meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường bất động sản thu hút hơn 4,45 tỷ USD tổng vốn đầu tư FDI

Thứ ba, 27/12/2022-13:12
Ngành kinh doanh bất động sản trong năm 2022 đã thu hút được hơn 4,45 tỷ USD vốn đầu tư FDI, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tính đến hôm 20/12 đăng ký vào Việt Nam đã giảm 11% so với cùng kỳ, đạt gần 28 tỷ USD.

Kinh doanh bất động sản tiếp tục xếp ở vị trí thứ 2 về thu hút vốn FDI với 4,45 tỷ USD. Theo đó chiếm hơn 16% trong tổng số vốn đầu tư đăng ký. Vốn ngoại đăng ký vào lĩnh vực bất động sản tăng thêm 1,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, chịu tác động bởi dịch bệnh.

Theo nhận định của bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, Việt Nam có sự tăng trưởng tích cực trong những năm qua, nhất là từ năm 2011 đến nay. Vấn đề này tác động lớn đến khả năng thanh toán bất động sản, trong đó có dòng vốn ngoại đầu tư giữ vai trò quan trọng.


Bất động sản thu hút hơn 4,45 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2022
Bất động sản thu hút hơn 4,45 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2022

Vị này cho biết dẫn đầu trong lượng vốn FDI vào Việt Nam là sản xuất, còn thứ 2 là bất động sản. Bên cạnh đó, trong 5 năm qua, còn có những quỹ đầu tư khác chảy vào nước ta. Dòng vốn đăng ký đầu tư vào bất động sản trước đó cao, nhưng vốn thực hiện lại thấp, thế nhưng, vốn thực hiện gần đây bắt đầu tăng mạnh.

Cụ thể, có tổng cộng 2.036 dự án mới có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt gần 12,45 tỷ USD, giảm 18,4%.

Ngoài ra, có 1.107 dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng số vốn đăng ký thêm đạt gần 10,12 tỷ USD. Bên cạnh đó, có 3.566 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn giảm 25,2% so với cùng kỳ khi đạt hơn 5,15 tỷ USD.

Công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là ngành đứng đầu với tổng vốn đầu tư đạt 16,8 tỷ USD. Ngành kinh doanh bất động đứng thứ 2 khi chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký với hơn 4,45 tỷ USD. Nếu xét về số lượng dự án mới, các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ thu hút được nhiều dự án nhất.

Việt Nam đã đón nguồn vốn đầu tư từ 108 quốc gia và vùng lãnh thổ trong năm 2022. Trong đó, đứng đầu là Singapore với tổng vốn đầu tư đạt gần 6,46 tỷ USD. Hàn Quốc và Nhật bản xếp thứ 2 và thứ 3 với gần 4,88 tỷ USD và 4,78 tỷ USD tương ứng.

Thị trường bất động sản thu hút hơn 4,45 tỷ USD tổng vốn đầu tư FDI - ảnh 2

Chuyên gia cho biết có 3 loại vốn chính vào Việt Nam là đầu tư bằng vốn tự có, nhà đầu tư tài chính, công ty quản lý quỹ. Cả 3 dòng vốn này đều đang bắt đầu chảy vào Việt Nam. Đến thời điểm này, nước ta được đánh giá là thị trường đầu tư cơ hội, mà không phải thị trường đầu tư qua dòng tiền ổn định. Nhiều phân khúc bất động sản đã đón nhận dòng vốn ngoại. Trong 5 năm trở lại đây, đã có sự chuyển dịch từ bất động sản nhà ở sang bất động sản văn phòng và khu công nghiệp.

Thực tế cho thấy vốn đầu tư nước ngoài chỉ là một trong nhiều nguồn vốn đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam. PGS.TS Trần Kim Chung, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho biết có 10 luồng tiền chủ lực chảy vào thị trường bất động sản.

Dòng tiền thứ nhất đến từ hệ thống các ngân hàng thương mại. Vừa qua, room tín dụng được nới thêm 1,5-2%, tương đương với khoảng 240.000 tỷ đồng. Bước sang năm 2023, tín dụng được dự báo vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên chuyên gia cho rằng cần phải kiểm tra và rà soát.

