Thị trường ế ẩm, sàn bất động sản giảm quy mô, môi giới tìm đường lui
BÀI LIÊN QUAN
Chủ tịch Hội Môi giới BĐS VN: Thị trường BĐS du lịch, trang trại, đất nền vùng ven… đang trong thời kỳ bão hòa"Cò" đất, sàn môi giới chào bán rầm rộ nhà ở xã hội với khoản “phí hồ sơ” lên đến hàng trăm triệu đồng/căn hộTình trạng giá đất tăng nóng, “sốt đất” cục bộ không còn xảy ra thường xuyên tại các địa phương như hồi đầu năm. Tuy nhiên, mặt bằng giá của các sản phẩm nhà ở riêng lẻ, đất nền, căn hộ chung cư vẫn được bán ra với mức giá khá cao, nhất là vào thời điểm quý II năm nay. Tình trạng này đã khiến đồng thời cả tính thanh khoản lẫn số lượng giao dịch của thị trường sụt giảm nặng nề, nhất là thị trường thứ cấp.
Thị trường kém thanh khoản khiến cho công việc nhân viên môi giới và tình hình hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản bị tác động khá nhiều. Theo lời anh Đào Sơn Trường - Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội, bắt đầu bước sang quý II năm nay, thị trường bất động sản không được sôi động như trước nữa. Cụ thể, tính thanh khoản liên tục giảm sâu khiến cho các kế hoạch hoạt động của sàn đều bị thay đổi.
“Đến nay, sàn giao dịch của tôi chỉ còn lại khoảng ⅓ nhân sự so với thời điểm đầu năm, bởi thị trường không có giao dịch. Một số nhân viên buộc phải nghỉ không lương, với lời hứa chờ khi thị trường ổn định sẽ quay trở lại làm việc. Cũng không ít người xin thôi hẳn để đi tìm việc mới”, anh Trường chia sẻ.
Bản thân là một môi giới, anh Nguyễn Quang Huy - nhân viên môi giới nhà đất tại khu vực Hòa Lạc (Hà Nội) tâm sự: “Kể từ khi vào nghề, đây là lúc khó khăn nhất. Hiện tại, vẫn có khách muốn tìm hiểu sản phẩm, nhưng để khách ký hợp đồng thì lại rất khó. Cùng thời điểm này, cách đây một năm, có những tháng chỉ với 10 người, nhưng chúng tôi chốt được 90-100 giao dịch là điều bình thường. Nhưng nay, để bán được 1-2 lô đất cho khách là điều rất khó”.
Thị trường bất động sản “án binh bất động”, nhiều môi giới lâm vào cảnh khó khăn
Thị trường bất động sản trầm lắng khiến cho cuộc sống của nhiều môi giới bất động sản rơi vào tình trạng bấp bênh. Có môi giới không có lương cứng, sống dựa vào các khoản hoa hồng từ các giao dịch đất, khi không có giao dịch trong một thời gian dài khiến họ buộc phải vay mượn tiền bạn bè, người thân để duy trì nhịp sinh hoạt thông thường.Bất động sản “chững” lại kéo theo làn sóng chuyển nghề của dân môi giới
Đua nhau bỏ việc đi làm môi giới bất động sản, nhiều môi giới bất động sản đã “vỡ mộng” khi mà thị trường đang rơi vào trầm lắng, thanh khoản kém, ít giao dịch buộc họ phải chuyển hướng đi tìm các công việc khác để làm.Loại những cú “sút” tác động vào thị trường bất động sản, bao gồm: kiểm soát tín dụng, vướng mắc về pháp lý, thị trường trái phiếu suy giảm khiến hàng loạt doanh nghiệp rơi vào cảnh khó huy động vốn. Đây là nguyên nhân thiếu hụt các dự án bất động sản mới trong thời gian gần đây, dẫn đến nguồn cung bất động sản khan hiếm. Theo miêu tả của các chuyên gia, thị trường bất động sản bị bao trùm bởi các gam màu tối. Những tác động tiêu cực này không chỉ gây khó khăn đối với các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư mà còn cả với những người làm môi giới bất động sản.
Vài tháng trở lại đây, số lượng môi giới bất động sản rơi vào cảnh không có giao dịch ngày càng tăng cao. Trong khi đó, các khoản phí phải chi cho khách hàng, quảng cáo vẫn phải duy trì rất lớn mà lượng giao dịch thì ngày càng hiếm.
Là nghề đặc trưng, lương cứng môi giới bất động sản tại các sàn giao dịch chỉ đủ để phục vụ xăng xe đi lại. Thậm chí, nhiều nơi quy định phải đạt KPI mới có thể nhận đủ lương. Với tình hình thị trường đang lao dốc như hiện nay, nhiều môi giới đã buộc phải rút lui khỏi thị trường đi tìm một môi trường làm việc mới.
Hàng loạt sàn giao dịch bất động sản “đóng cửa cài then”
Cách đây một năm, lúc thị trường bất động sản được ví như một miếng “mồi ngon” mà bất cứ ai cũng muốn có phần, một số quận, huyện ngoại thành Hà Nội như Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, huyện Hoài Đức từng chứng kiến cảnh các văn phòng giao dịch bất động sản mọc lên như nấm. Nhưng đến nay, hầu hết các văn phòng đều đã đóng kín cửa. Chỉ tính riêng trong khu đô thị An Khánh - Hoài Đức, từ chỗ có hàng chục điểm tư vấn nhà đất, giờ chỉ còn duy nhất một sàn giao dịch hoạt động.
Cũng tương tự, tại khu vực huyện Quốc Oai, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây -Hà Nội, giá đất không còn "sốt đất" 2 năm qua, cũng không còn cảnh người người, nhà nhà đổ xô nhau đi mua đất như ở thời điểm trước. Dọc đại lộ Thăng Long, rất nhiều văn phòng môi giới bất động sản khu vực ngoại thành Hà Nội đã ở trong tình trạng "cửa đóng then cài" suốt nhiều tháng nay.
Báo cáo thị trường bất động sản quý III được Bộ Xây dựng công bố cho thấy, thị trường bất động sản đã hoạt động trở lại từ đầu năm nay, số lượng khách hàng tìm kiếm các sản phẩm để giao dịch cũng đã tăng nhiều so với năm trước.
Hầu hết sàn giao dịch đã trở lại hoạt động, đặc biệt, khi thị trường tăng độ “sốt” đã có thêm nhiều sàn mới được thành lập. Theo thống kê, thời gian cao điểm thị trường có khoảng hơn 1.100 sàn giao dịch bất động sản hoạt động.
Trong quý I, quý II năm nay, diễn biến của thị trường bất động sản phát triển nhanh đồng thời cả giá và lượng giao dịch ở nhiều phân khúc bất động sản tại nhiều địa phương trên cả nước. Đây là động lực thúc đẩy tốc độ phục hồi, sự phát triển trở lại của các sàn giao dịch bất động sản. Thu hút số lượng lớn người tham gia vào thị trường nhà đất với vai trò là một môi giới, đặc biệt là môi giới tự do, giao dịch các sản phẩm bất động sản.
Tuy nhiên, cũng theo Bộ Xây dựng, bắt đầu từ quý III năm nay, thị trường bất động sản có nhiều sự điều chỉnh, số lượng giao dịch bất động sản giảm so với thời điểm đầu năm, dẫn đến quy mô của các sàn giao dịch bất động sản giảm đáng kể, đây cũng là nguyên nhân khiến số lượng môi giới bất động sản rời khỏi thị trường ngày càng tăng