Tại sao Mark Zuckerberg vẫn giữ vững "chiếc ghế" CEO Meta dù đã gây ra đủ mọi phiền toái?
Là nhà sáng lập của Meta, Mark Zuckerberg đã xây dựng được cấu trúc công ty để giúp bản thân trở thành một CEO quyền lực nhất nước Mỹ. Tuy nhiên, với cấu trúc cổ phiếu 2 tầng của Meta đã tạo ra kẻ độc tài tại Thung lũng Silicon.
Cổ phiếu 2 tầng là gì?
Facebook nói riêng hay Meta nói chung đều có cấu trúc cổ phiếu 2 tầng (Dual Class Structure). Có nghĩa là các cổ đông thông thường sẽ giữ một loại cổ phiếu (A) trong khi CEO Mark Zuckerberg và một nhóm nhỏ nhà đầu tư lại nắm giữ loại cổ phiếu đặc biệt (B).
Trong khi những cổ phiếu chỉ tương đương với một quyền bỏ phiếu thì cổ phiếu đặc biệt sẽ tương đương với 10 quyền bỏ phiếu. Điều này giúp Mark Zuckerberg và những nhà đầu tư đặc biệt có quyền lực tuyệt đối tại Meta.
Tờ Business Insider (BI) cho biết, ngay chính Mark Zuckerberg cũng đang giữ tới 90% cổ phiếu đặc biệt được phát hành của công ty. Như vậy quyền kiểm soát tuyệt đối hoàn toàn thuộc về vị tỷ phú trẻ này.
Những cổ đông mới thường có tiếng nói trong công ty tùy vào số cổ phiếu mà họ nắm giữ. Tuy nhiên, cấu trúc cổ phiếu hai tầng đang giúp các nhà sáng lập như Mark nắm giữ quyền lực lớn hơn bao giờ hết.
Theo báo cáo của Viện CFA năm 2018, có thể thấy rằng, các công ty tại Hoa Kỳ đã áp dụng cấu trúc cổ phiếu hai tầng nhằm giúp những CEO và ban điều hành được thoải mái làm việc, thực hiện tầm nhìn của mình mà không phải lo lắng về giá trị cổ phiếu trên thị trường.
Twitter bất ổn, Meta có thể hưởng lợi thế
Twitter hiện nay đang thuộc quyền quản lý của tỷ phú Elon Musk sau khi thỏa thuận 44 tỷ USD được hoàn tất. Thế nhưng, công ty mạng xã hội này lại đang gặp nhiều bất ổn khi vị tỷ phú mạnh tay sàng lọc nhân sự.Meta không còn “bất khả chiến bại” như 5 năm trước, điều gì đang xảy ra với Big Tech?
Mặc dù FAANG vẫn góp khoảng hơn 13% giá trị chỉ rổ chỉ số S&P 500 trong năm nay nhưng dường như thời huy hoàng của những ông lớn này đã đi qua.Meta và Alphabet sắp phải “thắt lưng buộc bụng”
Trở thành những ông lớn nghìn tỷ USD nhờ đầu tư mạnh tay, Meta hay Alphabet đã không khiến các chuyên gia tài chính lo ngại. Thế nhưng, tình hình hiện tại đã thay đổi."Cho tới trước năm 2022, cổ phiếu của Facebook vẫn còn khá tốt. Đây là lý do mà nhiều nhà đầu tư vẫn chấp nhận mua cổ phiếu thường" - Giáo sư của trường đại học Florida - Jay Ritter nhận định.
Tuy nhiên, giáo sư Ritter cũng tiết lộ mọi chuyện từ đầu năm nay đã bắt đầu có chuyển biến mạnh khi nhà đầu tư hoảng sợ trước kế hoạch đốt tiền khủng khiếp của CEO Mark Zuckerberg. Hậu quả là cổ đông của Meta buộc phải bán tháo cổ phiếu thu hồi vốn.
Đây chính là nguyên nhân lớn của việc giá cổ phiếu Meta giảm hơn 70% giá trị kể từ đầu năm tới nay.
Cũng là tín hiệu tiêu cực mà thị trường đáp trả hoạt động đầu tư của Meta khi đã chi 10 tỷ USD mỗi năm vào metaverse trong khi tương lai của lĩnh vực này vẫn còn là một ẩn số khó đoán và không hấp dẫn người dùng.
