meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thành phố Thanh Hóa sẽ có tên gọi mới?

Thứ hai, 13/06/2022-21:06
Mới đây, Hội nghị thông qua Đề án nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa được tổ chức, tại đây đề xuất đổi tên thành phố thành Đông Sơn được đưa ra. 

2 phương án tên gọi sau khi nhập

Theo VnEconomy, tại hội nghị nhiều nội dung được đưa ra thảo luận, theo đại diện Sở Nội vụ Thanh Hóa lý do phải nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa là do thành phố này hiện có tới 30 phương, nhưng chỉ có 4 xã ngoại thành. Bên cạnh đó, dân số ngoại thành của thành phố chỉ chiến 3,75% và 13,1% diện tích, những con số này cho thấy sự mất cân bằng về chức năng của cùng nội và ngoại thành. 

Thành phố Thanh Hóa có hướng phát triển về phía Tây, còn huyện Đông Sơn đang có sự đô thị hóa mạnh phù hợp với sự phát triển của thành phố trong tương lai. 

Một lý do nữa được đại diện Sở Nội vụ Thanh Hóa cho biết là tuyến quốc lộ cao tốc Bắc Nam, quốc lộ 45 và quốc lộ 47 đều đi qua huyện Đông Sơn nên sẽ giúp thành phố kết nối với các tuyến giao thông quan trọng của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Về bộ máy hành chính, nếu sáp nhập huyện Đông Sơn vào Thành phố Thanh Hóa sẽ giúp tinh giản bộ máy và số lượng đơn vị hành chính theo chủ trương của Trung ương. 


Biểu tượng hồng hạc hướng thiên của thành phố Thanh Hóa.
Biểu tượng hồng hạc hướng thiên của thành phố Thanh Hóa.

Do đó, đại diện Sở Nội vụ đưa ra 2 phương án về tên gọi cho thành phố. 

Phương án 1 là lấy tên là thành phố Thanh Hóa, nguyên nhân là do nhận diện về thành phố Thanh Hóa trong nước và quốc tế đã khá lâu và được nhiều người biết đến. Cùng với đó sẽ không gây xáo trộn nhiều về thủ tục hành chính sau khi sáp nhập huyện Đông Sơn vào Thành phố Thanh Hóa. 

Phương án 2 là lấy tên thành phố Đông Sơn, bởi cái tên này sở hữu bề dày lịch sử dân tộc. Cụ thể, từ hàng ngàn năm nay, Đông Sơn là tỉnh lỵ của Thanh Hóa, đặc biệt còn là 1 trong 4 nền văn hóa lớn của dân tộc ta. Bên cạnh đó, phần lớn diện tích Thành phố Thanh Hóa hiện nay là diện tích cũ của huyện Đông Sơn nhập vào, nhiều cán bộ, đảng viên lão thành của Thành phố Thanh Hóa đều có gốc từ huyện Đông Sơn. 


Sau khi nhập huyện Đông Sơn vào Thành phố Thanh Hóa, thành phố mới sẽ có diện tích là 228,22 km2.
Sau khi nhập huyện Đông Sơn vào Thành phố Thanh Hóa, thành phố mới sẽ có diện tích là 228,22 km2.

Hiện nay, quy mô dân cư tại huyện Đông Sơn là hơn 70.000 người, huyện có diện tích là 84 km2, xét theo quy định của Trung ương về đơn vị hành chính cấp huyện thì huyện này chỉ đạt 64,73% về dân số và 18,41% về diện tích. Nếu thực hiện sáp nhập, thành phố sẽ có diện tích là 228,22 km2, quy mô dân số là 594.192 nhân khẩu với 48 đơn vị hành chính cấp phường, xã. Trong đó 31 phường và 17 xã khi thị trấn Rừng Thông sẽ được nâng lên cấp phường. 

