Thị trường chứng khoán đã tăng liên tiếp, liệu nhà đầu tư còn cơ hội tham gia hay không?
BÀI LIÊN QUAN
Những lý do nào khiến tiền ngoại trên sàn chứng khoán vẫn trồi sụt thất thường?Thị trường chứng khoán đang “thiếu hàng”, số lượng doanh nghiệp niêm yết mới thấp kỷ lục trong nửa đầu năm 2023Chứng khoán sôi động trở lại, điều kiện nào giúp duy trì đà “hưng phấn” của thị trường?Theo Thị trường tài chính tiền tệ, đóng cửa phiên giao dịch thứ Sáu ngày 14/7, chỉ số VN-Index ở mức 1.168,40 điểm, tăng phiên thứ 6 liên tiếp. Xu hướng tăng điểm đã đẩy thị trường lên vùng cao nhất trong vòng gần 10 tháng qua, tính từ cuối tháng 9/2022.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng một khoảng khá tốt, câu hỏi được các nhà đầu tư quan tâm hiện nay là có thể tham gia vào thị trường chứng khoán hay không. Dòng tiền vào thị trường trong thời gian tới có gia tăng không? Liệu yếu tố tác động mạnh tới thị trường như lãi suất có xu hướng giảm tiếp không? Hay ngành nào sẽ được lưu ý trong thời điểm cuối năm? Dưới đây là ý kiến của một số chuyên gia xoay quanh các nội dung đáng chú ý nêu trên.
Mấy ai mua được đúng đáy và bán đúng đỉnh, mặt bằng giá cổ phiếu hợp lý là mua được
Theo ông Đinh Đức Minh, Giám đốc đầu tư, Nhà điều hành quỹ VinaCapital-VEOF, VinaCapital-VIBF cho rằng, có nhiều yếu tố nhà đầu tư có thể nhìn vào để quyết định đầu tư nhưng có 2 yếu tố cơ bản là định giá và tăng trưởng.
Thứ nhất, về định giá, cái gì rẻ thì nên mua và đắt thì thận trọng lại. Mặc dù thị trường đã tăng hơn 20% kể từ thời điểm tháng 11/2022 đến nay, nhưng P/E thị trường vẫn nằm ở vùng giá thấp nhất so với mức trung bình 15 năm qua. Khi thị trường rơi vào vùng giá thấp và phục hồi trở lại thì thời gian phục hồi kéo dài có thể tính bằng nhiều năm. Nhà đầu tư không nhất thiết phải mua ở đáy của thị trường bởi thực tế chẳng mấy ai mua được trúng đáy và bán đúng đỉnh. Xu hướng của thị trường chứng khoán là tăng trong dài hạn nên cứ thấy mặt bằng giá cổ phiếu hợp lý là có thể mua được.
So với các thị trường khác trong khu vực ASEAN, mặt bằng giá cổ phiếu của thị trường Việt Nam đang rẻ hơn trung bình khoảng 15%. Các nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn thị trưởng ở đâu rẻ hơn thì sẽ đầu tư, đặc biệt là Việt Nam đang đặt mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi trong khoảng 2-3 năm tới.
Thứ hai, về tăng trưởng, sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trong năm nay là thấp nhưng năm 2023 được sự báo đạt trung bình hơn 20%, đây là con số cao hơn hẳn so với tỷ lệ trung bình trong khu vực. Đồng thời, đây cũng là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong năm 2023.
Tuy nhiên, vẫn còn những lo lắng cho thị trường, như khả năng về một cuộc suy thoái kinh tế thế giới. Hiện tại có nhiều dự báo về suy thoái, nhưng may mắn là hầu hết dự báo đều thiên về kịch bản suy thoái nhẹ, tức hạ cánh mềm, dù vậy cũng vẫn cần lưu ý đến vấn đề này.
Ngoài ra, mức độ đầu cơ trên thị trường là khá cao. Thống kê đã chỉ ra, đối với 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường trong 6 tháng cho thấy, P/E trung bình của 10 cổ phiếu này đang ở 80 lần, đắt gần gấp 6 lần trung bình thị trường. Theo đó, để về mức định giá hợp lý P/E 10 lần thì lợi nhuận doanh nghiệp cần tăng gấp 8 lần.
