Thị trường chứng khoán hôm nay 30/11: Khối ngoại tiếp đà mua ròng, VN-Index có phiên tăng thứ 5 liên tiếp
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 28/11: VN-Index trở lại ngưỡng 1.000 điểm, chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhất Châu ÁThị trường chứng khoán hôm nay 25/11: Sắc tím nở rộ, VN-Index tăng vọt gần 24 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 24/11: VN-Index ngược dòng tăng điểm, cổ phiếu thép tỏa sángTheo VnEconomy, khoảng 17% tổng giá trị giao dịch trên HoSE hôm nay là dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài mua vào. Tuy nhiên, riêng trong phiên chiều, thị phần của khối ngoại lên tới gần 27%. Lực cầu là sự bổ sung kịp thời khi dòng vốn trong nước có dấu hiệu chững lại, qua đó kéo ngược thị trường đi lên cao hơn.
Trong vài phút đầu phiên chiều, VN-Index đã rơi qua tham chiếu, nhưng ngay sau đó đã phục hồi liên tục và đóng cửa ở mức cao nhất ngày, tăng 16,26 điểm tương đương 1,58% so với tham chiếu. Tổng khối lượng giao dịch đạt 1.143 triệu đơn vị, giá trị 17.764 tỷ đồng, giảm nhẹ so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 186,9 triệu đơn vị, giá trị 3.418 tỷ đồng.
Như vậy, trong tháng 11, chỉ số chính đã tăng 20,48 điểm, tương đương gần 25, đóng cửa ở mức cao nhất tháng, qua đó chấm dứt chuỗi 3 tháng giảm mạnh liên tiếp. Đồng thời đây cũng là tháng ghi nhận thanh khoản cao nhất trong vòng 3 tháng.
Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,56 điểm (+0,27%), lên 208,79 điểm với 123 mã tăng (31 mã trần) và 60 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 88,6 triệu đơn vị, giá trị 1.098,9 tỷ đồng, giảm 42% về khối lượng và 37,7% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng không đáng kể.
Đóng cửa, UPCoM-Index tăng 0,49 điểm (+0,70%), lên 70,87 điểm với 206 mã tăng và 98 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 45,8 triệu đơn vị, giá trị 489,6 tỷ đồng, giảm 19% về khối lượng và 16,6% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 7 triệu đơn vị, giá trị 98 tỷ đồng.
Nhìn chung, thanh khoản chiều nay trên 2 sàn niêm yết chỉ nhỉnh hơn phiên buổi sáng khoảng 1,5%, đạt 7.771 tỷ đồng. HoSE giao dịch kém, chỉ tăng 1,4%, đạt 7.223 tỷ đồng, trong đó nhà đầu tư nước ngoài giải ngân 1.943,6 tỷ đồng.
Mặc dù thanh khoản không lớn, nhưng khối ngoại lại là bên mua quyết liệt. Khối này xuống tiền chủ yếu vào các blue-chip và tạo lực đẩy tích cực.
Thống kê trong rổ VN30 ghi nhận 21/30 mã tăng giá so với phiên sáng chỉ có 6 mã tụt giá. Chưa kể tới KDH, NVL và PDR vốn đã kịch trần từ phiên sáng, tức là không thể tăng cao thêm được nữa.
Hôm nay, nhà đầu tư ngoại mua cổ phiếu trong nhóm VN30 tới 1.877,3 tỷ đồng, tương đương trên 30% giao dịch của cả rổ. Mức mua ròng đạt 1.408,3 tỷ đồng. Trong đó, những cổ phiếu được mua tích cực nhất là HPG với 466,4 tỷ đồng ròng, giá tăng 5,75%; VHM mua ròng 252,5 tỷ, giá tăng 2,64%, VIC với 129,6 tỷ đồng, giá đảo chiều từ giảm sàn sang tăng 0,29% lúc đóng cửa, ngoài ra, SSI +120,7 tỷ giá tăng 1,58%; MSN +114,4 tỷ giá tăng 3,03%; STB +92,1 tỷ giá tăng 1,27%, VCB +51,5 tỷ giá tăng 1,5%...
Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu blue-chip cũng ghi nhận biến động tăng mạnh trong chiều nay. Trong đó, HPG tăng tới 5,44% so với giá chốt phiên sáng, MSN tăng thêm 3,13%, SSI tăng 3,22%, POW tăng 3,1%, TPB tăng 4,26%, STB tăng 3,36%, VHM tăng 2,83%, TCB tăng 2,78%...
Một điều dễ nhận thấy là nếu như dòng vốn ngoại đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao lên trong khi thanh khoản chung không tăng, nghĩa là dòng vốn trong nước có dấu hiệu suy giảm. Đó có thể là một tín hiệu cần quan tâm, nhưng với diễn biến vẫn tăng giá mạnh trong buổi chiều và về cuối phiên cũng đồng nghĩa với áp lực bán chưa xuất hiện nhiều. Nhà đầu tư trong nước có thể tăng mức độ thận trọng, còn nhà đầu tư nước ngoài thoải mái giải ngân.
Về mặt bằng giá cổ phiếu chiều nay cũng có cải thiện khá nhiều. Cụ thể, độ rộng của VN-Index lúc đóng cửa là 350 mã tăng/105 mã giảm, trong khi cuối phiên sáng mới chỉ là 228 mã tăng/167 mã giảm. Số cổ phiếu tăng trầm cũng từ 16 lên 35. Còn lại số mã tăng trên 1% là 168, so với 103 mã buổi sáng.
Nhóm VN30 cũng kết phiên đảo ngược hoàn toàn với 25 mã tăng/5 mã giảm. Mặc dù nhóm ACB giảm 0,23%, VNM giảm 0,24%, PLX giảm 0,34%, CTG giảm 0,55% và GAS giảm 1,61% cũng không tác động quá nhiều lên chỉ số.
Đáng chú ý trong phiên hôm nay, cái tên còn lại sau làn sóng call margin và bán giải chấp là HPX của Hải Phát Invest cũng đã được giải cứu một cách ngoạn mục.
Cầu bắt đáy ồ ạt đổ vào đã nhanh chóng thổi bay hàng chục triệu cổ phiếu chất bán giá sàn và đẩy cổ phiếu này chạm trần chỉ sau ít phút. Giao dịch tiếp tục sôi động đến cuối phiên trước khi HPX đóng cửa "trắng bên bán" cùng với khối lượng giao dịch lên tới hơn 165 triệu đơn vị, chiếm 54% tổng khối lượng cổ phiếu lưu hàng của công ty. Giá trị giao dịch đạt mức gần 1.400 tỷ đồng, chiếm gần 1/10 thanh khoản khớp lệnh trên HoSE.
Với 165 triệu cổ phiếu khớp lệnh phiên hôm nay, HPX chính thức vượt mặt những "tên tuổi" như FLC, NVL, DIG, GEX, ROS để xác lập kỷ lục về khối lượng giao dịch trong một phiên của chứng khoán Việt Nam. Trong quá khứ, không xuất hiện nhiều những phiên khớp lệnh hơn 100 triệu đơn vị trên 1 cổ phiếu, phần lớn là diễn ra trong năm 2022. Tính riêng trong tháng 11, hiện tượng này đã xảy ra 2 lần trên hai mã HPX và NVL.
Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai của VN30 đều tăng, nhưng mức tăng thấp hơn. Trong đó, VN30-Index tăng 20,17 điểm (+1,96%) lên 1.049,21 điểm, còn hợp đồng đáo hạn tháng 12 tăng 12,4 điểm (+1,2%), lên 1.027,9 điểm với 403.694 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 47.433 hợp đồng.