Tập đoàn Gelex (GEX) chi gần 500 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn
BÀI LIÊN QUAN
Lãnh đạo Geleximco nói gì về thông tin bắt tay với "ông lớn" Trung Quốc sản xuất ô tô điện?CEO Nguyễn Văn Tuấn: Gelex mua lại cổ phần doanh nghiệp nhà nước đúng quy định, cam kết mua 10 triệu cổ phiếu GEX để đầu tư lâu dài với cổ đôngÔng Nguyễn Văn Tuấn - CEO Gelex đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu GEXMới đây, CTCP Tập đoàn Gelex (mã CK: GEX) tiếp tục thông qua kế hoạch mua lại trái phiếu trước hạn. Cụ thể, Gelex quyết định mua lại trước hạn 777 trái phiếu mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, tương ứng tổng giá trị là 77,7 tỷ đồng với mã TP.GEX.2020.01. Được biết, thời gian dự kiến mua lại là 9/12/2022 cho đến khi hết dư nợ trái phiếu.
Mã trái phiếu TP.GEX.2020.01 được phát hành với mệnh giá là 300 tỷ đồng, còn lại 77,7 tỷ đồng đang phát hành. Trong đó, trái phiếu được phát hành ngày 13/5/2020 và đáo hạn ngày 13/05/2023 với lãi suất cố định là 9,5%.
Ngoài ra, Gelex cũng thông qua kế hoạch mua lại 2.000 trái phiếu trước hạn theo mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu với tổng giá trị 200 tỷ đồng với mã GEXH2124002. Dự kiến thời gian mua lại vào ngày 23/12/2022. Được biết, trái phiếu mã GEXH2124002 phát hành ngày 23/12/2021 và sẽ đáo hạn vào ngày 23/12/2024, mức lãi suất cố định 8,5%/năm. Lô trái phiếu này được phát hành có tổng mệnh giá là 1.000 tỷ đồng và đang được lưu hành 1.000 tỷ đồng. Theo đó, nếu mua thành công, lô trái phiếu mã GEXH2124002 sẽ còn lại 800 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Gelex còn dự kiến mua lại 648 trái phiếu mã BONDGEX/2020.01 với tổng mệnh giá 64,8 tỷ đồng, ngày phát hành là 22/07/2020 và ngày đáo hạn ngày 22/07/2023. Tổng mệnh giá phát hành đối với mã Trái phiếu 1 này là 200 tỷ đồng, hiện đang còn lưu hành 64,8 tỷ đồng.
Cùng với đó, Gelex cũng thông qua kế hoạch mua lại 1.303 trái phiếu mã BONDGEX/2020.02, tổng mệnh giá 130,3 tỷ đồng, ngày phát hành là 23/7/2020 và đáo hạn ngày 23/7/2023. Đối với mã Trái phiếu 2 này, tổng mệnh giá phát hành là 200 tỷ đồng, hiện còn đang lưu hành 130,3 tỷ đồng. Dự kiến thời gian mua lại 2 mã trái phiếu này bắt đầu từ ngày 28/11 cho đến khi hết dư nợ trái phiếu.
Như vậy, Tập đoàn Gelex mua thành công 4 lô trái phiếu trên với tổng giá trị mua lại là 473 tỷ đồng.
Thời điểm từ tháng 5 đến tháng 7/2022, công ty này cũng mua lọi hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu trước hạn. Lần gần đây nhất, Gex đã mua lại 1.352 đơn vị tương đương 67,6% lượng trái phiếu đang lưu hành của lô trái phiếu mã BONDGEX/2020.01 được phát hành vào ngày 22/7/2020. Tổng giá trị mua lại là 135,2 tỷ đồng trên tổng mệnh giá phát hành là 200 tỷ đồng.
Chốt phiên ngày 21/11, cổ phiếu GEX ghi nhận tăng điểm phiên thứ 4 liên tiếp, dừng ở mức 13.300 đồng/cp, song vẫn giảm 73% so với mức đỉnh thiết lập hồi đầu năm.
