meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường bất động sản trì trệ khiến tín dụng mắc kẹt khoảng 7 - 8%

Thứ hai, 21/11/2022-19:11
SSI Research chỉ ra thị trường bất động sản đang rất trì trệ, điều này khiến khoảng 7 - 8% tổng tín dụng mắc kẹt. Nhất là trước bối cảnh hạn mức tăng trưởng room bị hạn chế, dẫn tới dư địa giải ngân cho những lĩnh vực khác không được dư dả.

Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng mới nhất, Bộ phận phân tích CTCP Chứng khoán SSI cho biết một lượng tiền mặt đang bị đóng băng hoặc quay vòng chậm gây ảnh hưởng tới trạng thái thanh khoản chung của các ngân hàng thương mại. 

Trên thị trường 1, mức chênh lệch giữa số dư huy động vốn và dư nợ chuyển sang trạng thái âm từ tháng 7 khi tăng trưởng tín dụng (11,4% so với đầu năm) vượt xa so với tăng trưởng tiền gửi (4,8%).

Điều này xảy ra trước bối cảnh các ngân hàng gia tăng lãi suất tiền gửi ở mức 3 - 4 điểm % so với đầu năm. Mức lãi suất huy động phổ biến hiện nay của kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng lần lượt là khoảng 8-9% và 10-10,5% tại ngân hàng thương mại. 

Có thể giải thích nguyên nhân một phần là do vòng quay tiền mặt tại khách hàng doanh nghiệp đã giảm đáng kể cùng với các thách thức trong việc huy động vốn. Đồng thời đồng VNĐ mất giá cũng khiến việc nắm giữ USD và những tài sản khác ngày càng hấp dẫn. 

Thị trường xuất hiện "vùng trũng" giá, nhà đầu tư đã đến lúc bắt đáy BĐS hay chưa?

Thị trường bất động sản đã xuất hiện vùng "trũng giá" giảm sâu được nhà đầu tư có dòng tài chính tốt chú ý. Nhiều trường hợp nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao chấp nhận cắt lỗ, giảm giá.

BĐS công nghiệp phía Bắc: Hà Nam trở thành ”miền đất hứa” nhờ đột phá hạ tầng giao thông

Nếu như trước đây thị trường bất động sản (BĐS) phía Bắc chỉ tập trung chủ yếu tại khu vực Hà Nội thì hiện nay, quỹ đất thủ đô không theo kịp tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, các chủ đầu tư đã tìm đến vùng đất khác để phát triển đầu tư. So với các tỉnh thành lân cận, Hà Nam được nhận định sở hữu nhiều ưu thế nổi trội, một trong số đó là đột phá hạ tầng giao thông.

Thị trường BĐS Việt Nam phát triển nghịch lý so với các nước dù cùng cảnh khó khăn

Hiện nay, tương tự như Việt Nam, thị trường bất động sản của nhiều nước trên thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí, bất động sản của một số nước đã rơi vào cơn khủng hoảng trầm trọng. Khó khăn, giá nhà đất tại một số nước giảm đáng kể nhưng tại Việt Nam, càng khó khăn, giá nhà lại tăng lên. Đây là thực trạng cho thấy sự nghịch lý của thị trường.

Thị trường liên ngân hàng là kênh hỗ trợ thanh khoản ngắn hạn của các ngân hàng
Thị trường liên ngân hàng là kênh hỗ trợ thanh khoản ngắn hạn của các ngân hàng

Theo SSI, thị trường liên ngân hàng là kênh hỗ trợ thanh khoản ngắn hạn của các ngân hàng. Nhóm phân tích cho biết, trong quý III/2022 ghi nhận sự gia tăng đầu tư vào trái phiếu ngân hàng tại một số nhà băng như BIDV, VietinBank, MB, Techcombank, OCB, Sacombank. Điều này cũng một phần nhờ vào nguồn hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng khác. 

Sau trường hợp của Vạn Thịnh Phát (vào đầu tháng 10), những ngân hàng lớn đã phải giảm khẩu vị rủi ro. Theo đó, thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng dần bị sụt giảm và gây ảnh hưởng tới thanh khoản tại các ngân hàng nhỏ hơn, nguồn vốn phục thuộc phần lớn vào thị trường này. 

SSI cho rằng, tỷ lệ thanh khoản sẽ được củng cố nhanh chong trong ngắn hạn, với việc thúc đẩy huy động vốn và tăng cường phân bổ ra những tài sản có tính thanh khoản cao… Trở ngại lớn nhất của quá trình này là do thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp. 

Thanh khoản hiện tại đang bị mắc kẹt trên cả những khoản cho vay nhóm ngành này, những khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cùng các khoản thu. Nhằm thu hút thêm vốn từ tiền gửi khách hàng, việc tiếp tục tăng lãi suất có vẻ là điều tất yếu. 

“Dù ghi nhận những kết quả tích cực trong quý III, tuy nhiên NIM đã đạt đỉnh, dự kiến sớm chịu áp lực. Chúng tôi lo lắng nhiều hơn về các ngân hàng vay nhiều trên thị trường liên ngân hàng như VIB, OCB, Techcombank và TPBank” - Báo cáo cho biết. 

Bên cạnh đó, chuyên gia cho rằng những tác động khi tăng lãi suất cho vay và sự suy yếu gần đây của thị trường BĐS chưa phản ánh trong kết quả kinh doanh quý III/2022. Vì tình trạng ghi nợ xấu tại Việt Nam chưa phản ánh đủ tác động có thể xảy ra trong tương lai, những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng chưa bị ảnh hưởng mạnh cho tới năm 2023. 

Theo SSI, tình hình tài chính các công ty niêm yết và nhận thấy tình hình của những công ty này dần xấu đi sau quý I/2022. Thực trạng này được phản ánh phần nào vào chất lượng tín dụng, nhất là với diễn biến của lãi suất cho vay. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước