã có quan hệ hợp tác kinh tế sâu rộng với các nước trong khu vực Thái Bình Dương thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đã thực hiện ký kết 16 hiệp định FTA, có độ mở nền kinh tế thuộc vào nhóm cao hàng đầu thế giới trong những nền kinh tế (tỷ lệ khoảng 200%).
Hệ thống thể chế quy định pháp lý cho việc hình thành, triển khai và hoạt động của những định chế tài chính ở đất nước Việt Nam đã được chính thức ban hành và đang được tiếp tục từng bước hoàn thiện… Trong những năm vừa qua, thị trường tài chính, thị trường tiền tệ của Việt Nam đã ghi nhận có những bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc và ổn định.
Ưu thế về lĩnh vực công nghệ của thị trường Fintech Việt Nam
Kể từ thời điểm năm 2017, Việt Nam trở thành một trong các trung tâm khởi nghiệp phát triển nhanh chóng, cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ trong khu vực.
Những lĩnh vực như Fintech, trí tuệ nhân tạo (AI), thương mại điện tử, công nghệ sản xuất chế biến thực phẩm, các giải pháp hỗ trợ vận hành doanh nghiệp và những sản phẩm, dịch vụ về công nghệ thông tin hiện đại đã chiếm lợi thế ở trong những vòng gọi vốn của Việt Nam trong thời gian những năm gần đây.
Từ thời điểm năm 2016 đến 2019, khoản ngân sách đầu tư vào những công ty khởi nghiệp công nghệ đã tăng cao gấp 8 lần; đạt được ở mức cao nhất là khoảng 861 triệu USD vào thời điểm năm 2019.
Đến thời điểm năm 2020, Việt Nam đã ghi nhận có mức tăng vốn đầu tư lên tới hơn 400 triệu USD (V-Space, 2021). Điều này đã cho thấy rằng thị trường Việt Nam đã và đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về mức đầu tư trong lĩnh vực công nghệ của khu vực Đông Nam Á.
Đặc biệt, ở trong lĩnh vực công nghệ tài chính Fintech, hiện tại đang có khoảng 154 đơn vị doanh nghiệp, công ty khởi nghiệp tại Việt Nam vào thời điểm năm 2021 so với con số khá ít ỏi là chỉ 44 công ty vào năm 2017. Xu hướng này phản ánh rằng tiềm năng phát triển vô cùng mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam trong thời gian vừa qua cũng như là khả năng nhanh chóng nắm bắt được những cơ hội mới của thị trường của các đơn vị công ty khởi nghiệp tại Việt Nam.
Bên cạnh cơ hội phát triển, thì thách thức và khó khăn của thị trường Fintech là gì? Đó là:
- Cơ chế pháp lý hiện vẫn chưa đầy đủ, đặc biệt là các loại hình công nghệ mới. Cơ sở pháp lý hiện vẫn chưa được quy định rõ về các dịch vụ, sản phẩm, những tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ.
- Quy định về tính chất pháp lý an mạng cho lĩnh vực tài chính Fintech vẫn chưa được ban hành.
- Cơ sở hạ tầng công nghệ tại Việt Nam vẫn còn nhiều điều hạn chế, vẫn chưa thể đáp ứng được những yêu cầu về việc phát triển công nghệ hiện đại.
- Nguồn nhân lực chất lượng cao hoạt động trong lĩnh vực Fintech vẫn khá ít ỏi.
Với nội dung trên đây bạn đã có thể hiểu thị trường Fintech là gì cũng như những cơ hội và thách thức của thị trường Fintech tại Việt Nam hiện nay.