Thị trường chứng khoán hôm nay 1/12: Thanh khoản bùng nổ, tiền vào chứng khoán cao nhất trong hơn 7 tháng
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 29/11: Thêm cổ phiếu BĐS được "giải cứu", VN-Index tiếp tục tăng mạnh hơn 26 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 28/11: VN-Index trở lại ngưỡng 1.000 điểm, chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhất Châu ÁThị trường chứng khoán hôm nay 25/11: Sắc tím nở rộ, VN-Index tăng vọt gần 24 điểmVN-Index điều chỉnh
Theo Tin nhanh chứng khoán, giao dịch chứng khoán vẫn rất sôi động trong phiên chiều, tuy nhiên, áp lực bán lại có phần gia tăng khiến VN-Index về rất nhanh tham chiếu và giằng co nhẹ sau đó.
Tại ngưỡng gần 1.055 điểm, thị trường bất ngờ có nhịp rơi gần 20 điểm về mức 1.036 điểm do sức ép tại các bluechip với nhiều cổ phiếu nới rộng đà giảm và không ít mã còn thu hẹp đà tăng. Diễn biến này không giúp cho thị trường có phiên đóng cửa ATC khởi sắc, thay vào đó là hàng chục triệu cổ phiếu tiếp tục bị bán ra, đẩy VN-Index về mức thấp nhất trong ngày.
Diễn biến phiên hôm nay là chỉ báo không tích cực cho phiên cuối tuần ngày mai. Dù vậy, sóng tăng đã hình thành thì việc cắt đứt chuỗi tăng điểm sẽ không diễn ra chỉ với 1 phiên giảm điểm, thậm chí dưới góc độ tích cực, phiên hôm nay giúp thị trường bớt nóng với cú tăng tốc khá mạnh với 150 điểm mà VN-Index nhận được kể từ giữa tháng 11 vừa qua.
Đóng cửa, sàn HoSE ghi nhận 281 mã tăng (trong đó 41 mã tăng trần) và 166 mã giảm, VN-Index giảm 12,14 điểm (-1,16%), xuống 1.036,28 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1.344,5 triệu cổ phiếu, giá trị 21.830,6 tỷ đồng, tăng gần 18% về khối lượng và 22% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua. Về giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 81,2 triệu đơn vị, giá trị 1.516,9 tỷ đồng.
Chốt phiên, sàn HNX có 140 mã tăng (37 mã tăng trần) và 58 mã giảm, HNX-Index tăng 2,22 điểm (+1,06%), lên 221 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 136,7 triệu đơn vị, giá trị 1.697,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,8 triệu đơn vị, giá trị 28,1 tỷ đồng.
UpCoM-Index tăng 0,54 điểm (+0,77%), lên 71,41 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 58,4 triệu đơn vị, giá trị 590,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 5 triệu đơn vị, giá trị 195,8 tỷ đồng.
Thanh khoản chứng khoán trở lại mốc tỷ USD
Gây tác động tiêu cực nhất lên xu hướng thị trường hôm nay đến từ cổ phiếu VIC của Vingroup khi lao dốc 5,2% về 66.000 đồng. Bên cạnh đó, VHM của Vinhomes giảm 1,8% xuống 53.500 đồng, hay VRE của Vincom mất 1,8% giá trị còn 30.000 đồng.
Tiếp đến là bộ đôi cổ phiếu ngân hàng là BID bị bán 5,1% về mức 39.000 đồng và CTG của Vietinbank giảm 4% còn 26.150 đồng. Bên cạnh đó, VCB, LPB, STB, EIB... chìm trong sắc đỏ.
Diễn biến tiêu cực cũng xuất hiện ở nhóm cổ phiếu dầu khí khi mã hàng đầu là GAS sụt 3,4% về 106.500 đồng. Nhiều mã khác cũng có diễn biến khá xấu có thể kể đến như PVC rơi 8,4% xuống 12.000 đồng, PVT mất 6%, PVD giảm 3,2% hay PVS đi lùi 1,9%.
