meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường chứng khoán hôm nay 20/6: Cổ phiếu nằm sàn la liệt, VN-Index "thủng" ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm

Thứ hai, 20/06/2022-16:06
Tiếp nối những diễn biến tiêu cực tuần trước, thị trường chứng khoán hôm nay tiếp tục gặp áp lực bán tháo mạnh mẽ tại các cổ phiếu ngân hàng, bất động sản, thép, chứng khoán, đầu cơ... khiến VN-Index chính thức mất mốc 1.200 điểm.

VN-Index chính thức mất mốc 1.200 điểm

Theo Tin nhanh chứng khoán, nếu như ở tuần trước, nhà đầu tư khá yên tâm về ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm khi liên tục "vá đáy" thành công, thì trong phiên sáng nay, tâm lý thị trường trở nên bi quan hơn khi vùng giá này bị gãy trong bối cảnh thiếu vắng sự tham gia của dòng tiền bắt đáy.

Dường như mối lo về lạm phát khiến thị trường không ngắt được đà rơi. Đà giảm ngày càng nới rộng hơn và chỉ số VN-Index đã dừng chân ở vùng giá thấp nhất ngày, tại ngưỡng 1.180 điểm khi bốc hơi gần 37 điểm.

Chốt phiên, sàn HoSE có tới 407 mã giảm (trong đó có tới 145 mã giảm sàn) và chỉ 72 mã tăng, VN-Index giảm 36,9 điểm (-3,03%) xuống 1.180,4 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 669,5 triệu đơn vị, giá trị 15.439,52 tỷ đồng, giảm 9,35% về khối lượng và 10,93% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 17/6. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 49,54 triệu đơn vị, giá trị gần 1.415,9 tỷ đồng.


VN-Index chính thức "thủng" ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm. Đồ thị: TradingView
VN-Index chính thức "thủng" ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm. Đồ thị: TradingView

Sàn HNX có 39 mã tăng và 178 mã giảm (54 mã giảm sàn), HNX-Index giảm 12,14 điểm (-4,34%) xuống 267,92 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 74,94 triệu đơn vị, giá trị 1.512,35 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 8,58 triệu đơn vị, giá trị 146,74 tỷ đồng.

Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 1,66 điểm (-1,91%) xuống 85,44 điểm với 104 mã tăng và 202 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 59,8 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.307 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,5 triệu đơn vị, giá trị 119,71 tỷ đồng.

Toàn thị trường có gần 800 cổ phiếu giảm giá, trong đó hơn 220 cổ phiếu giảm sàn. Ngược lại, số mã tăng giá chỉ là 215, với 23 mã tăng trần.

Cổ phiếu nằm sàn la liệt

Áp lực bán xuất hiện gần như toàn thị trường, từ các nhóm vốn hóa lớn đến nhỏ, từ cổ phiếu bất động sản, năng lượng, thép, đến cổ phiếu chứng khoán, đầu cơ... Rổ vốn hóa lớn nhất VN30 hôm nay rơi 2,58% với 27/30 mã giảm giá.

Sau chuỗi tăng ấn tượng, cổ phiếu năng lượng cũng đã chịu áp lực điều chỉnh, không còn trụ vững trước áp lực bán tháo diện rộng. Trong đó dẫn đầu là GAS của PV Gas bất ngờ giảm sàn về 124.700 đồng là mã có tác động xấu nhất đến chỉ số.

Tương tự, các mã dầu khí khác như PVC, PVS, PVD, PVT, PXT, PXS... đều giảm hết biên độ cho phép. Ngay cả cổ phiếu sản xuất điện như POW, NT2, KHP, REE, BCG, PC1... cũng đảo chiều từ sắc xanh sang giảm kịch sàn.


Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect

Nhóm cổ phiếu thép cũng tiếp tục bị bán tháo, trong đó mã đầu ngành HPG của Hòa Phát rơi về giá thấp nhất phiên tại 21.600 đồng và là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021 đến nay.

HSG của Hoa Sen cũng giảm sàn về 14.750 đồng, nối dài chuỗi 7 phiên giảm sâu liên tục (trong đó 5 phiên sàn). Không khá khẩm hơn khi NKG, SMC, TLH cũng nối dài chuỗi rơi bằng thêm một phiên giảm sàn.

Cổ phiếu ngân hàng đa phần diễn biến tiêu cực, trong đó BID giảm 6,65%, VPB giảm 2,87%, TCB giảm 4,35%, CTG giảm 4,03%, MBB giảm 3,43%, HDB giảm 3,46%, VIB giảm 6,54%, MSB giảm 6,54%, STB giảm kịch sàn. Tuy vậy, vẫn có EIB tăng 0,16%, SHB tăng 3,09% trong khi SSB và OCB đứng giá tham chiếu.