Một số căn cứ để sáp nhập gồm quy mô dân số, diện tích, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế, số lượng đơn vị hành chính, cân đối ngân sách, mức tăng trưởng kinh tế trung bình, thu nhập đầu người, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp… đều đạt và vượt so với quy định của đô thị trực thuộc tỉnh. Tuy nhiên, chưa đạt tiêu chí tỷ lệ phường từ 65%, do đó để xuất phải thành lập thêm các phường mới trực thuộc thành phố. 

Nhiều ý kiến đề xuất Thành phố Đông Sơn 

Tại hội nghị, lãnh đạo các Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các phòng, ban của thành phố đã nêu ý kiến đề xuất về các vấn đề như sáp nhập các đơn vị phòng, ban trực thuộc của huyện Đông Sơn vào các đơn vị phòng, ban của thành phố Thanh Hóa, vấn đề bố trí cán bộ, biên chế, đặc biệt là cán bộ cấp trưởng và cấp phó của thành phố và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, vấn đề tên gọi, vấn đề chọn, điều tra tiêu chí để đề xuất thành lập thêm phường trên cơ sở số xã hiện nay của thành phố và huyện Đông Sơn.


Một góc Thành phố Thanh Hóa. 
Một góc Thành phố Thanh Hóa. 

Bí thư Thành ủy thành phố Thanh Hóa Lê Anh Xuân đề nghị các phòng, ban thành phố tiếp thu ý kiến của lãnh đạo các Sở Xây dựng, Sở Tài chính và Sở Nội vụ để thực hiện thành công Nghị quyết số 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Ông Lê Xuân Anh đề xuất ý kiến theo phương án 2 là nên lấy tên gọi là thành phố Đông Sơn vì có nhiều ý nghĩa lịch sử đối với tỉnh Thanh Hóa. Cán bộ, đảng viên huyện Đông Sơn và cả Thành phố Thanh Hóa mong muốn. Do đó, Bí thư Thành ủy thành phố Thanh Hóa đề nghị làm rõ việc xác định lại thời điểm mốc lịch sử có tên Đông Sơn và các tài liệu liên quan đến lịch sử văn hóa của huyện Đông Sơn để làm căn cứ đề xuất với tỉnh, Trung ương đặt tên gọi là thành phố Đông Sơn.

Việc sáp nhập các đơn vị trực thuộc thành phố, ông Lê Anh Xuân đề xuất đối với các Ban quản lý dự án, Ban Giải phóng mặt bằng nên để 5 năm sau mới sáp nhập bởi các Ban này có quy mô rất lớn lại đang quản lý nhiều dự án, tài sản, tiền bạc của Nhà nước nên cần phải có thời gian hoàn thành trước khi sáp nhập với nhau.

Việc đề xuất thành lập thêm các phường để đạt đủ chỉ tiêu 65% là phường trở lên, Bí thư Thành ủy thành phố Thanh Hóa cho biết, thành phố đã đề xuất lập thêm 2 phường Hoằng Quang và Hoằng Đại với tỉnh. Theo đó, cùng với thị trấn Rừng Thông sẽ được nâng cấp lên phường thì thành phố sau khi sáp nhập sẽ có 3 đơn vị được đề xuất thành lập phường. Trong trường hợp được chấp thuận, thành phố mới này sẽ có 33 phường và 15 xã. 

"Hiện Thành ủy đang xin ý kiến qua các vòng về việc đặt tên thành phố sau khi sáp nhập. Sau khi xin ý kiến lần này sẽ đến bước trình Ban chỉ đạo xây dựng Đề án, xin ý kiến lại cán bộ chủ chốt, cán bộ lão thành, các tầng lớp. Sau đó Ban chỉ đạo tổng hợp lại, báo Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Nếu được, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chủ trương, xin ý kiến cử tri thông qua Nghị quyết của Hội đồng nhân dân…", lãnh đạo Thành ủy thành phố Thanh Hóa cho biết.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

2 ngày trước