Thị trường chứng khoán hôm nay 15/6: Cổ phiếu chứng khoán tiếp tục bị bán tháo, VN-Index giảm 16 điểm
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 14/6: Nhóm dầu khí, thủy sản kéo VN-Index tăng hơn 3 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 13/6: Cổ phiếu la liệt nằm sàn, VN-Index "bốc hơi" 57 điểm phiên đầu tuầnThị trường chứng khoán hôm nay 10/6: "Bốc hơi" gần 24 điểm, VN-Index mất mốc 1.300 điểmVN-Index giảm 16 điểm
Theo Zing, áp lực trên thị trường quốc tế vẫn ảnh hưởng khá tiêu cực đến thị trường chứng khoán trong nước, các chỉ số lại ghi nhận sự lao dốc trong phiên 15/6 khi tâm lý nhà đầu tư vẫn khá yếu ớt.
VN-Index có được sắc xanh khi mở cửa nhưng sau đó nhanh chóng đảo chiều khi lực bán dâng cao, chỉ số theo đà đi xuống thậm chí có thời điểm mất điểm tựa 1.200 điểm. Tuy nhiên, một lực cầu xuất hiện cuối phiên đã kéo chỉ số hồi phục.
Đóng cửa, VN-Index giảm 16,38 điểm (-1,33%) xuống 1.213,93 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 688,12 triệu đơn vị, giá trị 16.466,52 tỷ đồng, tăng 22,69% về khối lượng và 13,44% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 61,2 triệu đơn vị, giá trị 1.682,5 tỷ đồng.
Sàn HNX có 37 mã tăng và 172 mã giảm (32 mã giảm sàn), HNX-Index giảm 6,83 điểm (-2,35%) xuống 283,25 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 69,35 triệu đơn vị, giá trị 1.412,22 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 14,88 triệu đơn vị, giá trị 349,46 tỷ đồng, trong đó HUT thỏa thuận 12,55 triệu đơn vị, giá trị 320,65 tỷ đồng.
Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 1,97 điểm (-2,17%) xuống 88,65 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 55,4 triệu đơn vị, giá trị 1.195 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể, chỉ hơn 15 tỷ đồng.
Cổ phiếu chứng khoán tiếp tục bị bán tháo
Thị trường hôm nay chịu sức ép giảm điểm ở phần lớn các nhóm ngành chủ chốt từ vốn hóa lớn cho đến các cổ phiếu đầu cơ. Riêng rổ VN30 ghi nhận 22/30 mã giảm giá, trong đó có 2 mã giảm kịch sàn.
Đáng chú ý nhất là GVR của Tập đoàn Cao su giảm hết biên độ về 23.050 đồng là mã có tác động xấu nhất lên chỉ số. Ở vị trí tiếp theo là HPG của Hòa Phát rơi 3% về 29.400 đồng hay GAS của PV Gas mất 1,6% còn 124.000 đồng.
Xét riêng từng nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng có diễn biến tiêu cực với CTG giảm 2,97%, MBB giảm 2,35%, ACB giảm 2,07%, VIB giảm 2,65%, EIB giảm 1,92%, SHB giảm 2,57%, MSB giảm 3,06%, OCB giảm 2,58%... SSB ngược dòng với mức tăng ấn tượng 3,03%. Ngoài ra, TPB cũng giữ sắc xanh trong khi VPB đứng giá tham chiếu.
Cổ phiếu bất động sản giao dịch hết sức tiêu cực, đặc biệt là các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Hàng loạt cổ phiếu giảm kịch biên độ như DIG, DXG, ITA, DXS, VCG, HBC, SCR, HQC, LDG, QCG, TCD, KHG, FCN, LCG, HDC, FLC... Các cổ phiếu vốn hóa lớn như VHM, NVL, VRE đều giảm chưa tới 1%, VIC thậm chí còn tăng 0,13%.
Nhóm chứng khoán vẫn tiếp tục bị bán tháo dữ dội khiến nỗi đau của cổ đông ngày càng lớn. Các mã đầu ngành là SSI, VND, HCM cùng các mã khác VIX, AGR, FTS, CTS đều giảm kịch sàn. Các mã SBS rơi 9,7%, MBS lao dốc 8,8% hay APS mất 8,1% giá trị. Xét trong 5 phiên gần đây, các cổ phiếu chứng khoán lớn như VND, SSI, VCI, HCM đều giảm trên 20%.
