Không chỉ đất nền, một loạt phân khúc bất động sản đang “ngộp” trên thị trường
Sau giai đoạn tăng trưởng nóng đã đẩy giá bất động sản tăng cao, nhiều sản phẩm hiện đang giữ mức giá ảo. Tới khi thị trường gặp khó, một số sản phẩm rơi vào tình trạng “ngộp”. Vậy, bất động sản nào đang “ngộp”?
Nhà đất “ngộp” được giới chuyên gia và đầu tư BĐS chuyên nghiệp định nghĩa sản phẩm mua đầu tư nhưng tới giai đoạn đáo hạn ngân hàng cần có dòng tiền và những nhà đầu tư gặp khó khi kinh doanh cần giải phóng nhà đất để xoay vốn hoặc có tiền trang trải.
Nhà đất “ngộp” còn tới từ việc dự báo sai xu hướng trên thị trường, mua tại đỉnh trong lúc thị trường sốt nóng nên buộc phải bán ra khi thị trường gặp khó về tài chính. Tại buổi talkshow Săn nhà đất “ngộp” mới đây, Giám đốc kinh doanh CTCP phát triển bất động sản Phú Hưng - Ông Nguyễn Minh Tài cho biết, phân khúc đất thổ cư hay đất nền đang chịu ảnh hưởng rất lớn. Bởi ngân hàng nhà nước đang siết chặt room tín dụng gây ảnh hưởng tới việc giải ngân cho các dự án phân lô bán nền, thổ cư. Còn với các dự án mua ở thực hiện nay vẫn được giao dịch bình thường.
Chủ tịch HĐQT CTCP BĐS Bầu trời Việt Nam - Ông Tống Trung cho rằng, đối với phân khúc nhà thổ cư không có nhiều biến động về giá, vì đa phần nhà đầu tư đều có tài chính ổn định và không sử dụng hoặc sử dụng ít đòn bẩy tài chính.
Cắm sổ đỏ lấy tiền mua BĐS “ngộp”: Coi chừng mất cả chì lẫn chài
Chứng kiến việc nhiều người do không chịu được lãi ngân hàng, đua nhau bán bất động sản vào thời điểm cuối năm, không ít nhà đầu tư rủ nhau cắm chung cư, nhà đất đang ở để lấy tiền bắt đáy. Các chuyên gia cho rằng, việc xuống tiền mua bất động sản “ngộp” thời điểm này vẫn còn nhiều rủi ro.Vợ chồng trẻ bán chung cư lấy tiền đi "săn" đất nền "ngộp", chấp nhận thuê nhà từ 2-3 năm
Thực tế, nhiều cặp vợ chồng trẻ đã thay đổi quan điểm về khái niệm "an cư lạc nghiệp". Họ bán chung cư cũ, lấy tiền để đầu tư đất nền. Đặc biệt ở thời điểm hiện tại, giá đất nền đang hạ nhiệt trong khi giá chung cư lại tăng.Rao bán "cắt lỗ" rầm rộ, làm thế nào để biết người bán đang "ngộp"?
Nhiều nhà đầu tư có sẵn tiền mặt hiện nay vẫn đang đứng ngoài chờ cơ hội để xuống tiền săn hàng "ngộp". Tuy nhiên, để thành công, nhà đầu tư cần có những kinh nghiệm và xác định được tâm lý của người bán thời điểm hiện tại.Với loại hình shophouse, biệt thự hình thành trong tương lai, chủ yếu các nhà đầu tư dựa vào đòn bẩy tài chính. Do đó, trước bối cảnh hiện nay nhà đầu tư bị ảnh hưởng rất nhiều, dẫn tới những sản phẩm này bị “ngộp”.
Cùng với các sản phẩm “ngộp”, thị trường còn xuất hiện thêm loại hình căn hộ sơ cấp giảm giá, chiết khấu cao. Báo cáo của DKRA trong tháng 11 vừa qua cho thấy, mặt bằng giá bán sơ cấp không gặp nhiều biến động, chính sách chiết khấu và thanh toán nhanh lên tới 40 - 50% giá trị sản phẩm đang được một số chủ đầu tư áp dụng để kích thích khách hàng mua sắm.
Thanh khoản trên thị trường thứ cấp giảm mạnh, giá bán giảm từ 3 - 5% so với tháng 10, chủ yếu là những giao dịch mà người bán cần tiền gấp để giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân, giảm áp lực lãi suất ngân hàng.
Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết: “Một xu thế đang có trong các doanh nghiệp BĐS để đảm bảo dòng tiền và thanh khoản, doanh nghiệp đã giảm giá sản phẩm, tăng tỷ lệ chiết khấu. Đây chính là cơ hội để người có nhu cầu mua ở thực tìm thấy sản phẩm mà trước đây không nằm trong tầm với”.
Làn sóng cắt lỗ căn hộ được dự báo sẽ lan sang năm 2023, nhất là tại những dự án hình thành trong tương lai. Với việc tái cấu trúc doanh nghiệp diễn ra rất mạnh, giúp nguồn cung căn hộ đáp ứng nhu cầu ở thực và có giá bán hợp lý.
Về tình trạng nhà đất “ngộp” được rao bán ngày càng nhiều, vậy đã có giao dịch người mua thực sự mua được sản phẩm bị “ngộp” hay chưa? Giới chuyên gia cho rằng, các khách hàng đang theo dõi và chờ đợi các sản phẩm cắt lỗ, nhà đất “ngộp” tung hàng. Tuy nhiên, giao dịch thực tế chưa có nhiều, bởi phần lớn các sản phẩm rao cắt lỗ nhưng thực tế chỉ mới cắt lãi. Còn người mua vẫn đang trong tâm thế nghe ngóng, chờ đợi diễn biến mới của thị trường và kỳ vọng giá tiếp tục giảm mà chưa mạnh tay xuống tiền.