Thu về gần 30.000 tỷ đồng sau 9 tháng, GELEX đang kiếm tiền từ những mảng nào?
Báo cáo tài chính quý 3/2022 của Tập đoàn Gelex cho thấy, doanh thu thuần của công ty đạt 7.014 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế ghi nhận 282 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu thuần hợp nhất của Tập đoàn này là 24.729 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.767 tỷ đồng, tăng lần lượt 29% và 25% so với cùng kỳ năm 2021.
Xét về cơ cấu doanh thu, mảng sản xuất kinh doanh thiết bị điện vẫn trở thành "công thần" đóng góp lớn nhất vào tổng doanh thu thuần của Gelex. Bên cạnh đó, các mảng kinh doanh khác cũng đều có sự tăng trưởng, đóng góp vào cơ cấu doanh thu của tập đoàn. Cụ thể:
Nhóm sản xuất kinh doanh thiết bị điện đạt 12.235 tỷ đồng, chiếm tới 49% tổng doanh thu của Gelex. Tiếp đến là mảng vật liệu xây dựng khi đóng góp 7.124 tỷ đồng, chiếm 29%. Mảng cho thuê bất động sản, hạ tầng khu công nghiệp và dịch vụ phụ trợ khác đạt 3.097 tỷ đồng, chiếm 13%.
Ngoài ra, mảng năng lượng và nước sạch đạt 1.079 tỷ đồng, chiếm 4%; mảng hàng hóa bất động ghi nhận đạt 1.011 tỷ đồng, chiếm 4%; còn mảng hoạt động xây dựng đạt 153 tỷ đồng, chiếm 1%.
Tỷ trọng doanh thu của Gelex nhìn chung đang dần cân bằng hơn giữa 2 lĩnh vực hoạt động cốt lõi là công nghiệp điện (thiết bị điện và phát điện) và hạ tầng (bao gồm khu công nghiệp, vật liệu xây dựng, bất động sản, năng lượng)...
Trong các mảng hoạt động của công ty thì chỉ có mảng thiết bị điện trong quý III là giảm doanh thu 7% so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm này là do Công ty Dây đồng Việt Nam CFT - công ty con Gelex tạm dừng sản xuất đi tiến hành di dời nhà máy trong 6 tháng đầu năm 2022.
Trong khi đó, các mảng kinh doanh khác đều tăng trưởng mạnh về doanh thu trong 9 tháng đầu năm nay, có thể nói đây là kết quả tích cực của việc hợp nhất Viglacera.
Nhóm vật liệu xây dựng với những sản phẩm như: Kính tiết kiệm năng lượng, thiết bị vệ sinh, gạch ốp lát... của thương hiệu Viglacera tăng trưởng doanh thu 103% so với cùng kỳ năm 2021. Lĩnh vực cho thuê khu công nghiệp và dịch vụ khu công nghiệp của Viglacera cũng đạt 3.097 tỷ đồng doanh thu, tăng 128%.
Bên cạnh đó, doanh thu đến từ bất động sản thương mại và các khu nhà ở xã hội, nhà cho công nhân quanh các khu công nghiệp của Viglacera cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh 212% về doanh thu so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng quan 9 tháng, Gelex đã hoàn thành 69% kế hoạch doanh thu và 68% mục tiêu lợi nhuận trước thuế cho cả năm 2022. Trước đó, công ty đặt kế hoạch năm 2022 đạt 36.000 tỷ đồng doanh thu và 2.618 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất, lần lượt tăng 26% và 27% so với thực hiện năm 2021.
Sau hơn 30 năm phát triển, Gelex đã không ngừng mở rộng và tái cấu trúc hoạt động để tối ưu hóa các nguồn lực. Hiện tại, Gelex theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững với 2 khối kinh doanh chính là: Sản xuất công nghiệp và Hạ tầng, với các thương hiệu uy tín như Viglacera; dây cáp điện CADIVI, máy biến áp THIBIDI…