Thị trường biến động, nhiều công ty chứng khoán thận trọng hơn trong kế hoạch kinh doanh năm 2022
BÀI LIÊN QUAN
Các quỹ đầu tư lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam làm ăn ra sao trong tháng 5?Những động lực nào giúp thị trường chứng khoán "tỏa sáng" trong tháng 6?Chuyên gia: Với định giá hiện tại, chứng khoán Việt Nam có thể tự đi lên bằng chính nội lựcKế hoạch kinh doanh thận trọng
Theo Nhịp sống kinh tế, những công ty lập kế hoạch kinh doanh sớm vẫn đặt ra kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận khá kỳ vọng, một phần dựa trên quy mô vốn chủ sở hữu tăng lên sau khi phát hành thành công. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng có phần thấp hơn so với kết quả thực hiện năm trước.
Cụ thể, như Chứng khoán SSI đặt kế hoạch doanh thu 10.330 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 3.496 tỷ đồng tăng trưởng 38,8% và 29,7%. Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội, đặt kế hoạch doanh thu 3.428 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.620 tỷ đồng tăng trưởng 18,4% và 16,1%. Chứng khoán MB đặt kế hoạch tăng trưởng 36,5% doanh thu và 50% lợi nhuận sau thuế. Còn Chứng khoán VN Direct đặt kế hoạch doanh thu giảm 1,2% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 29,3% nhờ danh mục tự doanh giá thấp.
Trong khi đó, Chứng khoán Bản Việt đặt doanh thu dự kiến giảm 12,65, lợi nhuận sau thuế tăng 1,4%. Đơn vị này dự kiến chỉ tăng nhẹ doanh thu 2,7% và lợi nhuận tương đương năm trước. Đối với Chứng khoán BIDV đặt tăng trưởng lợi nhuận khiêm tốn dự kiến chỉ 4,2%. Chứng khoán FPT (FTS) thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế giảm 6,3% về mức 680 tỷ đồng. Tương tự, Chứng khoán Rồng Việt (VDS) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức 504 tỷ đồng, giảm 5,6%.
Theo tài liệu đại hội cổ đông thường niên năm 2022 vừa được công bố, Công ty Cổ phần Chứng khaosn VIX (mã VIX) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 thận trọng với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 820 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 656 tỷ đồng, tương đương giảm 9,6% và 10,8% so với năm 2021. Dựa theo kế hoạch này thì thu nhập trên mỗi cổ phiếu của VIX dự kiến gần 1.200 đồng/cổ phiếu. Việc các công ty đặt ra kịch bản thận trọng cũng phần nào phản ánh đúng bối cảnh thị trường hiện nay.
Về kế hoạch chi trả cổ tức, với kết quả lợi nhuận kinh doanh năm trước khả quan nhiều công ty chi trả cổ tức khá tốt. Cụ thể, SSI trả cổ tức tiền mặt 10%, Chứng khoán Bản Việt (VCI) trả cổ tức 12% tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu, VND trả cổ tức tiền mặt 5%. Hay SHS trả cổ tức 18% bằng cổ phiếu, MBS trả cổ tức 20% bằng cổ phiếu, BSI trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 7%, BVS trả cổ tức tiền mặt 8%.
Cũng theo kế hoạch đại hội cổ đông được phê duyệt, VIX dự kiến chia cổ tức năm 2021 tỷ lệ 12%, trong đó 6% chi trả tiền mặt và 6% trả bằng cổ phiếu, mức cổ tức này dựa trên số vốn điều lệ hiện tại của công ty là 5.491 tỷ đồng.
Chứng khoán Việt Nam khó rẻ hơn hiện tại
Tại Hội nghị nhà đầu tư thường niên - Invest Asean 2022 của Maybank, ông Lê Chí Phúc, Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ SGI (SGI Capital) đánh giá giai đoạn hiện nay là thời kỳ các ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ, dòng tiền bị rút ra nên xung lực đi lên của thị trường bị ảnh hưởng. Do đó, việc giao dịch ngắn hạn trong xu hướng đi lên như năm 2020 và 2021 là khó hiệu quả trong năm nay, mà phù hợp với dòng tiền đầu tư dài hạn hơn.
