Tài sản bao nhiêu con số mới đủ lọt top 10% và top 1% giàu nhất Việt Nam?
BÀI LIÊN QUAN
Khối tài sản khủng của Sơn Tùng ở tuổi 27: Bảo sao sẵn sàng chi 90 triệu/tháng thuê villa sang chảnh ở cùng "nàng thơ"Ông chủ Phúc Long đổi đời ngoạn mục: Từ công ty gia đình đến khối tài sản 4.000 tỷ đồng nhờ nên duyên với MasanMôi giới hô biến mảnh đất 6 tỷ thành 8 tỷ đồng: Chủ nhà giật mình khi biết tài sản của mình bị môi giới làm "chênh" giá khủngNhững số liệu trên được dựa theo dữ liệu được thu thập từ Cơ sở dữ liệu về Bất bình đẳng Thế giới. Cụ thể, số liệu được ghi nhận vào năm 2021 cho thấy, top 10% những người giàu nhất Việt Nam chiếm 59% tổng tài sản. Trong khi đó, top 1% những người giàu nhất Việt Nam chiếm tới 26,5% tài sản cả nước.
Điều đáng nói, top 50% những người nghèo nhất Việt Nam chỉ chiếm 5,6% tổng tài sản - một con số vô cùng khiêm tốn. Tuy nhiên, tình trạng này không riêng gì ở Việt Nam mà nó là tình trạng chung trên toàn thế giới. Theo đó, 60-80% của cải được kiểm soát bởi top 10% những người giàu nhất.
Đặc biệt ở các nước đang phát triển, phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại những nước đang phát triển sự chênh lệch giàu nghèo chiếm hơn ⅔ tỷ lệ bất bình đẳng toàn cầu. Con số này cho thấy sự gia tăng chóng mặt của khoảng cách giàu nghèo bởi trong những năm 2000, tỷ lệ chênh lệch chỉ là ½.
Theo số liệu cập nhật, năm 2021 tài sản trung bình của những người nằm trong top 1% dân số giàu nhất là 814.776 USD (tương đương 18,5 tỷ VND). Trong khi đó, tài sản trung bình của top 10% giàu nhất là 181.132 USD (tương đương 4,1 tỷ VND). Tài sản trung bình top 50% người nghèo nhất là 3.429 USD (gần 78 triệu VND).
Cũng trong năm 2021, theo Forbes đánh giá, tổng tài sản của 6 tỷ phú USD của Việt Nam tương đương với hơn 5% GDP Việt Nam. Không chỉ riêng Việt Nam, người giàu trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng khối tài sản khổng lồ của mình trong năm 2021 bất chấp dịch bệnh Covid-19. Sự chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất hoặc sự tương quan tài sản của các tỷ phú/GDP tại Việt Nam vẫn là một con số khiêm tốn khi so sánh với những quốc gia Đông Nam Á khác.
Đầu năm 2021, tổ chức từ thiện Oxfam đã gọi Covid-19 là “virus bất bình đẳng”. Nguyên nhân bởi, đại dịch Covid-19 đã gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Cũng theo Oxfam, thu nhập của 99% dân số toàn cầu đã giảm trong đại dịch, hơn 160 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói.
Bất bình đẳng ngày càng gia tăng trong đại dịch đã tác động tiêu cực đến nhiều đối tượng; trong đó phụ nữ, dân tộc thiểu số ở những quốc gia đang phát triển là người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo báo cáo của Oxfam, chỉ tính riêng năm 2020, phụ nữ đã mất khoảng 800 tỷ USD thu nhập. Đối với nam giới, thu nhập cũng giảm nhưng con số bớt nghiêm trọng hơn.
Bất chấp dịch Covid-19, số lượng tỷ phú trong danh sách của Forbes đã tăng vọt lên con số 2.755 người trong năm vừa qua. Trung bình cứ 17 tiếng, một tỷ phú mới lại “ra đời”, 86% tỷ phú cũng tích lũy thêm tài sản của mình so với năm cũ. Tổng cộng khối tài sản của những tỷ phú này là 13,1 nghìn tỷ USD, tăng từ 8 nghìn tỷ USD vào năm 2020.
Trong đó, Mỹ vẫn là quốc gia của những tỷ phú khi có tới 724 người; bám sát nút là Trung Quốc với 698 tỷ phú. Khối tài sản của những top tỷ phú tại hai quốc gia này còn liên tục gia tăng qua các năm.
Ngoài ra, khối tài sản của các tỷ phú châu u đã tăng lên mức 3 nghìn tỷ USD. Điều này chứng tỏ, dù đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh nhưng phần lớn những người giàu nhất thế giới vẫn được bảo vệ an toàn.