Tái diễn cảnh “cò đất” náo loạn vùng quê để trục lợi: Cần chế tài mạnh mới đủ sức răn đe
BÀI LIÊN QUAN
Nhà đầu tư "ôm" đất khóc ròng khi “cò đất” rời đi sau cơn sốt đất ảoCựu “cò đất” bật mí chiêu thức nhồi nhét “hiệu ứng FOMO” vào đầu khách hàng để chốt kèoNhận diện các chiêu ‘lùa gà’ của giới ‘cò đất’“Chụp giật” để trục lợi
Câu chuyện “cò đất” làm loạn các vùng quê không phải bây giờ mới xảy ra. Tuy nhiên, thời điểm này, khi cơn sốt đất nền lại đang manh nha ở nhiều địa phương khiến thì lại được xem là thời cơ của đám “cò đất” làm ăn kiểu chụp giật.
Nhiều chuyên gia cho rằng, sở dĩ hiện nay đất nền đang được nhiều người quan tâm bởi họ lo sợ lạm phát, đồng tiền mất giá. Bên cạnh đó, trong khi giá vàng nhảy múa, vừa cầm vào buổi sáng thì buổi chiều lỗ ngay 2-3 triệu đồng/lượng thì bất động sản được xem là kênh trú ẩn dòng tiền một cách an toàn và có sinh lời.
Mấy ngày qua, những làng quê vốn đang yên ả của xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị bỗng nhiên bị xáo trộn lớn. Hàng đoàn người không biết ở đâu, nam có, nữ có, già có, trẻ có, ô tô có, xe máy có ùn ùn kéo đến một khu đất khoảng 1.500 m2 tập trung ngó nghiêng. Có những người mặc vest như giám đốc, rất sang trọng trên tay lăm lăm chiếc điện thoại chụp ngang, dọc. Được biết, đây là hàng trăm “cò đất” trên địa bàn tỉnh về đây để “thổi giá” lô đất vừa có một con đường bê tông chạy qua.
Chuyên gia lo ngại "sốt đất" quay trở lại khi cò đất lộng hành "thổi giá"
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho rằng sốt ảo giá đất đi đôi với hoạt động đầu cơ nhà, đất đang có dấu hiệu quay trở lại thị trường bất động sản ngay trong 2 tháng đầu năm 2022 và cần được các địa phương quan tâm xử lý một cách quyết liệt và kịp thời.Hệ lụy của việc cò đất đến các vùng quê "thổi giá" rồi "mất hút"
Sau khi có thông tin khảo sát, quy hoạch các dự án, đội ngũ cò đất đã kéo về vùng quê nhằm tạo sốt đất, thổi giá lên cao nhưng sau một thời gian ngắn những "cò" này đã lẳng lặng biến mất.Nhà đầu tư "ôm" đất khóc ròng khi “cò đất” rời đi sau cơn sốt đất ảo
Sốt đất quay cuồng, các công ty môi giới đã tung quân đổ xô đến các vùng nông thôn để tạo "sốt ảo". Đáng nói hơn, sau thời gian ngắn các nhà môi giới đã lặng lẽ rút lui, giá đất trên thị trường lao dốc đã khiến nhiều nhà đầu tư nhẹ dạ bỏ tiền tỷ ôm đất khóc ròng.Theo đó, khu đất này được chia ra thành 12 lô, mỗi lô có diện tích khoảng 120-150 m2, nằm dọc con đường bê tông mới mở. Trên con đường này có vài chiếc cột đèn còn lại trống trơn chưa có điện đường, trường trạm. Lô đất rộng 1.500 m2 này nằm gần 1 cánh rừng tràm, chỉ có vài nhà dân lác đác ở.
“Họ đều là “cò đất” đến đây để giới thiệu cho khách. Tôi cũng không hiểu vì sao khu đất này lại có nhiều người đến xem như vậy. Chưa nghe thấy có dự án hay khu đô thị, khu dân cư nào ở vị trí này. Thế nhưng họ rao bán rất cao. Toàn 700 triệu đồng/lô 120 m2. Giá có gấp đôi thâm chí là gấp 3 nhiều mảnh đất ở gần đó”, một người dân cảm thấy khó hiểu.
Liên quan đến sự việc bất thườn này, lãnh đạo UBND xã Triệu Ái phải báo cáo lên UBND huyện Triệu Phong để chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra.
Tương tự, thôn Thọ Lộc, xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh những ngày qua cũng xôn xao về việc “cò đất” quần thảo nơi đây. Trước đây, những mảnh đất của xã này hầu như không ai ngó đến. Nhưng nay thì từng đoàn xe ô tô nầm nập kéo đến mua bán đất.