Hiện nay, trên thị trường gần như các doanh nghiệp không có dự báo rủi ro trong hoạt động kinh doanh của họ. Chuyên gia tin rằng người mới mua các cổ phiếu này cũng không biết được năm nay hay năm sau nữa doanh nghiệp đạt lợi nhuận bao nhiêu, nếu lợi nhuận không tăng cao thì giá cổ phiếu sẽ giảm về như ban đầu.
Chuyên gia nêu quan điểm, đầu tư ngắn hạn hay dài hạn có lợi nhuận thì mục tiêu hoàn thành. Tuy nhiên, đầu cơ ngắn hạn thường rủi ro rất cao, nên khi mua cổ phiếu cần xác định bao nhiêu phần thắng/thua trong mỗi thương vụ, nếu không xác định được khả năng hoặc không có khả năng phân tích định giá cổ phiếu đắt hay rẻ thì thực sự nên đầu tư thông qua quỹ.
Về dòng tiền, số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong giai đoạn lãi suất cao từ tháng 10/2022 đến tháng 4/2023, tiền gửi cá nhân trong hệ thống ngân hàng đã tăng 700.000 tỷ đồng. Lãi suất huy động trung bình đã giảm khoảng 1,5% so với thời điểm đầu năm, thậm chí có ngân hàng giảm 2-3%. Do đó, khả năng một phần tiền gửi có thể rút ra và đi vào kênh đầu tư có có mức kỳ vọng sinh lời cao hơn, bao gồm có chứng khoán. Ông Đinh Đức Minh không kỳ vọng toàn bộ 700.000 tỷ đồng sẽ rút ra, chỉ một phần số tiền này rút ra và đổ vào chứng khoán cũng là một yếu tố tích cực cho thị trường.
Về lãi suất, nếu nhìn lại những số liệu về kinh tế có thể thấy, việc giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước là quyết định hoàn toàn hợp lý. Trong năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước đã phải tăng lãi suất do áp lực tỷ giá. Nhưng đến 6 tháng đầu năm nay, áp lực tỷ giá đã không còn dù xuất nhập khẩu đều giảm nhưng nước ra vẫn duy trì mức thặng dư thương mại lớn khoảng 10 tỷ USD, điều này đã giúp giảm đáng kể áp lực tỷ giá cho Ngân hàng Nhà nước giảm được lãi suất.
Trong 6 tháng cuối năm, vị chuyên gia không cho rằng có quá nhiều dư địa giảm mạnh lãi suất do khả năng lãi suất cũng như xuất khẩu sẽ hồi phục, khi đó phải nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất phục vụ xuất khẩu. Lãi suất có thể giảm nhưng không nhiều như 6 tháng đầu năm. Theo chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước sẽ có chính sách hợp lý tương tự như đã làm đối với thị trường tiền tệ trong thời gian vừa qua.
Nửa cuối năm, các quỹ của VinaCapital sẽ tập trung vào các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng với kỳ vọng sức tiêu dùng trong nước hồi phục, ngành sẽ được hưởng lợi từ chính sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước như bất động sản, chứng khoán, ngành hưởng lợi từ phục hồi xuất khẩu tăng trưởng, các doanh nghiệp cảng biển, khu công nghiệp,...
Dòng tiền vẫn tiếp tục đổ mạnh vào thị trường chứng khoán dựa trên 4 cơ sở
Ông Đặng Trần Phục, Chủ tịch AzFin cho biết, thị trường chứng khoán đã tăng khoảng 34% kể từ mức đáy được xác nhận vào tháng 11/2022. Đây là mức phục hồi khá mạnh, nhưng về mặt định giá thị trường vẫn hấp dẫn với P/B chỉ khoảng 1,72 lần so với mức trung bình 2,2 lần trong lịch sử.
Hơn thế, nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua giai đoạn khó khăn và trên đường phục hồi, do đó theo quan điểm của AzFin thị trường chứng khoán vẫn hấp dẫn cho đầu tư dài hạn và tích sản cổ phiếu trong giai đoạn này.