Ai là kẻ độc tài?
BI cho rằng, công ty mẹ của Facebook không phải công ty duy nhất trên thế giới vận hành theo cấu trúc cổ phiếu 2 tầng như vậy. Thực tế, trong vài năm gần đây, không ít hãng công nghệ đã áp dụng cấu trúc này như Snap hay Google.
"Đây chính là kỷ nguyên mới mà chúng ta cần đối mặt với các vị tỷ phú thay vì công ty của họ như đã từng làm vào thế kỷ 20" - Giáo của trường đại học California - Richard Walker thừa nhận.
Ông Richard Walker nhìn nhận, không có một thế lực nào có thể cản trở được những đế chế thực hiện cấu trúc cổ phiếu 2 tầng khi các ông chủ liên tục xây dựng nên hệ sinh thái riêng của họ.
Trong khi CEO Meta mải mê với việc xây dựng vũ trụ ảo sau Facebook thì CEO Tesla Elon Musk đã mua lại Twitter để thêm vào đế chế của mình. Hay thậm chí, nhà sáng lập Amazon là Jeff Bezos tuy đã về hưu nhưng vẫn chạy đua với Blue Origin.
Những cổ thông thường là đối tượng hay thách thức các CEO quyền lực của công ty, hiện tại đã bị giới hạn bởi cấu trúc cổ phiếu 2 tầng. Công đoàn và cả truyền thông cũng đều bị ảnh hưởng từ tiền của những vị CEO. Trong khi đó, chính phủ Mỹ dù muốn làm gì cũng phải nhìn sắc thái của giới tỷ phú này.
Hệ quả là, hiện tại hàng loạt các đế chế ra đời và chỉ một người có quyền quyết định tất cả. "Trước đây không có ai sở hữu nền tảng Twitter. Nhưng giờ đây, chỉ một ông chủ nhưng có thể định đoạt tất cả" - Chuyên gia phân tích Richard Greenfield đến từ LightShed Partners nhận định.
Nhìn nhận ở một khía cạnh khác, theo giáo sư Ritter, CEO Mark Zuckerberg đang cố gắng làm mọi thứ để có thể phát triển Meta khi lợi ích của nhà sáng lập đã gắn chặt với công ty. Tuy nhiên, kết quả lại không làm hài lòng các nhà đầu tư khác.
Số liệu của hãng tin Bloomberg chỉ ra rằng, tổng giá trị tài sản của Mark Zuckerberg kể từ đầu năm tới nay đã giảm 81 tỷ USD vì giá trị cổ phiếu Meta giảm mạnh. Tương tự như Elon Musk, phần lớn tài sản của CEO Meta cũng gắn liền với cổ phiếu của công ty mà họ sáng lập.
Trong khi cổ phiếu của Meta đang lao dốc vì giấc mơ hình thành một vũ trụ ảo của Mark Zuckerberg, thì cổ phiếu Tesla cũng bấp bênh không kém từ khi Elon Musk công bố muốn mua lại Twitter. Từ đầu năm 2022 đến nay, cổ phiếu Tesla giảm khoảng 50% giá trị khi vị tỷ phú khó đoán của Tesla phải cầm cố cổ phiếu đi vay ngân hàng để mua lại nền tảng xã hội Twitter. Ngay sau đó là một loạt các quyết định hỗn loạn được đưa ra.
Một phần nguyên nhân khiến CEO Meta nỗ lực phát triển metaverse là do công ty muốn sở hữu nền tảng riêng biệt trong tương lai và không bị ảnh hưởng hay phụ thuộc vào các quyết định của các đối thủ như Apple.
Trước đó, Zuckerberg đã chia sẻ về 3 lĩnh vực đầu tư chính của công ty trong năm 2023 sẽ bao gồm công cụ khám phá AI để phát triển Reels và những đề xuất khác; Quảng cáo và thông điệp kinh doanh của họ; Tầm nhìn tương lai cho metaverse.
Theo dự kiến, trong 3 tháng cuối năm 2022, doanh thu của Meta sẽ đạt từ 30 - 32,5 tỷ USD. Chung quy lại, đa số chuyên gia trong ngành đề đưa ra dự báo doanh thu của công ty này sẽ tiếp tục giảm khoảng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.