Tầng lửng là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về tầng lửng
BÀI LIÊN QUAN
6 thiết kế giúp căn gác xếp nhỏ nhà bạn trở nên ấn tượng hơnTầng lửng là gì? Công dụng và cách phân loại tầng lửng trong thiết kếTiêu chuẩn thiết kế tầng hầm để xe chung cư & nhà cao tầngTầng lửng là gì?
Tầng lửng hay còn gọi là gác lửng, gác xép, đây là một tầng trung gian trong thiết kế kiến trúc nhà. Gác lửng không được tính là 1 tầng mà nằm vị trí ở giữa của 2 tầng, chiều cao trung bình từ 2.2m - 2.5m. Tầng lửng thường được bố trí nằm phía trên tầng trệt cùng với trần thấp.
Tầng lửng đã xuất hiện trong các ngôi nhà mái bằng ở nước ta từ xưa. Tuy nhiên theo thời gian, tầng lửng còn xuất hiện ở nhiều mẫu nhà khác nhau, mang đến sự tiện ích và có tính thẩm mỹ cao.
Tầng lửng là một kiến trúc bắt nguồn từ Pháp với tên gọi là Entresol - nghĩa là một căn phòng được xây dựng cơ bản bằng cách khoanh vùng trên không tại các ngôi nhà dành cho giới quý tộc. Ngày nay, tầng lửng được sử dụng như một nét hiện đại trong kiến trúc xây dựng, nơi tập trung nhiều vào không gian và ánh sáng.
Lợi ích của việc thiết kế tầng lửng là gì?
Tầng lửng được thiết kế và xây dựng trong nhiều công trình kiến trúc hiện nay bởi tính đa năng, tối ưu khi sử dụng:
- Xây tầng lửng dùng làm phòng khách hay làm nơi sinh hoạt chung hoặc đưa phòng ăn và bếp lên.
- Đối với những căn nhà có diện tích lớn, thiết kế gác lửng sẽ giúp lấp đầy không gian trống đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
- Những căn nhà có diện tích nhỏ gọn khi xây thêm gác lửng sẽ giúp căn nhà tối ưu được chức năng sử dụng. Gia chủ có thể tận dụng phần diện tích này làm không gian sinh hoạt chung, phòng đọc sách, làm việc, phòng tập,...
- Các ngôi nhà có ít tầng cũng như chiều cao hạn chế, gác lửng có thể được sử dụng làm phòng chức năng như: phòng bếp, phòng ngủ nhỏ cho khách...
- Tầng lửng được sử dụng làm mặt bằng kinh doanh, trưng bày hàng hóa, làm chỗ để xe hoặc nhà kho chứa đồ,..
- Gác lửng tạo cảm giác chiều cao của trần nhà được tăng lên, giúp lấp đầy khoảng trống ở không gian sàn.
Quy định về thiết kế tầng lửng là gì?
Tầng lửng mang đến công năng đa dạng nhưng cần xây dựng và thiết kế cẩn thận. Bởi nếu thi công kém chất lượng, nhiều mối nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình sinh hoạt.
Tình trạng này thường xảy ra ở nhà xưởng do vật liệu và kỹ thuật xây dựng kém, phần lan can thấp, người lao động không để ý khi thành lan can đang đóng hay mở.
Chính vì thế, không phải công trình nào cũng được phép xây tầng lửng. Tùy theo quy định của mỗi địa phương và đơn vị quy hoạch mà chủ nhà mới có thể xây thêm gác lửng. Nếu được phép xây dựng, sau đây là một số lưu ý cần biết về thiết kế gác lửng:
Diện tích xây dựng tối thiểu và tối đa
- Gác lửng thiết kế ở tầng trệt của công trình: Trong trường hợp chiều cao của tầng trệt tính từ nền của tầng tới sàn tầng 1 không quá 5,8m và không được thấp dưới 5m.
- Diện tích gác lửng không được vượt quá 80% diện tích của tầng trệt.
- Với nhà ở riêng lẻ, tầng lửng là gì không tính vào số tầng chính thức khi diện tích sàn không vượt quá 65% diện tích sàn của tầng bên dưới.
- Quyết định xây tầng lửng hay không là tùy thuộc vào chủ nhà, không có quy định bắt buộc.
- Tùy theo từng khu vực và lộ giới, việc xây dựng gác lửng sẽ có quy định khác nhau. Lộ giới đường dưới 3m5 sẽ không được phép xây dựng tầng lửng trong nhà.
Chiều cao của tầng lửng
Lưu ý khi xây dựng tầng lửng là gì tiếp theo chính là chiều cao của tầng. Theo quy định, chiều cao tầng trệt và tầng lửng đối với nhà có lộ giới dưới 20m tối đa là 5m8 so và thấp nhất là 5m6. Khi đó, tầng trệt sẽ cao 2m8 và tầng lửng cũng có độ cao là 2m8. Nếu ốp trần thạch cao khung chìm chống ẩm mốc, chiều cao thực tế của tầng sẽ chỉ còn khoảng 2m4.