Về dòng tiền, trong nửa cuối quý 2/2023, dòng tiền đã đổ vào chứng khoán khá mạnh sau khi chứng kiến mức thấp của quý 1/2024. Theo bộ phận nghiên cứu và phân tích AzFin, dòng tiền vẫn sẽ tiếp tục đổ mạnh hơn vào thị trường chứng khoán dựa trên 4 cơ sở:
Một là lãi suất tiền gửi giảm khiến một phần tiền gửi tiết kiệm chuyển sang các kênh đầu tư khác, trong đó bao gồm có chứng khoán. Thứ hai, định giá thị trường chứng khoán vẫn ở mức hấp dẫn nên sẽ hút tiền từ các kênh khác. Thứ ba, số lượng tài khoản mở mới tăng mạnh trở lại bắt đầu từ tháng 5 - 6/2023 góp phần bơm thêm lượng tiền nhà đầu tư mới và dự báo xu hướng này vẫn tiếp tục. Thứ tư, tín dụng bắt đầu có tín hiệu tăng mạnh từ nửa cuối tháng 6/2023 và dự báo sẽ còn tăng mạnh hơn vào nửa cuối năm 2023 nhờ lãi suất giảm, đầu tư công tăng nhanh và đơn hàng có dấu hiệu trở lại.
Về lãi suất điều hành, sau 4 lần Ngân hàng Nhà nước giảm đã đạt được mức thấp nhất lịch sử (4,5% so với mức 4% của thời kỳ thấp kỷ lục hồi đầu năm 2022). AzFin đưa ra quan điểm lãi suất có thể giảm thêm một lần nữa dựa trên tỷ giá VND ổn định và dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng vững chắc, lạm phát tại Việt Nam duy trì ở mức thấp chỉ 2% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, việc giảm lãi suất điều hành cũng gặp phải những rào cản như lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các nước châu u dự báo vẫn tiếp tục tăng cao, qua đó gây áp lực lên tỷ giá VND, lạm phát có thể trở lại khi nhiều yếu tố đã bị kìm nén trong thời gian dài như giá điện, nước, dịch vụ y tế, giáo dục.
Vị chuyên gia cho rằng, việc giảm lãi suất điều hành thêm nữa cũng không quá quan trọng, bởi mức lãi suất điều hành hiện tại cũng đã đủ thấp và tác động lên lãi suất thị trường tiền tệ.
Về xu hướng thị trường, AzFin cho rằng, nếu không có những biến cố “thiên nga đen” mang tính chất bất ngờ và rủi ro hệ thống thì xu hướng của VN-Index sẽ tiếp tục tích cực.
Trong nửa cuối năm 2023, những yếu tố có thể gây tác động lớn đến thị trường chứng khoán bao gồm giải ngân đầu tư công dự báo sẽ tích cực và mạnh mẽ sau khi các dự án Sân bay Long Thành, Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, Vành đai 4 Hà Nội, các tuyến cao tốc Bắc - Nam được đẩy mạnh, cùng với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực đặc biệt trong quý IV/2023, tăng trưởng cung tiền và tín dụng sẽ bổ sung dòng tiền cho thị trường, tâm lý nhà đầu tư chuyển từ phòng thủ sang lạc quan sau khi những khó khăn dần qua đi.
Dù vậy, thị trường chứng khoán được cho là vẫn phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn từ chiến tranh Nga - Ukraine có thể phức tạp hơn, kinh tế thế giới hồi phục chậm,...
Theo đó, các ngành được đội ngũ chuyên gia đánh giá cao cho nửa cuối năm như ngành Ngân hàng do hưởng lợi từ tăng trưởng tín dụng và dự phục hồi của nền kinh tế giúp nợ xấu có thể giảm trong quý IV/2023, ngành chứng khoán được hưởng lợi nhờ giá trị giao dịch và cho vay margin tăng cũng như sự phục hồi và tăng giá của danh mục tự doanh, ngành bất động sản khu công nghiệp hưởng lợi nhờ đầu tư FDI tăng và giá cho thuê bất động sản khu công nghiệp tăng từ 5-15% so với năm trước, ngành bán lẻ phục hồi nhờ kinh tế tăng trở lại, tiêu dùng của người dân gia tăng bên cạnh đó là giảm thuế VAT 2%.