“Đã khá lâu rồi tôi mới nhìn thấy định giá nhiều doanh nghiệp cơ bản tốt về mức rẻ như hiện nay, những cổ phiếu đầu ngành có PE hay thậm chí PB rẻ nhất trong lịch sử”, ông Phúc bình luận.
Chuyên gia SGI Capital lạc quan về kinh tế Việt Nam đang trong chu kỳ đi lên. Những khó khăn liên quan đến việc chấn chỉnh dòng tiền, hay việc Fed và các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ chỉ trong ngắn hạn. Nếu lạm phát bắt đầu giảm, lo ngại các ngân hàng trung ương thắt chặt tín dụng hạ xuống, hoặc ngược lại lạm phát tăng, thị trường chứng khoán sẽ bước vào chu kỳ khó khăn kéo dài hơn.
Dù vậy, ông Phúc đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam khó rẻ hơn hiện tại, nhà đầu tư có thể tham lam hơn một chút khi nhìn về dài hạn.
Cùng quan điểm, ông Lê Anh Tuấn, ông Lê Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc đầu tư Dragon Capital cho biết, ông không đánh giá cao trong ngắn hạn nhưng triển vọng dài hạn rất tốt. "Chúng ta đang nằm trên mỏ vàng trong vòng 5 năm tới", ông Tuấn nói.
Chuyên gia đến từ Dragon Capital đưa ra 2 lý do. Thứ nhất, quá trình có thể nhanh hoặc chậm nhưng việc được nâng hạng lên thị trường mới nổi là gần như chắc chắn. Khi điều này xảy ra, định giá thị trường chứng khoán Việt Nam ở mức PE 12 lần là vô lý trong khi nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng.
Thứ hai, thị trường chứng khoán Việt Nam rẻ hơn so với các thị trường khác trong cùng khu vực, không phải vì bị giới hạn tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài mà nơi thu nhập bình quân thấp, dẫn tới số lượng người tham gia vào thị trường thấp hơn. Song, Việt Nam đang giàu lên, kéo theo lượng người tham gia vào thị trường chứng khoán sẽ tăng lên mạng hơn trong 3 năm tới.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng lưu ý trước khi chạm đến "mỏ vàng" thì cũng phải trải qua các “hố bom”, nên nhà đầu tư cần chuẩn bị tâm lý trước.
Xét về dòng tiền trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia đều cho rằng sẽ khó dự đoán. Ông Tuấn đưa ra các yếu tố ảnh hưởng như xu hướng trên thế giới đang xem xét Trung Quốc liệu có đang đầu tư hay không? Bởi môi trường đầu tư Trung Quốc hiện nay đang khó khăn. Nếu Trung Quốc trở thành thị trường không đáng đầu tư, khi ấy dòng tiền sẽ tìm kiếm thị trường khác và Việt Nam có thể được hưởng lợi. Song, Fed tăng lãi suất, trong quá khứ và hiện tại, thời gian đầu, dòng tiền sẽ rút khỏi các thị trường mới nổi và cận biên.
Về dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân trong nước, ông Hoàng Thanh Tuấn, Phó Giám đốc Khối khách hàng cá nhân, khu vực phía Bắc Chứng khoán Maybank nhận định, hai năm qua dòng tiền cá nhân vào rất nhiều và đến nay cũng đã rút ra nhiều. Dù vậy, dòng tiền này vẫn đang chờ cơ hội thực sự rõ ràng để quay trở lại. Lãi suất tiết kiệm tăng nhưng so với tỷ suất sinh lời khi đầu tư vào những doanh nghiệp tốt thì kém hiệu quả hơn. Kênh bất động sản đã tăng giá quá cao và đòn bẩy lớn gây rủi ro.