Tầng trệt và tầng lửng cao 6m cần phải xin phép và hạ thấp để đảm bảo chiều cao nhà đúng theo giấy phép. Tầng trệt lửng cao 2m8 thường được xây dựng trong các ngôi nhà khu vực hẻm nhỏ bị giới hạn số tầng.
Vì xây dựng tầng lửng nên diện tích các sàn tầng trên cũng sẽ bị hạn chế theo. Với nhà có gác lửng, tầng 1 và tầng 2 chỉ được cao tối đa 3m4. Còn với nhà không thiết kế tầng lửng, tầng trệt có thể cao đến 4m. Tầng 1, tầng 2 cũng có thể cao đến 3m6 hoặc 3m8. Với nhà có lộ giới hơn 20m, tầng lửng sẽ có sàn trệt và chiều cao tối đa là 7m.
Các loại tầng lửng phổ biến hiện nay
Khái niệm tầng lửng là gì đã được cung cấp rất đầy đủ qua các đề mục trên. Tiếp theo đây là 4 phân loại gác lửng phổ biến hiện nay, bao gồm:
- Tầng lửng phía trước: Được thiết kế để tạo điểm nhấn cho ngôi nhà. Không gian căn phòng sẽ gây ấn tượng mạnh cho người nhìn nếu gia chủ biết cách thiết kế và phối màu hợp lý.
- Tầng lửng phía sau: Đây là thiết kế thường gặp ở các công trình nhà phố hoặc nhà liền kề. Bố trí gác lửng ở phía sau ngôi nhà sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát tầng trệt cũng như tận dụng làm phòng sinh hoạt chung. Bên cạnh đó, tầng lửng ở vị trí này còn giúp tăng tính thấm mỹ cho không gian phòng khách.
- Tầng lửng trong phòng: Thông thường ở vị trí này, phần gác lửng sẽ được bố trí nằm trên toilet, tạo phòng làm việc hoặc các mục đích khác nhau. Ưu điểm mang sự thoải mái và riêng tư trong sinh hoạt. Tuy nhiên, chủ nhà chỉ có thể bố trí gác lửng kiểu này nếu phòng ngủ dài hoặc có diện tích lớn.
- Tầng lửng bên hông: Lối thiết kế này yêu cầu nhà ở có không gian rộng rãi vì thế chỉ phù hợp với những công trình kiến trúc có diện tích đủ lớn. Mang lại vẻ đẹp hiện đại, độc đáo và mới lạ cho ngôi nhà.
Những lưu ý khi thiết kế tầng lửng là gì?
Khi thiết kế xây dựng tầng lửng cho ngôi nhà, gia chủ cần lưu ý một số điều sau:
- Luật Xây dựng Việt Nam cho phép xây dựng tầng lửng chiếm 80% diện tích sàn. Tuy nhiên, nếu chủ công trình hay chủ nhà thiết kế làm mất ô thống lối ở tầng lửng sẽ bị xử phạt vì xây dựng số tầng vượt số lượng cho phép.
- Với nhà riêng lẻ, nếu việc thay đổi cấu trúc bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực sẽ không bị xử phạt về hành vi cố ý xây dựng trái phép.
- Những mẫu nhà sâu, chủ nhà có thể thiết kế tầng lửng nằm phía trong tầng trệt và tận dụng làm nơi sinh hoạt chung cho cả nhà.
- Diện tích của gác lửng thường chiếm khoảng 1/2 - 2/3 diện tích tầng trệt. Độ cao tầng lửng thiết kế trong khoảng từ 2.2m - 2.5m. Nếu thấp hơn sẽ làm tầng lửng cảm giác bị chật chội, bí bách. Nhưng nếu xây cao quá 3m, khi nhìn vào sẽ có cảm giác bị lấn át, mất tính thẩm mỹ và sự cân bằng.
- Một khâu quan trọng khi thiết kế đó là phác thảo cầu thang từ trệt lên lửng. Cầu thang có thể đặt ở vị trí nhỏ vì số bậc không nhiều nên phần diện tích cũng không đáng kể.
- Lưu ý khi muốn xây thêm tầng cho gác lửng không nên sử dụng các vách ngăn để phân chia, điều này khiến cho không gian trở nên chật hẹp hơn.
Lời kết
Tầng lửng là gì và mang lại những lợi ích nào khi xây dựng đã được chia sẻ rất chi tiết qua bài viết. Hãy tham khảo các quy định và lưu ý trên để biết cách thiết kế tầng lửng phù hợp nhất cho không gian căn nhà mình nhé!