meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CEO Nguyễn Văn Tuấn: Gelex mua lại cổ phần doanh nghiệp nhà nước đúng quy định, cam kết mua 10 triệu cổ phiếu GEX để đầu tư lâu dài với cổ đông

Thứ bảy, 14/05/2022-18:05
CEO Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ "Hiện tại cổ đông của Gelex là 56.000 người, đây là một số lượng lớn, mã cổ phiếu cũng rất đại chúng. Hội đồng quản trị và ban điều hành chúng tôi nỗ lực hết sức khi có những tin đồn thất thiệt, chúng tôi cũng công bố thông tin trên website đồng thời làm việc với cơ quan báo chí để đưa ra những thông tin chính thống và bản thân tôi đã đăng ký mua 10 triệu để đầu tư lâu dài với các cổ đông khác".

Gelex đã hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh với mức doanh thu thuần hợp nhất đạt 28.578 tỷ đồng

Theo Nhịp sống kinh tế, ngày 12/5/2022, đại hội cổ đông của Tập đoàn Gelex (HoSE:GEX) đã được tổ chức thành công dưới hình thức trực tuyến. Vào năm 2021, dù nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng bởi COVID-19 song nhờ vào việc hợp nhất Tổng Công ty Viglacera - CTCP (Viglacera), Gelex đã hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh với mức doanh thu thuần hợp nhất đạt 28.578 tỷ đồng, so với năm 2020 tăng 59,2%, lợi nhuận trước thuế đạt 2.057 tỷ đồng, so với năm 2020 vượt kế hoạch 60% và tăng trưởng gần 72%. Tại đại hội Gelex đã thông qua kế hoạch năm 2022 đạt 36.000 tỷ đồng doanh thu và 2.618 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, so với thực hiện năm 2021 tăng lần lượt 26% và 27,2%. Tập đoàn cũng tiếp tục theo đuổi chiến lược tăng trưởng các mảng kinh doanh cốt lõi thông qua hoạt động M&A. Ngoài ra, Gelex cũng sẽ tiến hành niêm yết hoặc đăng ký giao dịch với cổ phần tại Gelex Hạ tầng và tăng vốn, đăng ký niêm yết với cổ phần Gelex Electric khi cần thiết trên cơ sở Tập đoàn mẹ vẫn nắm tỷ lệ chi phối (vào ngày 8/3/2022, Gelex Electric đã giao dịch trên UpCOM). 


Ngày 12/5/2022, đại hội cổ đông của Tập đoàn Gelex (HoSE:GEX) đã được tổ chức thành công dưới hình thức trực tuyến
Ngày 12/5/2022, đại hội cổ đông của Tập đoàn Gelex (HoSE:GEX) đã được tổ chức thành công dưới hình thức trực tuyến

Đối với hạ tầng kỹ thuật, trong năm 2022 Gelex sẽ phát triển có chọn lọc và giải ngân đầu tư theo từng giai đoạn nhằm phát triển dự án trong danh mục các dự án đầu tư như: Cụm điện gió ngoài khơi Vĩnh Hải (công suất 800MW), Điện gió Gia Lai (công suất 100MW), Điện gió Đắk Lắk (công suất 200MW), Điện mặt trời trang trại Bình Phước 1,2 (công suất 480MW), LNG Long Sơn và các dự án khác.

Trong năm 2022, Gelex dự kiến sẽ tìm kiếm cơ hội M&A các dự án tái tạo năng lượng đồng thời cũng tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án năng lượng sạch như thủy điện, điện sinh khối,...

Đối với mảng sản xuất và cung cấp nước sạch, Gelex sẽ tiếp tục triển khai đầu tư các hạng mục còn lại giai đoạn 2, nâng công suất Nhà máy nước sạch Sông Đà lên 600.000m3/ngày đêm, mục tiêu hoàn thanh và nghiệm thu đưa vào sử dụng là quý 4/2024. 

Còn đối với mảng bất động sản khu công nghiệp, công ty tiếp tục đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật/dịch vụ tại các khu công nghiệp đang triển khai và chuẩn bị đầu tư gần 1.900ha các khu công nghiệp mới. Bên cạnh đó cũng tiến hành khảo sát, nghiên cứu một số địa điểm để phát triển khoảng 4.300ha khu công nghiệp/tổ hợp khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị mới tại các địa phương có vị trí và có lợi thế về hạ tầng, thu hút được các nhà đầu tư có khả năng kinh doanh. 

Kế hoạch phân phối lợi nhuận, Gelex dự kiến sẽ chi 426 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ 5% vốn điều lệ để chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2021. Theo đó, mỗi nhà đầu tư lúc này nắm giữ 1 cổ phiếu của GEX sẽ được nhận 500 đồng, mục tiêu cổ tức trong năm 2022 là 15%. Nếu như xét theo đơn từ nhiệm vào ngày 20/4/2022 của ông Võ Anh Linh - Thành viên Hội đồng quản trị, Đại hội cũng đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT của ông Võ Anh Linh đồng thời bầu bổ sung ông Lê Bá Thọ làm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021 - 2026. 