Luồng tiền thứ 2 đến từ thị trường chứng khoán. Thị trường đang ghi nhận xu hướng tăng. Nếu giải định chứng khoán tăng tới mức 1.300-1.400 điểm sẽ ghi nhận một lượng tiền lớn đi vào nền kinh tế cũng như thị trường bất động sản. Chuyên gia cho rằng một khi đã xuất hiện đỉnh thì rất có thể vượt đỉnh là chắc chắn.

Luồng tiền thứ 3 đến từ trái phiếu doanh nghiệp. Những khó khăn và vướng mắc mà thị trường bất động sản phải đối mặt trong năm 2022 đang đi qua và thị trường dự báo sẽ gặp ít khó khăn hơn trong giai đoạn tới. Hiện tại, vấn đề cần làm lúc này là giải quyết lượng trái phiếu đáo hạn trong năm sau. Theo nhận định vị này, nếu xuất hiện một văn bản để xử lý hay giãn, đình, hoãn, hoặc kéo dài thì hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này.

Luồng tiền thứ 4 đến từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI. Ông Chung cho rằng nguồn vốn này có nhiều triển vọng tương sáng trong giai đoạn tới. Dẫn chứng mà ông đưa ra là hơn 200 đại diện cấp cao từ các công ty đầu tư hàng đầu đã chọn Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư ưu tiên nhất và xếp thứ 2 trong nhóm những thị trường mới nổi. Việt Nam có lần đầu tiên lọt vào Top 20 nền kinh tế thu hút FDI trên toàn cầu.

Thị trường bất động sản thu hút hơn 4,45 tỷ USD tổng vốn đầu tư FDI - ảnh 3

Luồng tiền thứ 5 đến từ kiều hối vẫn đang rất ổn định. Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất toàn cầu, trong đó ước tính có 25% kiều hối đầu tư vào bất động sản nói chung.

Luồng tiền thứ 6 đến từ các nhà đầu tư tiềm năng. Họ là những người khi có cơ hội sẽ lập tức đầu tư với tâm lý không có ngoại lệ như tích lũy sẽ đầu tư mua nhà ở, đất đai.

Những luồng tiền còn lại có thể đề cập đến như hoạt động M&A, các doanh nghiệp kinh doanh bất động trải qua giai đoạn khó khăn, các nhà đầu tư chiến lược mới xuất hiện có thể xem như đầu đàn, có khả năng làm thay đổi cục diện của một vùng kinh tế hay một địa phương nào đó…

Ông Chung nhận định: “Trong năm 2022, có 4/10 luồng tiền này đang trong trạng thái tiêu cực, hiện nay đã chuyển biến theo hướng khả quan hơn hoặc ít nhất là sẽ đi ngang. So với năm 2022, sẽ không có luồng tiền nào trong năm 2023 tiêu cực hơn”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cơn sốt đất đấu giá đã dịch chuyển về tỉnh: Nhà đầu tư tránh đi vào “vết xe đổ”

Dự kiến năm 2025 sẽ khởi công 6 dự án đường bộ cao tốc quy mô lớn với tổng chiều dài 294km, vốn hơn 32.000 tỷ đồng

Năm 2025, kênh đầu tư nào sẽ thu hút dòng tiền?

Fintech là bệ phóng để trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM "cất cánh"

Hà Nội: Chủ đầu tư siêu dự án 30.000 tỷ tiếp tục chuyển nhượng hơn 1,5ha "đất vàng"

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Tin mới cập nhật

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản 2025 sôi động nhưng khó sốt

3 giờ trước

Chuyên gia "hiến kế" cách đánh thuế bất động sản theo thời gian sở hữu hiệu quả

8 giờ trước

Tái khởi động đấu giá đất tại các vùng “nóng”: Liệu có nổ ra cơn sốt giá mới?

8 giờ trước

Mức độ quan tâm nhà đất tăng gấp 4 – 6 lần sau Tết

8 giờ trước

Gói vay ưu nhà ở cho người dưới 35 tuổi: Chuyên gia đề xuất 5% trong thời hạn 30 năm!

8 giờ trước