Cổ đông ngành chứng khoán cũng trong chuỗi ngày chịu khổ khi hàng loạt mã vốn hóa lớn như SSI, HCM, VND, VCI đến các mã nhỏ hơn như MBS, AGR, VIX, CTS... đều giảm kịch sàn.

Với cổ phiếu bất động sản, tình hình hết sức bi đát. Phần lớn cổ phiếu giảm kịch biên độ, nhất là nhóm vốn hóa vừa và nhỏ, có thể kể đến: KBC, DIG, NLG, DXG, PC1, ITA, VCG, TCH, DXS, SZC, CRE, HDC, DPG, HHV, SCR, CII, KHG, FCN, HQC, LDG, IJC, FLC, LCG...

Cổ phiếu ngành đầu cơ chìm trong không khí ảm đạm bởi lực bán sàn rất lớn. Cụ thể, nhóm FLC Group ghi nhận toàn bộ 6 mã có thanh khoản giảm sàn. Nhóm Apec giảm hết biên độ. Nhóm Tasco có NVT, JVC trong sắc xanh lơ. Các mã OGC, HNG, DAG, SJF... giảm kịch sàn.


Các mã cổ phiếu vốn hóa lớn bị bán ra ồ ạt khiến thị trường lao dốc trong phiên đầu tuần. Nguồn Vietstock
Các mã cổ phiếu vốn hóa lớn bị bán ra ồ ạt khiến thị trường lao dốc trong phiên đầu tuần. Nguồn Vietstock

Điểm sáng trong phiên hôm nay không quá nhiều, trong đó nổi bật là mã VNM của Vinamilk tăng giá 3,4% lên 69.000 đồng và VJC của Vietjet có thêm 1,7% đạt 127.000 đồng, là 2 mã có đóng góp tích cực nhất.

Ngoài ra cũng phải kể đến các cổ phiếu thủy sản đã đi ngược xu hướng thời gian qua. Trong đó, nhóm xuất khẩu cá tra ghi nhận ACL tăng trần, IDI có thêm 2,75, VHC tiến 0,7%. Nhóm xuất khẩu tôm có MPC bứt phá 7,1%, THP tiến 7,8%, FMC đi lên 2,6%.

Đáng chú ý, cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai gây bất ngờ khi tăng 3,2% lên 7.200 đồng sau thông tin kinh doanh tích cực. Nhóm Louis cũng đem lại niềm vui với TGG, BII, VKC tăng trần.

Thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 18.550 tỷ đồng. 

Khối ngoại chiều nay tiếp tục bán ròng mạnh hơn, đẩy tổng giá trị rút ròng cả ngày lên 604,6 tỷ đồng, từ mức 402,2 tỷ đồng buổi sáng. Ba mã bị bán cực khủng là HPG -248,1 tỷ, MWG -192,5 tỷ và VND -144,8 tỷ. Nhóm DCM, VCI, DGC, VCB, SSI, DGW đều bị bán ròng trên 20 tỷ đồng. Phía mua ròng có VNM gần 60 tỷ đồng, lượng mua chiếm 36% tổng giao dịch, tạo lực đỡ quan trọng giúp mã này ngược dòng.

Trước phiên giao dịch, Chứng khoán Tân Việt nhận định thị trường trong ngắn hạn vẫn đang hàm chứa quá nhiều rủi ro. Chiến thuật hợp lý thiên về duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp (<= 50% tài khoản) và chờ đợi cơ hội gia tăng tỷ trọng đang tới gần.

Chứng khoán Kiến Thiết nhận thấy mức độ rủi ro vẫn đang rất lớn khi VN-Index bị công phá mạnh mẽ tại ngưỡng hỗ trợ 1.200. Đơn vị duy trì quan điểm đứng ngoài, hạn chế bắt đáy, thậm chí ưu tiên vị thế căn bán khi thị trường hồi.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Tin mới cập nhật

Từ 1/7: ADN và giọng nói sẽ được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp

1 giờ trước

Siết tỷ lệ cấp tín dụng tối đa với một khách hàng: Ngân hàng mong muốn có ngoại lệ

1 giờ trước

Éo le cầu gần 400 tỷ xây xong đã lâu nhưng người dân vẫn phải gọi đò sang sông

1 giờ trước

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

1 giờ trước

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

6 giờ trước