Kế hoạch của GEX trong năm 2022 

Trong năm 2022, GEX có kế hoạch đầu tư khoảng 11.391 tỷ đồng, trong đó khối thiết bị điện sẽ đầu tư 528 tỷ đồng, khối hạ tầng không kể Viglacera thì tổng đầu tư sẽ là 4.607 tỷ đồng, riêng Viglacera đầu tư 4.713 tỷ đồng và dự án bất động sản Trần Nguyên Hãn là 1.542 tỷ đồng. Năm 2021, Gelex đã chi phối được VGC đồng thời hợp nhất VGC vì đó là doanh nghiệp lớn, quy mô tài sản và doanh thu lớn nên nợ phải thu của năm 2021 so với năm 2022 khác biệt. Còn về khả năng thu hồi, do các quy định trích lập nên phải trích lập. Và việc trích lập không có nghĩa là mất đi khoản này, các khoản này cũng có thể thu hồi nhanh hoặc chạm nhưng không có nghĩa là sẽ mất hết. 


Kết quả kinh doanh của Gelex
Kết quả kinh doanh của Gelex

Còn về quy trình phát hành trái phiếu, Gelex dự kiến sẽ phát hành cho các định chế tài chính rất lớn nên tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về việc phát hành trái phiếu. Về việc mua lại doanh nghiệp nhà nước thì khi nào chính phủ có các chủ trương thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước thì Gelex sẽ tham gia đấu giá, chào mua công khai, thỏa thuận trên sàn giao dịch chứng khoán đúng theo luật chứng khoán. Đại diện Gelex cho biết: "Chúng tôi là những doanh nghiệp lớn của Việt Nam do người Việt Nam sở hữu, chúng tôi đang sở hữu đồng thời phát triển những thương hiệu rất tốt hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực khu công nghiệp và vật liệu xây dựng". 

Triển vọng của Gelex trong thời gian tới

Chia sẻ về triển vọng của Gelex, Hội đồng quản trị cùng ban điều hành cho biết sẽ quyết tâm thực hiện kế hoạch đề ra. Còn về cổ phiếu, CEO Nguyễn Văn Tuấn cho biết: "Hiện tại cổ đông của Gelex là 56.000 cổ đông, một số lượng rất lớn, mã cổ phiếu rất đại chúng. HĐQT và ban điều hành chúng tôi nỗ lực hết sức khi có những tin đồn thất thiệt, chúng tôi công bố thông tin trên website, chúng tôi làm việc với cơ quan báo chí để đưa ra những thông tin chính thống và bản thân tôi đã đăng ký mua 10 triệu để đầu tư lâu dài với các cổ đông khác". Được biết, hiện nay các dự án của GEX dự kiến sẽ tập trung triển khai có quy mô rất lớn. Tổng mức đầu tư trên 2 tỷ USD theo tính toán của công ty đối với riêng các dự án gió. 

Đưa ra lời giải thích về việc nợ tăng khủng, phía công ty cho hay, về con số tuyệt đối, giá trị nợ tăng, cụ thể tại 31/12/2020, nợ khoảng 19.000 tỷ đồng và tại ngày 31/12/2021 là 41.000 tỷ đồng, tăng khoảng 22.000 tỷ đồng do một số nguyên nhân như: 

Do hợp nhất VGC, giá trị nợ hợp nhất vào hệ thống rơi vào khoảng 13.000 tỷ đồng. 

Trong năm vừa rồi, GEX đã hoàn thành 2 dự án điện gió tại Quảng Trị với tổng mức đầu tư trước thuế khoảng 5.000 tỷ đồng, trong đó giá trị nợ khoảng 3.200 tỷ đồng. Khoản vay này được huy động từ ngân hàng LBBW của Đức và ngân hàng BIDV. Việc huy động được khoản vay này đã thể hiện được năng lực cũng như uy tín của Gelex trong việc phát triển và triển khai, thực hiện đầu tư 140MW, vận hành theo giá FIT của chính phủ. 

Cuối cùng chính là 3.000 tỷ đồng tăng đến từ chủ trương của Hội đồng quản trị cho việc tái cấu trúc khoản vay để huy động được nguồn vốn dài hơn, lãi suất hợp lý hơn để có thể phục vụ cho các hoạt động đầu tư trong năm 2022. 


CEO Nguyễn Văn Tuấn đã đăng ký mua 10 triệu để đầu tư lâu dài với các cổ đông khác 
CEO Nguyễn Văn Tuấn đã đăng ký mua 10 triệu để đầu tư lâu dài với các cổ đông khác 

Chính việc tăng này song hành với chất lượng các khoản nợ, các hệ số nợ của Gelex và Gelex Electric cũng đã được thể hiện trên báo chí tài chính công bố. Riêng Gelex, hạ tầng chưa niêm yết thì khoản nợ còn 2.200 tỷ đồng trên vốn chủ sở hữu 7.900 tỷ đồng, tuy giá trị tuyệt đối tăng nhưng song hành với quy mô tăng của tổng tài sản. Hệ số nợ và vốn chủ sở hữu của Tập đoàn chỉ khoảng hơn 1 còn Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản chỉ xấp xỉ là 0.65. Đây chính là những hệ số nợ rất tốt khi đưa ra so sánh với các doanh nghiệp hàng đầu như Masan, Hòa Phát, REE,… Bên cạnh đó, chất lượng của VGC cũng rất tốt, trong 13.000 tỷ đồng của VGC chỉ còn khoảng 6.500 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của VGC là 4.480 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của VGC thấp chỉ khoảng 0,6 lần còn hệ số nợ/Tổng tài sản chỉ khoảng 0,2 lần, nợ thuần của VGC mẹ cũng chỉ khoảng 1.066 tỷ đồng, nếu so với tổng tài sản thì hệ số này là rất thấp. Như vậy, dù VGC đóng góp 13.000 tỷ đồng giá trị tuyệt đối vào nợ tập đoàn nhưng tình hình tài chính của Tập đoàn còn mạnh hơn. 
 

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước