Thêm một đại gia nhảy vào thị trường chăn nuôi heo
BÀI LIÊN QUAN
Cùng trồng chuối và chăn nuôi, tình hình kinh doanh HAGL và HAGL Agrico ra sao sau nửa đầu năm 2022Loạt doanh nghiệp chăn nuôi ghi nhận lợi nhuận "sa sút" vì gánh chi phí đầu vào nặng6 tháng cuối năm 2022, triển vọng nào dành cho doanh nghiệp chăn nuôi heo?Theo ghi nhận tại báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2022 của CTCP Thaiholdings, CTCP - Tập đoàn Thaigroup (Công ty con) đã tiến hành rót 600 tỷ cùng với CTCP Xuân Thiện Thanh Hoá 2 và Xuân Thiện Thanh Hoá 3 để thành lập dự án chăn nuôi heo và sản xuất heo giống. Được biết, động thái này đã diễn ra vào tháng 10-11 năm 2021.
Cụ thể, ngày 19/10/2021, phía THD đã thực hiện ký kết hợp đồng kinh doanh cùng với Xuân Thiện Thanh Hoá 2 về việc thành lập dự án chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 2 tại xã Nguyệt Ấn, Thanh Hóa. Mục tiêu chính là chăn nuôi heo và sản xuất heo giống. Theo đó, công ty góp 300 tỷ đồng và nhận về 60% lợi nhuận của dự án. Còn lại Xuân Thiện Thanh Hoá 2 rót 75 tỷ đồng cùng với năng lực quản lý dự án và nhận 40% lợi nhuận của dự án.
Bên cạnh đó, vào ngày 7/11/2021, công ty cũng ký kết hợp đồng kinh doanh với Xuân Thiện Thanh Hóa 3 cùng lập dự án chăn nuôi công nghệ cao tại Kiên Thọ, Thanh Hoá. THD cũng đóng góp 300 tỷ đồng và nhận về 60% lợi nhuận dự án, 40% còn lại thuộc về Xuân Thiện Thanh Hoá 3.
Như vậy, thị trường nuôi heo hàng tỷ USD của Việt Nam đón nhận thêm "đại gia" mới, cùng với tỷ phú Thái Lan - CP Group, GreenFeed, CJ Vina Agri, Cargill, Newhope… hay các tập đoàn lớn đến từ trong nước như Hòa Phát, Masan, Dabaco, BAF, Tân Long, Thiên Thuận Tường, Mavin… và mới nhất là Hoàng Anh Gia Lai.
Trước khủng hoảng nguồn cung, giá heo hơi nói chung và thịt heo đang tăng lên mặt bằng mới. Nguyên nhân do gặp dịch bệnh, nhiều trại nuôi đã bán tháo khi heo mới chỉ 60-80kg, dẫn đến nguồn cung thiết hụt đã đẩy giá heo hơi tăng cao. Nửa đầu năm nay, giá chăn nuôi cao do chi phí thức ăn, vận chuyển... tăng đã tiếp tục đẩy giá bán thịt heo tăng theo.
Dù đã có những biện pháp ổn định, song mặt bằng giá theo chuyển động của thị trường và dưới góc nhìn của chuyên gia vẫn neo ở mức cao, thậm chí tiếp tục tăng dần đến cuối năm.
Mặc dù giá tăng, song do thức ăn chăn nuôi tăng cao, giống con nuôi đắt khiến người chăn nuôi không muốn tái đàn, kéo theo nguy cơ khủng hoảng heo hơi trên thị trường. Điều này vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thử thách cho các doanh nghiệp chăn nuôi heo có quy mô hiện nay.
Trong nửa đầu năm, giá thức ăn tăng khiến các công ty lớn trên sàn sụt giảm lợi nhuận, ngoại trừ Hoàng Anh Gia Lai vẫn đạt tín hiệu khả quan nhờ tự chủ 40% nguyên liệu cấu thành nên thức ăn chăn nuôi, cụ thể là chuối.
Chăn nuôi heo được xem là một trong những ngành nghề truyền thống của người dân Việt Nam. Trong hơn thập kỷ trở lại đây, ngành chăn nuôi đã ghi nhận những bước tiến mới như chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi hộ có quy mô lớn hơn, phát triển các mô hình trang trại hay tập trung và hình thành các chuỗi giá trị chăn nuôi.