Thị trường bất động sản Trung Quốc lại “rúng động” vì mối lo khủng hoảng vỡ nợ
BÀI LIÊN QUAN
Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc tồi tệ không tưởng: Hàng loạt địa phương giả vờ giao dịch để tăng số liệuBất động sản Trung Quốc vẫn đáng lo ngại, chưa thể vực dậyTình trạng “báo động” của bất động sản Trung Quốc: 4 triệu căn nhà không người ở, khó khăn vẫn chưa kết thúcTheo Tuổi trẻ, một trong những nhà phát triển bất động sản không thuộc sở hữu nhà nước và có mức doanh thu lớn nhất Trung Quốc - Tập đoàn Country Garden đã không hoàn tất việc thanh toán hai khoản trái phiếu USD đáo hạn vào tháng 8.
Trong khi đó, một nhà phát triển bất động sản khác là Tập đoàn Dalian Wanda cũng ở trong tình trạng kinh doanh khó khăn khi đã phải chứng kiến phó chủ tịch cấp cao Liu Haibo bị cảnh sát bắt. Hãng tin Reuters cho biết, sự việc diễn ra sau cuộc điều tra chống tham nhũng nội bộ.
Về tình trạng trên, cả hai tập đoàn bất động sản Country Garden và Dalian Wanda đều không đưa ra câu trả lời đối với bất kỳ bình luận nào của hãng tin CNBC.
Cổ phiếu Country Garden niêm yết tại Hồng Kông vào ngày 9/8 đã đóng cửa giảm 1,7%, sau khi sụt giảm mạnh mẽ vào hồi đầu tuần.
Trong nửa đầu năm 2023, tổng doanh số bán nhà của Trung Quốc sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2022, và tăng trưởng kinh tế cũng có dấu hiệu chững lại. Thị trường đang rúng động vì nguy cơ vỡ nợ cực kỳ lớn của 2 nhà phát triển nói trên. Đó là điều mà chính phủ Trung Quốc cần xử lý ngay, theo bà Sandra Chow, đồng giám đốc nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương của Công ty nghiên cứu tài chính CreditSights.
Bất chấp những tín hiệu chính sách hỗ trợ gần đây của chính phủ Trung Quốc, thị trường bất động sản quy mô lớn của nước này vẫn rơi vào trạng thái trì trệ.
Theo các nhà phân tích của Tập đoàn bất động sản Nomura, họ cảm thấy lo ngại thực sự bởi lẽ nhu cầu ở các thành phố cấp thấp sẽ giảm khi các thành phố lớn dỡ bỏ các lệnh hạn chế giao dịch bất động sản.
Trong khi đó, thị trường này vốn chiếm tới 70% doanh số bán nhà mới trên cả nước và là động lực lớn của nhu cầu nhà ở và hoạt động xây dựng.
Mấy năm qua, các quan chức Trung Quốc đã nỗ lực hạn chế tình trạng đầu cơ từ nợ vay trên thị trường vốn luôn nóng hổi. Cách đây 3 năm, Bắc Kinh đã nỗ lực ngăn cản tình trạng các nhà phát triển phụ thuộc quá nhiều vào nợ để tăng trưởng.
Tập đoàn Evergrande đã nợ nần chồng chất và vỡ nợ từ cuối năm 2021. Sau vụ này, hàng loạt công ty bất động sản cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Trong thời gian còn lại của năm 2023, lĩnh vực bất động sản tư nhân vẫn có thể là cản trở đối với tăng trưởng của Trung Quốc bởi niềm tin đang lung lay đó.
Thị phần của bất động sản và các ngành liên quan trong nền kinh tế của Trung Quốc chiếm tới khoảng 25%. Bởi vậy có thể hiểu được tầm quan trọng của lĩnh vực này đối với sự tăng trưởng của quốc gia tỷ dân.