Chia sẻ với phóng viên, bà H. một người dân thôn Thọ Lộc nói: “Ban đầu chúng tôi rất ngạc nhiên, không hiểu vì sao người ta lại ùn ùn kéo đến đây mua bán đất. Sau này tôi hỏi thì một người trong số họ nói rằng khu vực này sắp khảo sát và quy hoạch dự án Tổ hợp khu đô thị nghỉ dưỡng và sân golf. Họ còn gạ chúng tôi bán cả đất vườn, đất trồng cây, ao hồ… Sao chúng tôi ở đây mà không được cơ quan chức năng thông báo gì về dự án này. Trước đây giá chỉ vài trăm triệu đồng/lô nhưng họ đang trả lên cả tỷ đồng, thậm chí là 2 tỷ đồng/lô. Chúng tôi rất hoang mang”.
Bà H. nói rằng, mặc dù nhiều người kéo về đây nhưng người dân cũng chẳng mặn mà bán đất. Bởi người dân cũng đang nghe ngóng thực hư về dự án. Bên cạnh đó, cũng chỉ có ít nhà bán cho “cò” và họ cứ mua đi bán lại những lô đất đó và thổi chúng lên. “Tôi cũng có theo dõi, rất ít người dân đến mua, chủ yếu là “cò” bán cho nhau để thổi giá. Người này mua lướt một vài tháng, thậm chí là vài tuần rồi đem bán”, bà H. kể.
Về vấn đề này, lãnh đạo UBND xã Yên Hòa nói rằng họ đã phải ra thông báo khuyến nghị đến người dân tránh sập bẫy sốt đất ảo của cánh “cò đất”.
Tỉnh Vĩnh Phúc vừa có văn bản yêu cầu công an tỉnh này điều tra các đối tượng có hành vi đầu cơ, thổi giá bất động sản để trục lợi. Theo đó, gần đây, tại các khu vực quy hoạch, dự kiến xây dựng dự án có tình trạng đầu cơ mua đi bán lại bất động sản, gây sốt ảo.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu công an tỉnh vào cuộc xử lý các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo, lung đoạn, xúi giục gây bất ổn định thị trường. Ngoài ra, công an tỉnh theo dõi các khu vực có dấu hiệu sốt đất ảo, điều tra các đối tượng có hành vi đầu cơ, thổi giá để trục lợi.
Chưa đủ sức răn đe
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Luân, Giám đốc Công ty BĐS Khang Thịnh nói rằng, việc “cò đất” phao tin đồn sai sự thật để thổi đất trục lợi không phải bây giờ mới xảy ra. Hiện tượng này âm ỉ nhiều năm nhưng bùng phát vào giữa năm 2021 tại xã Đồng Trúc và giờ nở rộ đến các tỉnh.
“Chiêu trò này mặc dù rất thô thiển vẫn phát huy hiệu quả khi họ đã “thổi” được giá đất ở khu vực đó. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng, kiến thức về thị trường bất động sản của các nhà đầu tư hiện nay chưa cao, đấy còn không nói là quá thấp dẫn đến việc bị “cò” dắt mũi”, ông Luân nói.
Ông Luân cho biết, trước thực trạng này, vào giữa năm 2021, Bộ Xây dựng đã tổ chức lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Hồ sơ đề nghị sửa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) 2014. Bởi Bộ cũng nhận ra rằng đội ngũ môi giới bất động sản của chúng ta quá nhiều vấn đề.
Bộ Xây dựng từng khẳng định, đội ngũ môi giới bất động sản đang thiếu chuyên nghiệp, thiếu kiến thức, làm ăn mang tính “chụp giật” để trục lợi. Họ không tôn trọng khách hàng dẫn đến thiệt hại cho người khác. Bên cạnh đó, đội ngũ này còn lách luật để trốn thuế.
“Giờ đây, ai ai cũng có thể làm “cò đất” được. Bởi quy định về chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi hành nghề môi giới khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề chỉ là 10-50 triệu đồng. Mức xử phạt này quá quá nhẹ so với hậu quả khi xảy ra sai phạm. Tình trạng môi giới không chứng chỉ hiện nay quá nhiều, trải dài khắp cả nước. Các cơ quan chức năng có vào cuộc rà soát, xử phạt hay không mà thôi”, ông Luân nhấn mạnh.
Luật sư Nguyễn Huy An (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, hiện tượng gây ra sốt đất ảo, bong bóng bất động sản nguyên nhân chính là do đội ngũ “cò đất” gây ra. Hậu quả từ việc này rất lớn, ảnh hưởng đến nhiều người. Tuy nhiên, các sự việc “cò đất” bị xử lý rất ít dẫn đến thiếu tính răn đe.
“Theo quan điểm của tôi, Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014 cần phải quy định việc các các nhân hoạt động môi giới phải thành lập doanh nghiệp, phải có văn phòng môi giới. Các cá nhân không được hoạt động môi giới độc lập. Điều này sẽ đảm bảo họ “có tóc để nắm” chứ không phải là hoạt động vô tội vạ và lách luật để trốn thuế. Khi đã có quy định này, đối tượng nào hoạt động không chứng chỉ, không có văn phòng, thổi giá, thao túng, trục lợi cá nhân sẽ bị xử phạt. Nếu tái diễn nhiều lần có thể xem xét xử lý hình sự. Bởi việc này còn liên quan đến cả hành vi trốn thuế”, Luật sư Nguyễn Huy An nói.