meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thế hệ F2 của các đại gia Việt: Người là sếp lớn công ty gia đình, người sở hữu doanh nghiệp riêng

Thứ hai, 25/12/2023-23:12
Thế hệ này đang dần hiện diện tại công ty gia đình với vai trò sếp lớn, một số cũng khởi nghiệp, tự làm chủ với những dự án riêng đầy tham vọng.

Nếu như trước đây, thế hệ F2 của các đại gia, tỷ phú Việt thường được nhắc đến với danh nghĩa “cậu ấm cô chiêu” nhà giàu, thì đến nay, thế hệ này đang dần xuất hiện với vai trò xếp lớn tại công ty gia đình. Nếu không tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty gia đình thì cũng tự khởi nghiệp, làm chủ với những dự án riêng đầy tham vọng.

Trở thành sếp lớn công ty gia đình

Dù trước đó không được nhắc nhiều trên truyền thông, nhưng một nhân vật mới xuất hiện gần đây đó là Phạm Nhật Quân Anh, con trai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup. Theo đó, ông Phạm Nhật Quân Anh đã xuất hiện với vai trò là Phó tổng giám đốc Khối sản xuất, đại diện VinFast ký kết hợp tác với tập đoàn Nhật Bản Marubeni. Đây là lần đầu tiên, một trong ba người con của ông Phạm Nhật Vượng lộ diện trước truyền thông.

Là con trai của tỷ phú giàu nhất Việt Nam, nhưng đời tư ông Phạm Nhật Quân Anh khá kín tiếng. Được biết, “cậu cả” nhà tỷ phú Phạm Nhật Vượng sinh năm 1993, có trình độ chuyên môn cử nhân quản trị kinh doanh.

Tại Vingroup, ông Quân Anh hiện không nắm giữ chức vụ nào, ngoài ra cũng không nắm giữ cổ phiếu của tập đoàn này. Tuy nhiên, mới đây, ông Phạm Nhật Quân Anh đã đăng ký mua vào 150.000 cổ phiếu VIC theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) của tập đoàn.

Thế hệ F2 của các đại gia Việt: Người là sếp lớn công ty gia đình, người sở hữu doanh nghiệp riêng
Ông Phạm Nhật Quân Anh (trái) xuất hiện trong một sự kiện mới đây của VinFast

Cũng xuất hiện với vai trò xếp lớn doanh nghiệp gia đình là bà Trần Phương Ngọc Giao (sinh năm 1988) - con gái của bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ).

Cụ thể, vào tháng 3 đầu năm nay, bà Giao được chú ý khi trở thành Thành viên HĐTV Công ty TNHH MTV Thời trang CAO với nhiệm kỳ 5 năm. Đây là công ty con thuộc PNJ chuyên kinh doanh các sản phẩm trang sức phân khúc cao cấp.

Ngoài ra, tại PNJ, con gái đầu của bà Dung và Trần Phương Ngọc Thảo cũng đang đảm nhận vị trí Thành viên HĐQT. Được biết, Chủ tịch PNJ còn một người con gái út là Trần Phương Ngọc Hà, nhưng hiện không giữ chức vụ chủ chốt nào tại công ty. Tuy vậy, cả 3 người con của bà Dung hiện đều đang nắm giữ lượng lớn cổ phiếu PNJ. Trong đó, bà Ngọc Thảo sở hữu hơn 7,86 triệu cổ phiếu (2,4%); bà Ngọc Giao nắm giữ 9,66 triệu cổ phiếu (2,95%) và bà Ngọc Hà nắm 12,26 triệu cổ phiếu (3,74%). Tính theo thị giá cổ phiếu PNJ hiện tại, lượng cổ phiếu mà 3 ái nữ nhà PNJ đang nắm giữ hiện có giá trị lên tới gần 2.400 tỷ đồng.

Trước đó, hai thiếu gia Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển (tức bầu Hiển) cũng đều xuất hiện với vai trò sếp lớn tại các công ty thành viên của gia đình. Trong đó, cậu cả Đỗ Quang Vinh (sinh năm 1989) nay đã trở thành Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Ngân hàng SHB. Đồng thời, ông Vinh còn đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT tại Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và Tổng công ty CP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BHI).

Thế hệ F2 của các đại gia Việt: Người là sếp lớn công ty gia đình, người sở hữu doanh nghiệp riêng
Hai thiếu gia nhà bầu Hiển: Đỗ Vinh Quang (trái) và Đỗ Quang Vinh

Ngoài ra, trưởng nam nhà bầu Hiển cũng đang nắm giữ trực tiếp trên 796.000 cổ phiếu SHB (0,026% vốn) và 7,5 triệu cổ phiếu SHS (0,922% vốn). Khối lượng cổ phiếu này có thị giá khoảng 150 tỷ đồng.