Ngành thép cũng chứng kiến việc cổ phiếu vẫn trượt dài trong chuỗi lao dốc. Mã đầu ngành HPG về 29.400 đồng, là mức thấp nhất kể từ 2021 đến nay và đã giảm phân nửa giá trị so với vùng đỉnh. Bên cạnh đó HSG, NKG, TLH gần như giảm sàn 3 phiên liên tiếp.
Sau chuỗi thăng hoa, cổ phiếu ngành năng lượng cũng bị điều chỉnh mạnh. Trong đó, nhóm điện ghi nhận POW mất 4,9%, BCG lao dốc 5,8%, NT2 quay đầu giảm 3,1%, PGV giảm 2,1%. Nhóm dầu khí có GAS mất 1,6%, PLX rơi 4,9%, PVD sụt 5,6%, OIL giảm 3,6%...
Cổ phiếu hàng không cũng "hạ cánh" khi VJC và HVN lần lượt mất đi 0,24% và 5,56% giá trị.
Điểm sáng của thị trường khá ít, trong đó MWG của nhóm bán lẻ tiêu dùng bứt phá 2,9% lên mức cao nhất ngày tại 147.700 đồng là mã tác động tích cực nhất. Một số cổ phiếu khác như PNJ tăng 1,7%, SAB tăng 1,3%, DGW có thêm 2,4% hay FRT lên 1,6%.
Ngoài ra, cổ phiếu thủy sản cũng diễn biến tốt với đầu kéo là ANV của Navico tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp lên 58.400 đồng sau thông tin nâng chỉ tiêu lợi nhuận. Theo đó VHC của Vĩnh Hoàn cũng tăng 2%, IDI có thêm 2,2% hay MPC tiến lên 1,5%.
Đáng chú ý, một số cổ phiếu riêng lẻ khác như SKG của Superdong Kiên Giang tăng trần lên 14.400 đồng sau khi doanh nghiệp đặt kế hoạch có lãi năm nay. Cổ phiếu bảo hiểm MIG tăng 6%, cổ phiếu khu công nghiệp VGC tăng 5,5% hay cổ phiếu phân bón DCM có thêm 4,9%. Cổ phiếu THD và NAG tăng trần trên sàn HNX.
Độ rộng thị trường hoàn toàn nghiêng về bên bán với sắc đỏ áp đảo. Toàn sàn có 762 mã giảm giá (trong đó có 142 mã giảm sàn), ưu thế hoàn toàn so với 210 mã giảm giá. Nhìn chung thanh khoản có sự tăng lên do áp lực bán lớn hơn, tổng giá trị khớp lệnh tăng 9% lên mức 16.916 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng nhẹ 182,2 tỷ đồng ở HoSE. Như vậy buổi chiều khối này đã mua nhiều hơn (cuối phiên sáng bán ròng 222,5 tỷ đồng). VHC, VGC, HPG, NLG là những mã được mua ròng trên 30 tỷ đồng. DGW, DPM, chứng chỉ E1VFVN30 được mua trên 20 tỷ. Phía bán ròng có DGC, VNM, VND, VIC rất lớn, từ 50 tỷ tới trên 80 tỷ đồng.
Diễn biến giảm điểm của thị trường trong nước tương đồng với thị trường quốc tế khi nhà đầu tư quan ngại về việc Fed có thể tăng lãi suất mạnh hơn dự báo sau những thông tin tiêu cực về lạm phát đạt đỉnh.
Cụ thể, tại thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số S&P 500 tiếp tục mất 0,38% giá trị về 3.735 điểm và Dow Jones giảm 0,5% còn 30.365 điểm, đều là phiên giảm điểm thứ 5 liên tiếp của các chỉ số.
Các chỉ số chứng khoán phần lớn giảm điểm. Kospi của Hàn Quốc cũng mất 1,8% về 2.447 điểm. Nikei 225 của Nhật Bản rơi 1,14%, IDX Composite của Indonesia mất 0,6%, chứng khoán Malaysia, Thái Lan... cũng chìm trong sắc đỏ.
MeeyLand.com là trang thông tin điện tử tổng hợp và là website thương mại điện tử thuộc Hệ sinh thái Công nghệ Bất động sản Meey Land (“Hệ sinh thái“) - một Hệ sinh thái cung cấp cho thị trường bất động sản các giải pháp đột phá kết hợp ba lĩnh vực Công nghệ - Bất động sản - Tài chính. Tải ngay ứng dụng Meey Land để biết thêm nhiều thông tin chính xác, hữu ích. ►►► Tải ngay: App Store Google Play |