Thị trường bất động sản đứng im, nhà đầu tư cắt lỗ vẫn ế ẩm, môi giới hết thời “hái ra tiền”
BÀI LIÊN QUAN
Irving Kahn: 109 tuổi vẫn làm môi giới chứng khoán, 90 năm giữ vững thành tích không thua lỗDoanh nghiệp bất động sản bắt đầu tuyển dụng môi giới trở lạiSau thời gian ngủ đông, môi giới bất động sản “rục rịch” quay lại với nghềThị trường bất động sản hiện nay diễn biến thế nào?
Theo Người quan sát, sau tác động của dịch bệnh COVID-19 cùng những biến động của nền kinh tế, thị trường bất động sản đã trải qua thời kỳ đầy ảm đạm, đối mặt với rất nhiều thách thức.
Báo cáo của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cho thấy, trong thời gian 6 tháng đầu năm 2023, hoạt động thị trường bất động sản tăng trưởng âm (giảm 11,58%) so với cùng kỳ, tính riêng quý 1 giảm 16,2%. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh này ghi nhận giảm 8,3% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Đất Xanh Services nhận định, thị trường bất động sản trong quý III/2023 và 9 tháng đầu năm 2023 chưa có dấu hiệu khởi sắc. Nguồn cung cũng như tỷ lệ hấp thụ trong quý 3/2023 vẫn giảm sâu so với cùng kỳ năm 2022. Nguồn cung sơ cấp (từ chủ đầu tư) đạt mức khoảng 38.000 sản phẩm, trong đó thì 90% đến từ những dự án hiện hữu (hàng tồn) và chỉ 10% là nguồn cung mới.
Và theo báo cáo mới nhất của Kênh thông tin bất động sản Batdongsan.com.vn cho thấy, thị trường bất động sản trong quý III/2023 và 9 tháng đầu năm 2023 vẫn còn đang ảm đạm. Cả lượng tin rao bán nhà đất cùng với mức độ quan tâm đều tiếp tục giảm suts so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó thì với loại hình đất nền, mức độ quan tâm tìm kiếm cùng với số lượng giao dịch đã giảm mạnh.
Vào đầu tháng 10, Savills Việt Nam đã chính thức công bố tình hình hoạt động của thị trường bất động sản Hà Nội trong thời gian ba tháng vừa qua. Xét về thanh khoản thì trong quý III/2023 đã ghi nhận số lượng căn hộ bán thành công, giảm 16% theo quý, giảm 42% theo năm. Ngoài ra thì số lượng căn bàn giao giảm 26% mỗi năm trong giai đoạn 2021 - 2025 và thúc đẩy nhu cầu thứ cấp, củng cố niềm tin của nhà đầu tư.
Mặc dù vậy thì sau những giải pháp phát triển thị trường bất động sản của Chính phủ thì nghề môi giới bất động sản đã có dấu hiệu khởi sắc nhưng không thấm vào đâu so với những năm trước.
Môi giới bất động sản trải lòng về việc vượt qua thời kỳ bất động sản lao dốc
Trải qua thời gian gần một năm biến động chung của thị trường bất động sản, đối mặt với nhiều thách thức khi mà giao dịch sụt giảm, hầu hết các công ty bất động sản đều cắt giảm cũng như lương như nhân sự. Và trong đó, đội ngũ môi giới chính là lực lượng đầu tiên chịu nhiều tổn thất.
Cũng theo thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, tính đến năm 2022 ở Việt Nam có khoảng 200.000 môi giới bất động sản. Mặc dù vậy thì đến hết quý 2/2023, con số này hiện nay chỉ còn khoảng 30 - 40% so với giai đoạn đầu năm 2022. Đáng chú ý, ở một số khu vực thì 80% môi giới bất động sản đã nghỉ việc.
Còn theo như số liệu từ VARS thì 5 tháng đầu năm 2023, 554 doanh nghiệp bất động sản giải thể, so với cùng kỳ năm trước tưng 30,4%. Tính chung thì cả nước có trên 95% doanh nghiệp bất động sản đã phải thu hẹp quy mô lao động.
Và suốt từ nhiều tháng trước, anh Xuân Tùng là một nhân viên môi giới ở Hà Đông - Hà Nội chuyên bán những sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng đã không bán được một sản phẩm nào.
Anh Tùng nhớ về thời điểm tư vấn dồn dập, một ngày chốt mấy lô đất và trả lời không kịp khách hàng. Còn giờ thì rao bán mấy tuần chẳng có khách hàng nào vào hỏi.
Môi giới này tâm sự, tình hình chung của thị trường bất động sản cho nên giờ khó lắm. Lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm có nhưng ít, tuy nhiên tâm lý chung của các nhà sản xuất đầu tư ngần ngại xuống tiền ở trong thời điểm này.
Cũng cùng chung cảnh ngộ, anh Thắng là Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản ở Quốc Oai chuyên phân phối chủ yếu các sản phẩm đất nền cũng đã phải cắt giảm hơn 60% nhân sự từ nửa năm nay bởi không có giao dịch.
Vị này nói rằng, thị trường quá kém, giao dịch chậm khiến cho nhiều môi giới không có chi phí để duy trì công việc lẫn cuộc sống, buộc lòng phải tìm hướng mưu sinh khác.
Tổng quan, bối cảnh hiện nay có thể thấy được nghề môi giới bất động sản là một nghề nhập thì dễ tuy nhiên lại khó trụ. Vì thế mà Chính phủ cần có những giải pháp phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh và bền vững để góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế - xã hội.
Mặc dù vậy thì những người ở trong ngành môi giới bất động sản đang kỳ vọng thị trường vào năm 2024 sẽ có những điểm sáng mới khi mà Chính phủ đề xuất thực hiện một loạt chính sách trong thời gian sắp tới như: Yêu cầu các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tích cực phân loại các dự án gặp khó khăn và vướng mắc; Chủ động làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp và từng dự án có những vướng mắc hay là triển khai chậm để xác định rõ nguyên nhân, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc.
Ngoài ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã gửi công điện thúc đẩy việc cho vay tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản.
Các chuyên gia bất động sản nhận định, việc Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thúc đẩy cho vay bất động sản chính là chất xúc tác cực mạnh từ đó giúp cho thị trường có khả năng hồi phục được nhanh hơn.