Tầng lửng là gì? Công dụng và cách phân loại tầng lửng trong thiết kế
Khái niệm tầng lửng trong thiết kế là gì?
Tầng lửng là một tầng trung gian nằm trong thiết kế kiến trúc tổng thể của một ngôi nhà. Tầng lửng còn được biết đến với rất nhiều những tên gọi khác nhau như: gác xép, gác lửng…
Khác với tầng 1, tầng 2,... Gác lửng không được xem xét là một tầng riêng biệt. Gác lửng được thiết kế đặt ở chính giữa hai tầng lầu và thường có chiều cao tiêu chuẩn trung bình từ 2.2 - 2.5m. Tầng lửng sẽ được kiến trúc sư thiết kế nằm ở phía trên của tầng trệt cùng với trần thấp.
Công dụng của tầng lửng trong kiến trúc
Thiết kế gác lửng mang đến cho công trình nhà những lợi ích tuyệt vời như sau:
- Đối với những căn hộ chung cư có trần cao, thiết kế tầng lửng sẽ giúp lấp đầy những khoảng không gian bị bỏ trống. Đồng thời, gác xép cũng mang đến không gian cảm giác thông thoáng và có thể tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
- Đối với những ngôi nhà có diện tích tương đối khiêm tốn, việc thiết kế xây dựng thêm tầng gác lửng sẽ giúp cho căn nhà tăng thêm diện tích không gian sử dụng. Gia chủ có thể dùng phần diện tích mở rộng này để làm phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung hoặc phòng làm việc, nhà kho, phòng đọc sách, hoặc làm phòng riêng cho các thành viên trong gia đình.
- Đối với những ngôi nhà có chiều cao trần nhà hạn chế, thì việc thiết kế thêm gác lửng có thể sử dụng để làm thành các phòng chức năng như: phòng ngủ cho khách, nơi thờ cúng, phòng ăn, phòng bếp,....
- Gác lửng cũng có thể sử dụng để làm mặt bằng kinh doanh, trưng bày sản phẩm hàng hóa hay hoặc dùng làm chỗ để xe hoặc nhà kho cất giữ đồ đạc.
- Gác lửng sẽ tạo cảm giác trần cao hơn cho công trình xây dựng, góp phần phần tăng cá tính cho ngôi nhà, lấp đầy những khoảng trống không gian sàn.
- Tầng lửng là giải pháp mở rộng diện tích không gian khi gia chủ không có điều kiện tài chính.
Tầng lửng sở hữu rất nhiều những công dụng khác nhau, rất hữu ích khi sử dụng, thế nhưng các gia chủ cần phải thiết kế và xây dựng hạng mục này cẩn thận bởi gác lửng kém chất lượng sẽ dẫn đến rất nhiều sự rủi ro, nguy hiểm.
Gác lửng nếu chịu lực kém dễ bị đổ sập khi sử dụng. Tình trạng này thường sẽ xảy ra ở những khu nhà xưởng có thiết kế lan can thấp, chất liệu thi công và kỹ thuật xây dựng khá kém, người lao động dễ xảy ra tai nạn nếu không chú ý khi thành lan can đang bị đóng hoặc mở.
Ngoài ra, người già và trẻ nhỏ cần phải di chuyển thật cẩn thận khi đi trên tầng lửng, không nên để cho các em nhỏ chơi đùa tại không gian này để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc.
Những quy định trong thiết kế tầng lửng
Không phải công trình nhà ở, cửa hàng nào cũng được tiến hành xây dựng tầng lửng. Tùy theo quy định cụ thể của mỗi địa phương về quy hoạch mà các chủ nhà có thể xin cấp phép được xây dựng thêm tầng gác lửng. Dưới đây là một số quy định về việc thiết kế gác lửng:
Diện tích tối thiểu và tối đa trong xây dựng
- Thiết kế gác lửng nằm ở tầng trệt của công trình nhà: Trong trường hợp này chiều cao tầng trệt tính từ nền nhà tầng trệt đến sàn của lầu 1 sẽ không được quá 5,8m và không được thấp dưới mức 5m.
- Diện tích gác lửng sẽ không được vượt hơn 80% so với diện tích của tầng trệt.