Ở chiều ngược lại, tác động tốt nhất lên thị trường là một số cổ phiếu ngân hàng khác như TCB của Techcombank đi lên mạnh mẽ 5,8% đạt 27.400 đồng, MBB tăng 2,3% hay sắc xanh tại các mã SHB, ACB, HDB, MSB.
Một số cổ phiếu bất động sản vẫn duy trì sự tích cực trong nhịp hồi. Cụ thể, nhóm 2,3% hay sắc xanh tại các mã SHB, ACB, HDB, MSB... vẫn ghi nhận dòng tiền mạnh mẽ để đẩy lên mức giá trần.
Bên cạnh đó, thị trường còn được ủng hộ bởi nhóm cổ phiếu ngành thép với NKG, SMC tăng trần hay HSG và POM đi lên 2,2%. Cổ phiếu thủy sản cũng giữ sắc xanh tốt tại các mã IDI, MPC, CMX, ACL...
Điểm nhấn của thị trường hôm nay đó là thanh khoản tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ với tổng giá trị giao dịch trên các sàn đạt 24.385 tỷ đồng (xấp xỉ 1 tỷ USD).
Trong đó, nhóm cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất là tài chính với hơn 6.900 tỷ, bất động sản là hơn 4.900 tỷ và nguyên vật liệu là trên 2.600 tỷ. Xét riêng từng mã, NVL dẫn đầu khi giao dịch 1.831 tỷ đồng, HPG ở vị trí tiếp theo với 1.274 tỷ đồng và STB ghi nhận thanh khoản hơn 800 tỷ đồng.
Khối tự doanh bất ngờ mua ròng 635 tỷ đồng trên HoSE cùng với khối ngoại tiếp tục đóng vai trò là lực đỡ với giá trị mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng, đây cũng là phiên mua ròng thứ 6 liên tiếp của nhà đầu tư nước ngoài, trong khi đó nhà đầu tư cá nhân là bên bán mạnh nhất.
Trong đó, các cổ phiếu được nhà đầu tư ngoại gom mạnh nhất phiên đầu tháng tiếp tục là những cái tên như VHM của Vinhomes (211 tỷ), STB của Sacombank (146 tỷ), MSN của Masan (106 tỷ) và VIC (102 tỷ). Ở chiều ngược lại, cổ phiếu DXG, CTG, GAS bị bán ròng hàng chục tỷ đồng.
Một trong những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài trở lại đó là mức định giá thấp kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam sau giai đoạn sụt giảm kéo dài. Dù hồi mạnh gần đây, nhưng P/E trailing của VN-Index vẫn chỉ ở mức 10,8x tương đương với vùng đáy các giai đoạn khủng hoảng trong quá khứ. Bên cạnh đó, nhiều Bluechips hiện đang giao dịch quanh giá trị sổ sách, một số cái tên thậm chí còn có P/B dưới 1 lần.
Về thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 chỉ còn ghi nhận mức tăng nhẹ, với VN30F2212 tăng 1,1 điểm, tương đương +0,11% lên 1.029 điểm, khớp lệnh hơn 412.900 đơn vị, khối lượng mở gần 48.000 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, sắc xanh vẫn chiếm ưu thế, đặc biệt là các mã thanh khoản cao từ hơn 1 triệu đơn vị khớp lệnh đến 4,33 triệu đơn vị. Đặc biệt, phiên hôm nay CHPG2220 đột biến với gần 13 triệu đơn vị khớp lệnh, và tăng 200% lên 60 đồng/cq.
Theo Fubon ETF đánh giá, việc VN-Index điều chỉnh về sát với đường trung bình 10 năm, độ lệch chuẩn trong ngắn hạn là lớn cùng các khía cạnh kỹ thuật đều cho thấy những tín hiệu tích cực, tạo cơ hội tốt cho một sự phục hồi mạnh từ vùng đáy ngắn hạn.