Về phía con trai thứ 2 của bầu Hiển là Đỗ Vinh Quang (sinh năm 1995) hiện đang giữ vai trò là Phó chủ tịch Tập đoàn T&T, Chủ tịch CLB Bóng đá Hà Nội. Báo cáo quản trị của SHB cho biết, tính đến cuối tháng 7, ông Đỗ Vinh Quang nắm giữ gần 90,9 triệu cổ phiếu SHB (2,963% vốn). Chiếu theo thị giá hiện tại, lượng cổ phiếu này có giá trị khoảng 972 tỷ đồng.

Một thiếu gia khác cũng trở thành sếp lớn tại công ty gia đình là ông Vưu Tuấn Kiệt (sinh năm 1994), con trai út của ông Vưu Khải Thành, Chủ tịch Biti's. Được biết, ông Kiệt hiện đang là Giám đốc Công ty bất động sản Hòa Anh Phát, đây là công ty con do Biti’s góp vốn thành lập, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó, vị thiếu gia này còn quản lý vận hành 2 dự án khách sạn ở khu vực miền núi phía Bắc là khách sạn Sapaly tại cửa khẩu Lào Cai và khách sạn Lady Hill ở Sapa (Lào Cai).

Lựa chọn con đường kinh doanh riêng

Không lựa chọn tham gia vào hoạt động kinh doanh công ty gia đình, nhiều “cậm ấm cô chiêu” nhà các đại gia Việt lựa chọn con đường kinh doanh riêng.

Tháng 8/2019, Công ty cổ phần Hàng không Vietjet ký kết thỏa thuận hợp tác với hãng công nghệ cung cấp dịch vụ chuyển phát hàng không siêu tốc Swift 247 (Swift 247) và Công ty TNHH Grab (Grab) về việc phát triển các giải pháp kết nối di chuyển bằng đường bộ và đường hàng không toàn khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, các bên cũng sẽ cùng nhau cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa siêu hỏa tốc tại Việt Nam.

Gây chú ý tại sự kiện này chính là sự xuất hiện của Tommy Nguyễn - con trai nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lần đầu xuất hiện với tư cách là nhà đồng sáng lập startup công nghệ Swift 247.

Thế hệ F2 của các đại gia Việt: Người là sếp lớn công ty gia đình, người sở hữu doanh nghiệp riêng
Tommy Nguyễn và bà Nguyễn Thị Phương Thảo trong một sự kiện của Swift 247

Đây là startup cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa trên nền tảng công nghệ thông qua việc kết nối các phương thức vận chuyển đa phương. Bên cạnh đó, Swift 247 cũng được phép kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không.

Được biết, Tommy Nguyễn vẫn điều hành công việc từ xa và tiếp tục việc học tại Anh. Sau lần xuất hiện này, con trai nữ tỷ phú Vietjet cũng "kín tiếng" hơn.

Một trường hợp “ra riêng” khác là thiếu gia Nguyễn Tấn Danh (sinh năm 1990), con trai ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát Đạt (PDR). Cụ thể, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh, tiếp thị và tài chính tại Đại học San Francisco (Mỹ), thiếu gia của Tập đoàn Phát Đạt về nước và gia nhập vào Quỹ đầu tư Openasia và Công ty Chứng khoán Bản Việt với vai trò chuyên viên nghiên cứu, phân tích thị trường. Sau đó, ông Danh sớm đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại Phát Đại.

Tuy nhiên, đến tháng 6/2018, ông Danh đã tách ra và thành lập Công ty CP Phát triển Bất động sản Filmore, tập trung vào thị trường ngách high-touch (bất động sản cao cấp).

Theo: taichinh.kinhtechungkhoan.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hải Phòng: Chuẩn bị khởi công dự án NOXH hơn 3.000 tỷ, cung cấp chỗ ở cho 12.000 người

Cần Thơ sắp có dự án nhà ở xã hội cao 16 tầng

TP. HCM: Sẽ phê duyệt phương án bồi thường Khu đô thị Phú Mỹ Hưng 2 trước 30/4/2025

Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 hiện trạng ra sao sau 6 năm khánh thành?

Hà Nội chuẩn bị "bung hàng" với 5.300 căn hộ thuộc 9 dự án đủ điều kiện mở bán

Hà Nội: Diễn biến mới tại dự án công viên hơn 1.200 tỷ ở Hà Đông

Diện mạo Bệnh viện Phụ sản Trung ương 2 với đầu tư hơn 600 tỷ sau một năm rưỡi thi công

Hà Nội: Sắp có thêm tuyến đường rộng 30m, giao thông khu vực Bắc Từ Liêm tiếp tục "lột xác"

Tin mới cập nhật

Giá nhà tăng cao kéo giảm tỷ suất lợi nhuận cho thuê căn hộ

1 ngày trước

TP. HCM: Sẽ phê duyệt phương án bồi thường Khu đô thị Phú Mỹ Hưng 2 trước 30/4/2025

1 ngày trước

Cần Thơ sắp có dự án nhà ở xã hội cao 16 tầng

1 ngày trước

Người dân tại các điểm "nóng" đấu giá: Khó tiếp cận đất đai ở chính nơi chôn rau cắt rốn

1 ngày trước

Phòng master là gì? Quy chuẩn thiết kế dành cho phòng master

1 ngày trước