- Với những công trình nhà ở riêng lẻ, tầng lửng sẽ không được tính vào số tầng chính thức khi mà diện tích mặt sàn không vượt quá tỷ lệ 65% diện tích mặt sàn của tầng nằm ngay ở bên dưới.
- Tại một số địa phương, một số khu vực, diện tích của tầng lửng có thể được phép lên đến 80% diện tích mặt sàn của tầng dưới.
- Tùy vào từng khu vực và lộ giới, việc thi công xây dựng gác lửng sẽ có những quy định khác nhau. Với lộ giới đường dưới mức 3m5 thì công trình sẽ không được phép thi công xây dựng tầng gác lửng.
Chiều cao của tầng lửng
Theo quy định thì chiều cao của tầng trệt và tầng lửng đối với những công trình nhà có lộ giới dưới ngưỡng 20m thì sẽ có chiều cao tối đa là là ở mức 5m8 so với cao độ của vỉa hè và ngưỡng thấp nhất sẽ là 5m6.
Khi đó, tầng trệt khi xây dựng sẽ có chiều cao 2m8 và tầng lửng sẽ có chiều cao 2m8. Nếu ốp trần bằng thạch cao có khung chìm chống ẩm, thì chiều cao trong thực tế sử dụng của tầng sẽ chỉ còn khoảng 2m4.
Tầng trệt và tầng lửng nếu có chiều cao là 6m thì cần phải xin phép cơ quan chức năng và sẽ phải hạ thấp mức chiều cao của các tầng bên trên để đảm bảo được chiều cao của công trình nhà đúng theo giấy phép quy định. Tầng trệt lửng chiều cao 2m8 thường là những ngôi nhà được xây dựng trong khu vực con hẻm nhỏ bị giới hạn tối đa về số tầng.
Vì điều kiện xây dựng tầng lửng nên diện tích của các sàn tầng trên cũng bị quy định hạn chế theo. Với những ngôi nhà có tầng lửng, lầu 1 và lầu 2 chỉ được giới hạn chiều cao tối đa ở mức 3m4.
Còn với nhà không có thiết kế tầng lửng, tầng trệt có thể quy định chiều cao đến 4m và lầu 1, lầu 2 trong công trình có thể cao đến 3m6, 3m8. Với công trình nhà có lộ giới là hơn 20m, tầng lửng sẽ có sàn trệt và tầng lửng chiều cao tối đa là 7m.'
Phân loại các kiểu tầng lửng
Trong thiết kế hiện nay, tầng lửng đang được chia ra làm 4 loại như sau
Thiết kế tầng lửng bên hông
Đối với thiết kế gác lửng nằm bên hông công trình thì yêu cầu bắt buộc là không gian xây dựng phải rộng rãi. Bởi thiết kế này sẽ chỉ phù hợp với những công trình nhà ở có diện tích tương đối lớn.
Thiết kế tầng gác lửng nằm ở phía sau
Gác lửng xây dựng phía sau công trình là một kiểu thiết kế được rất nhiều các gia chủ và kiến trúc sư lựa chọn xây dựng cho những công trình nhà phố và nhà phố liền kề.
Bố trí tầng lửng nằm ở phía sau căn nhà sẽ tạo ra điều kiện vị trí thuận lợi, giúp cho các thành viên trong gia đình có thể quan sát tầng trệt trở nên dễ dàng hơn.
Đồng thời, gia chủ cũng có thể tận dụng tầng lửng làm phòng sinh hoạt chung cho cả gia đình. Bên cạnh đó, việc sắp xếp bố trí gác xép ở phía sau công trình còn góp phần tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian của phòng khách.
Nhược điểm của cách thiết kế tầng lửng này là sẽ khiến cho không gian của tầng trệt phía sau sẽ bị thấp hơn phía trước. Do đó, khi sử dụng phong cách thiết kế này cũng tạo ra cảm giác dễ chịu, thông thoáng, tránh tạo sự bí bách, chật chội.
Thiết kế tầng lửng ở phía trước
Thiết kế gác lửng nằm ở vị trí phía trước của phòng khách là một ý tưởng vô cùng thông minh. Không chỉ tạo ra sự ấn tượng cho toàn bộ không gian mà còn thể hiện rất rõ phong cách riêng và cá tính đặc biệt của gia chủ.
Tùy vào gu thẩm mỹ cá nhân mà bạn có thể thiết kế tầng lửng nằm phía trước với nhiều sự biến tấu mới mẻ hơn và bổ sung thêm những đồ nội thất, đồ trang trí có cùng tông màu để làm cho không gian thêm đẹp.
Thiết kế tầng lửng nằm trong phòng
Với vị trí thiết kế này, gác lửng sẽ được bố trí xây ở trên nhà vệ sinh và thường sẽ được sử dụng để làm phòng làm việc, phòng học. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể sử dụng không gian tầng gác lửng thiết kế trong phòng để dùng với nhiều mục đích khác nhau như: phòng vẽ tranh, phòng đọc sách, uống trà thư giãn,...
Ưu điểm của thiết kế đó chính là tạo sự thoải mái cũng như sự riêng tư cho gia chủ. Thế nhưng, bạn chỉ có thể sử dụng thiết kế này khi không gian phòng ngủ của bạn dài hoặc có diện tích lớn.
Những lưu ý khi thiết kế tầng lửng đẹp mà bạn có thể chưa biết
Để thiết kế nên những tầng lửng đẹp, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
- Lưu ý về chất liệu thi công: Nên lựa chọn những loại vật liệu thiết kế có chất lượng cao và phù hợp với điều kiện khả năng tài chính. Có 3 loại vật liệu khá phổ biến được dùng trong các mẫu thiết kế tầng lửng chính là tấm lót PVC, tấm ván gỗ lót và tấm xi măng Cemboard với mức giá tăng dần.
- Lưu ý về sắp xếp màu sắc: Tầng lửng muốn có thiết kế đẹp nên được sơn cùng màu với màu chủ đạo của căn nhà để từ đó tạo nên cảm giác hài hòa, ăn ý với tổng thể không gian chung. Phần lan can của công trình nên sử dụng lắp vật liệu kính để cho tầng gác lửng có thể thêm phần hiện đại và giúp thông thoáng không khí cho toàn bộ tầng gác lửng.
- Lưu ý về bố trí nội thất: Nên lựa chọn những sản phẩm nội thất nhỏ gọn, dễ di chuyển, đa chức năng và mang những màu sắc trung tính để bài trí vì thông thường không gian của các căn gác lửng khá nhỏ, thấp.
- Không nên thiết kế xà ngang chèn ép vào không gian của gác lửng vì theo nguyên tắc phong thủy, xà ngang sẽ là yếu tố làm giảm đi vận may tài lộc của gia chủ.
- Gác lửng nên thiết kế có thể một khung cửa sổ nhỏ để tăng thêm độ thông thoáng, dễ chịu, mang đến yếu tố thẩm mỹ tối đa cho căn nhà cũng như có thể giúp thu hút được các luồng vượng khí, đem lại may mắn, tài lộc.
- Nên thiết kế cầu thang dẫn lên tầng lửng theo dạng xoắn ốc. Tuyệt đối không được làm cầu thang dạng thẳng, dốc vì theo nguyên tắc phong thủy điều này sẽ làm cho luồng vượng khí bị đi xuống và thoát ra khỏi nhà nhanh hơn.
- Thiết kế tầng lửng cần phải cân đối được độ mở và sự riêng tư nhất là khi bố trí tầng lửng làm phòng ngủ. Gia chủ có thể che rèm hoặc lắp đặt lan can kính mờ cho gác xép để đảm bảo sự thoải mái trong sinh hoạt.
- Cần đảm bảo tối ưu ánh sáng cho gác lửng, nên lắp đặt đèn cung cấp ánh sáng dịu vừa phải không quá chói cho không gian này.
Tầng lửng nếu được thiết kế hợp lý đúng cách không chỉ giúp cho không gian được mở rộng thêm mà còn làm đẹp thêm cho công trình.
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin cơ bản về tầng lửng là gì và cách phân loại tầng lửng trong thiết kế. Hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Hãy theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích nhé!